intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng đường ô tô chương 2

Chia sẻ: Luu Van Tinh Tinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

533
lượt xem
240
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế đường cong nằm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng đường ô tô chương 2

  1. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Chương 2 Thiết kế đường cong nằm 2.1.Đặc điểm của sự chuyển động của ôtô trên đường cong Khi xe chạy trên đường cong , xe phải chịu nhiều điều kiện bất lợi hơn so với khi xe chạy trên đường thẳng . Các điều kiện bất lợi đó là : 1) Khi xe chạy trên đường cong , xe phải chịu thêm lực li tâm C m.v 2 C= (2-1) R Trong đó : m - Khối lượng của xe (kg): V – Tốc độ xe chạy (m/s): R- bánh kính cong của đường(m). Lực li tâm có thể gây lật đổ xe , gây trượt ngang , làm cho việc điều khiển xe khó khăn, gây hư hỏng hàng hóa , hành khách khó chịu , hao mòn lốp xe , tiêu hao nhiên liệu... 2) Tầm nhìn bị cản trở , nhất là khi bán kính cong nhỏ. Ban đêm đèn pha chiếu thẳng trên mặt đoạn ngắn hơn nên tầm nhìn cũng bị hạn chế . 3) Khi xe chạy trên đường cong , yêu cầu chiều rộng phần xe chạy phải lớn hơn để xe chạy bình thường . Để xe chạy được bình thường , an toàn với tốc độ yêu cầu , cần phải có các biện pháp cấu tạo để cải thiện các điều kiện bất lợi trên (Mở rộng phần xe chạy , chọn bán kính cong hợp lý .....) 2.2.Lực ngang và hệ số lực ngang 2.2.1.Lực ngang Lực ngang là hình chiếu của các lực tác dụng lên xe khi chạy trên đường cong lên mặt phẳng mặt đường α C α G h b α Hình 2-2 Các lực tác dụng lên xe chạy trên đường cong 7
  2. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Các lực tác dụng lên xe khi chạy trên đường cong gồm lự li tâm C , trọng lượng bản thân xe G . Khi mặt đường cấu tạo bình thường (dốc ngang hướng ra ngoài) nêu chiếu lên mặt phẳng mặt đường thành phần trọng lượng cùng chiều với lực li tâm . Khi dốc ngang hướng vào trong (cấu tạo này gọi là siêu cao) thì thành phần trọng lượng sẽ làm giảm tác dụng của lực li tâm (ngược chiều với C) Tổng lực ngang là : Y = C . Cos α ± G sin α (2-2) Trong đó: Y- lực ngang C - Lực li tâm G -Trọng lượng α - Góc nghiêng của mặt đường so với phương ngang . (Dấu’ + “ khi mặt đường cấu tạo bình thường , dấu “ – ‘ khi mặt đường cấu tạo siêu cao). Vì góc α rất nhỏ nên có thể coi cos α =1 , sin α = tg α = in (độ dóc ngang mặt đường) . Do đó ta có : mv 2 Gv 2 Y= ± G.in = ± Gin R g .R v2 Y = G( ± in) (2-3) g .R 2.2.2.Hệ số lực ngang (µ ) Hệ số lực ngang là lực ngang tác dụng lên một đơn vị trọng lượng xe Y v2 µ= = ± in (2-4) G gR Từ biểu thức (2-4)có thể xác định bán kính đường cong nằm : v2 R= (2-5) g ( µ ± in ) với [v]= [m/s] Như vậy khi đó biết tốc độ xe yêu cầu bán kính đường cong nằm phụ thuộc vào hệ số lực ngang tính toán và dốc siêu cao v2 *Chú ý : Nếu V tính theo km/h thì R = (2-6) 127( µ ± in ) 8
