intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Động lực làm việc - Nguyễn Trang Thu

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

265
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Động lực làm việc của Nguyễn Trang Thu trình bày khái quát về người lao động và tâm lý người lao động. Khái quát về động lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Các lý thuyết tạo động lực và kỹ năng tạo động lực. Cuối cùng trình bày vấn đề tạo động lực trong các tổ chức ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Động lực làm việc - Nguyễn Trang Thu

  1. NGUYỄN TRANG THU
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH I. Khái quát về người lao động và tâm lý người lao động II. Khái quát về động lực làm việc của người lao động trong tổ chức III. Các lý thuyết tạo động lực IV. Kỹ năng tạo động lực V. Vấn đề tạo động lực trong các tổ chức ở Việt Nam hiện nay
  3. NGƯỜI LAO ĐỘNG và TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG
  4. NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TÂM LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG  Người lao động là ai?  Người lao động có vai trò gì  Người lao động có hoạt động gì?  Người lao động mong muốn điều gì?  Người lao động KHÔNG mong muốn điều gì?
  5. Người lao động là ai?  Theo nghĩa rộng, Người lao động là người sử dụng tư liệu sản xuất của chính mình hoặc của người khác một cách hợp pháp để sản xuất ra sản phẩm có giá trị sử dụng.  Theo nghĩa hẹp hơn, người lao động là người làm công ăn lương. Công việc của người lao động là theo thỏa thuận được xác lập giữa người lao động và chủ thuê lao động. Thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cung cấp mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động.
  6.  Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác.
  7.  Từ góc độ pháp lý, Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định – là điểm chung của nhiều định nghĩa. Họ có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc cam kết.  Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho xã hội sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa với giá trị trao đổi khác nhau.
  8.  Theo Bộ Luật Lao động Việt Nam, người lao động là người đến tuổi lao động , có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.”  Luật Lao động cũng quy định về các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc. (Tham khảo Luật lao động)
  9. Tham khảo Luật Lao động Điều 6, Điều 7 có nêu rõ như sau:  Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.  Người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc điểm riêng.  Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật Công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
  10. Tham khảo Luật Lao động  Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động.  Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật; Điều 16 của Luật lao động còn nêu:  Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
  11. Người LĐ có vai trò gì?
  12. Vấn đề Quan hệ lao động  quan hệ lao động (cá nhân) là quan hệ giữa người lao động làm thuê và người đi thuê lao động. Hai người này thỏa thuận với nhau về công việc người làm thuê cần phải thực hiện, về điều kiện để người làm thuê làm việc và về những thứ mà người làm thuê được người thuê trả công vì những công việc và người làm thuê đã thực hiện theo yêu cầu của người thuê.
  13. Quan hệ lao động  Nếu người thuê lao động thuê nhiều hơn 1 người (ví dụ 100 người chẳng hạn) và những người này liên kết lại với nhau, bầu ra đại diện cho mình để đối thoại, thương lượng và/hoặc ký thỏa ước lao động tập thể giữa tập thể người lao động làm thuê và người thuê lao động thì khi đó đã hình thành quan hệ lao động tập thể. Ở đây phải hết sức lưu ý kẻo lại nhầm giữa quan hệ lao động tập thể với một tập hơp các quan hệ lao động cá nhân. Sự khác biệt là ở chỗ quan hệ lao động tập thể thì phải có chủ thể đại diện cho cái tập thể đó, còn nếu không có chủ thể đại diện thì lúc đó, tuy về hình thức mình có thể thấy có nhiều người lao động tham gia vào mối quan hệ này nhưng thực ra nó chỉ là phép cộng cơ học của các mối quan hệ lao động cá nhân nên nó chỉ là một tập hợp các quan hệ lao động cá nhân chứ chưa phải là quan hệ lao động tập thể.
  14. Quan hệ lao động  hai chủ thể trên (cá nhân hoặc đại diện như nói ở trên, tùy loại quan hệ lao động) sẽ mặc cả, thỏa thuận với nhau về công việc người lao động làm thuê phải thực hiện, về điều kiện để thực hiện các công việc đó và đặc biệt là về những thứ mà người lao động làm thuê sẽ nhận được từ người thuê lao động (gọi tắt là tiền lương) và có thể về nhiều thứ nữa mà tôi cũng không thể thống kê hết vì chỉ có người trong cuộc mới biết là họ cần mặc cả với nhau cái gì thôi (gắn với trường hợp cụ thể với bối cảnh cụ thể).
  15. Vấn đề quan hệ lao động  cốt lõi của quan hệ lao động chỉ còn là về hai chủ thể và toàn bộ những tương tác giữa hai chủ thể này, cộng với sự tương tác của bên thứ ba (Chính phủ) vào bản thân hai chủ thể và vào quan hệ giữa hai chủ thể này.
  16.  Nếu chiếu vào luật pháp hiện tại của Việt Nam thì trong Bộ luật Lao động chỉ có chương 13 về công đoàn, chương 5 về thương lượng, thỏa ước lao động tập thể và chương 14 về tranh chấp lao động được coi là điều chỉnh quan hệ lao động tập thể thôi. Nếu cộng cả quan hệ lao động cá nhân thì tính thêm cả chương 4 về hợp đồng lao động.
  17. Sự thay đổi trong quan hệ LĐ  Về sự thay đổi quan hệ lao động: trước đây, quan hệ lao động trực tiếp từ chủ sở hữu đến người lao động – là vô sản. Ngày nay, trong đội ngũ người lao động bao gồm cả giám đốc điều hành và hệ thống các cấp quản lý trung gian (ví dụ giám đốc nhân sự, giám đốc bộ phận, trưởng phòng…). Giám đốc điều hành vừa là người lao động vừa là người đại diện thay mặt các chủ sở hữu đứng ra thuê, ký kết hợp đồng lao động và giám sát/ đánh giá người lao động. Mặt khác, nếu trước kia người lao động hoàn toàn không liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp thì ngày nay, một số người lao động, nhà quản lý tuy làm thuê nhưng có thể được ưu đãi cho mua với giá rẻ hoặc tặng có điều kiện cổ phần của doanh nghiệp; nghĩa là có thể tham gia vào nhóm những người có quyền sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp cũng như hàng năm nhận được cổ tức. Đó là những điểm ưu việt hơn trong quan hệ lao động thời nay.
  18. Tâm lý người lao động  Con người nói chung có xúc cảm, tình cảm, ý chí, hành động, v.v.  Đặt riêng trong bối cảnh lao động, người lao động cũng có những xúc cảm, tình cảm, ý chí, hành động và các thuộc tính tâm lý gắn liền với hoạt động lao động của họ. Những yếu tố này không hoàn toàn giống với những yếu tố tương tự của con người trong cuộc sống hàng ngày.
  19. Một số vấn đề về tâm lý NLĐ  Các thuộc tính tâm lý  Các trạng thái tâm lý nảy sinh trong lao động
  20. Các thuộc tính tâm lý điển hình của người lao động:  Xu hướng  Khí chất  Tính cách  Năng lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2