  3. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm 2.3 Lựa chọn hệ số lực ngang Lực ngang , tùy theo hệ số của nó có thể ngay ra những hậu quả như lật đổ xe , làm xe trượt ngang trên mặt đường gây cảm giác khó chịu cho hành khách và lái xe , làm tiêu hao thêm nhiên liệu và hòa mòn nhanh săm lốp. Để lựa chọn hệ số lực ngang tính toán , cần phân tích đầy đủ các mặt trên . 2.3.1. Điều kiện ổn định chống lật Cân bằng giữa mômen llật và mômen giữ ta có : b Y .h =G( − ∆ ) (2-7) 2 Trong đó : h- chiều cao của trọng tâm xe b - Khoảng cách giữa hai bánh xe ∆-Độ lệch trọng tâm so với tâm hình học của khoảng cáchhai bánh xe b 1 Kết hợp giữa (2-4) và (2-7) ta có :µ = ( − ∆) (2-8) 2 h Theo thực nghiệm ∆ =0.2b , tỷ số b/2h của xe con là 2 ÷ 3 cảu xe buýt là 1,4 ÷ 2 . Theo trị ssố an toàn nhỏ nhất , ta cso điều kiện để xe không lật là µ ≤ 0.6 2.3.2.Điều kiện ổn định chống trượt ngang Khi xe chạy trên đường cong , trên bánh xe có lực ngang Y tác dụng , theo chiều chiều chuyển động có lựu kéo hoặc lực hãm tác dụng (P) . Lực tổng hợp Q về nguyên tắc không được vượt quá lực bám (G.ϕ). Điều kiện để xe không bị trượt ngang là : Q = Y 2 + P 2 ≤ G.ϕ (2-9) Trong đó: G-tải trọng tác dụng lên bánh xe ; ϕ- Hệ số ma sát bám , lấy theo bảng 2-1 . Bảng 2-1 Hệ số ma sát bám ϕ giữa bánh xe và mặt đường Tình trạng mặt đường Điều kiện xe chạy ϕ Khô sạch Rất thuận lợi 0.7 Ẩm sạch Bình thường 0.5 Ẩm và bẩn Không thuận lợi 0.3 Tải trọng giữa các bánh xe phân bố không đều , do lực li tâm , bánh xe bên trong chịu tải trọng nhẹ hơn bánh xe bên ngoài . 9
  4. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Hệ số bám tổng hợp có thể phân theo hai hướng ngang và dọc ( ϕ 2 và ϕ 1) . Tương quan giữa lực bám ngang và bám dọc thể hiện trên hình (2-2) P= G . ϕ1 Q Y =G . ϕ2 Hình 2-2 Tương quan giữa lực bám ngang và bám dọc Để xe chạy trên đường cong thẳng không bị trượt thì yêu cầu : G. ϕ 2 > Y , Từ đó ta có : ϕ 2 >Y/G =µ , Tức là hệ số lực ngang không được lớn hơn ϕ 2 .(hệ số bám ngang) Hệ số bám ngang ϕ 2 lại phụ thhuộc vào ϕ 1 (Khi xe chạy trên dốc hay khi lực hãm lớn thì nguy cơ trượt cao hơn). Theo TSKH. A.V.Makanốp , lực bám dọc nên chiếm (0.7 ÷ 0.8) lực bám tổng hợp , giới hạn cho phép của hệ số ngang khi chống trượt là µ ≤ 0.12 với mặt đường ẩm , bẩn , µ ≤ 0.24, với mặt đường ẩm sạch và µ ≤ 0.36 với mặt đường khô . 2.3.3. Điều kiện về êm thuận và tiện nghi với hành khách Khi chịu tác dụng của lực li tâm , hành khách cảm thấy khó chịu , có cảm giác xe bị lật đổ . Kết quả điều tra xã hội học về vấn đề này như sau : -Khi µ ≤ 0.1 : Hành khách khó nhận biết là xe vào đường cong. -Khi µ=0.15 : Hành khách bắt đầu nhận thấy xe đã vào đường cong. -Khi µ=0.2 :Hành khách cảm thấy có đường cong và hơi khó chịu . Người lái lúc này muốn giảm tốc độ xe chạy . -Khi µ=0.3 : Hành khách cảm thấy bị xô dạt về một phía . Về phương diện êm thuận của hành khách , hệ số lực ngang không nên chọn lớn hơn 0.15 . Trong điều kiện khó khăn, khi hành khách có chuẩn bị( Ví dụ khi xe chạy vào nút giao thông , hành khách biết trước ) thì có nước cho phép chọn µ=0.21 . 2.3.4.Điều kiện tiết kiệm nhiên liệu và săm lốp 10
  5. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Khi xe chạy trên đường cong bánh xe hợp với trục của xe một góc α . Do đó lực li tâm, bánh xe lệch sang một bên và khi quay không quay hết góc α được mà chịu một góc lệch δ so với trục chhuyển độngcủa xe . Theo các nghiên c ứu thực nghiệm , góc lệch δ rất nhỏ và tỷ lệ tuyến tính với lực ngang với Y ( với xe tải δ = 4 ÷ 50 , xe con δ = 3 ÷ 40) : Y δ= K (2-9) n δK n ⇒ µ= (2-9)’ G Trong đó : Kn là hệ số cản biến dạng ngang của lốp xe , hệ số kn phụ thuộc vào độ đàn hôi của lốp [ kg/ độ] -Với xe con : Kn = 40 ÷ 70 (kg/ độ ) -Với xe tải : Kn = 110 ÷ 200 (kg/ độ) Góc lệch δ càng lớn thì nhiên liệu tiêu hao càng nhiều và lốp xe chóng hỏng . Để săm lốp và nhiên liệu đảm bảo về mặt kinh tế , hệ số lực ngang hạn chế là µ =0.1. 2.3.5.Lựa chọn hệ số lực ngang Khi thiết kế đường ôtô cần phải đảm bảo điều kiện an toàn , tiện nghi và kinh tế . Để giải quyết mau thuẩn đó , trong mọi trường hợp phải chọn bánh kính cong lớn, chọn hệ sô lực ngang càng nhỏ càng tốt . Trường hợp bất đắc dĩ mới dùng các hệ số lực ngang hạn chế . Tổng hợp cả bốn điều kiện hạn chế trên , ta có thẻ chọn hệ sô lực ngang tính toán theo bảng 2-2 . Bảng 2-2 Tổng hợp các điều kiện về hệ số lực ngang Các yếu cầu Mặt đường Mặt đường ướt Mặt đường khô ướt bẩn Về ổn định chống lật 0.6 0.6 0.6 Về ổn định chốnh trượt ngang 0.36 0.24 0.12 Về điều kiện êm thuận của 0.15 0.15 0.15 hành khách Về điều kiện tiết kiệm nhiên 0.1 0.1 0.1 liệu và săm lốp . Qui trình Việt Nam và Liên xô (cũ) hướng dẫn tính toán cho mặt đường ướt , không ẩm trơn lấy trị sô tính toán của hệ số lực ngang trong điều kiện khó khăn là µ=0.15 (dùng độ dốc siêu cao lớn nhất) . 11
  6. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Khi xe chạy trong thành phố tốc độ thay đổi nhiều , qui trình Mỹ cho phép giảm điều kiện tiện nghi , tăng hệ số lực ngang , khi xe chạy vào nút giao thông hoặc trong trường hợp cưỡng bức có thể dùng µ=0.21 . Qui trình Pháp qui định chọn hệ số lực ngang theo tốc độ xe chạy như trong bảng 2-3 Bảng 2-3 Chọn hệ số lực ngang theo tốc độ xe chạy Tốc dộ xe chạy 120 100 80 60 40 (km/h) Hệ số lực ngang 0.1 0.111 0.135 0.16 0.24 2.4.Siêu cao và cấu tạo đoạn nối siêu cao 2.4.1. Siêu cao Y v2 Từ biểu thức (2-4) (µ = = ± in ) ta thấy , muốn có hệ số lực ngang nhỏ có thể G gR chọn bán kính R lớn , hoặc giảm tốc dộ xe chạy . Biện pháp thứ nhất không phải bao giờ cũng làm được vì nó phụ thuộc nhiều vào điều địa hình . Biện pháp thừ hai là biện pháp xấu vì nó không đáp ứng đựợc yêu cầu vận tải . Có một biện hữu hiệu là ở phần xe chạy bên ngoài ta làm độ dốc đổ vào bên trongvà làm độ dốc khá lớn (lúc này độ dốc mang dấu trừ) . Chiều cao bất thường làm thêm để dốc đổ vào bụng đường cong được gọi là siêu cao . Siêu cao có tác dụng chủ yếu về cơ học là làm giảm lực ngang làm cho xe chạy an toàn Qui phạm của Liên Xô (cũ) qui dịnh đường cong có bánh kính R < 200m phải làm siêu cao . Siêu cao cũng phải có giới hạn là xe không bị trượt khi mặt đường bị trươn . Vì vậy qui định của Liên Bang Nga qui định siêu cao tối đa là 6% , Pháp và các nước Nam Âu(băng giá ít hơn) qui dịnh là 10%. Việt nam (ít băng giá nhiều loại xe ) qui định độ dốc siêu cao tối đa là 6%, đường cao tốc là 7% (có dòng xe thuận , tốc độ lớn hơn ) ( TCVN 5729 -1997) Khi thiết kế đường cấp cao , người ta thường giả thiết độ dốc siêu cao tiếp nhận (1/3 ÷ 1/4) lực ngang . Nếu gọi tỉ lệ đó là 1/n ta có thể viết : v2 isc = (2-10) n.g.R Phần còn lại không được lớn hơn lực bám ngang : 12
  7. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm v2 (1-1/n) (
  8. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm biệt có siêu cao . Đo ?n n? is i êu cao a x im i= B Ro ròn gt g co n ? n i=imax Đu Đo?n n?i siêu cao i=io Hình 2-3 Sơ đồ cấu tạo siêu cao Sự chuyển hóa sẽ tạo ra một độ dốc dọc phụ ip . Độ dốc dọc phụ ip trên đường cấp I và II không được quá 0.5% , với các đường còn lại không được quá 1% , đường núi có thể lấy tới 2%. Chiều dài đoạn nối siêu cao tính được : isc B L1 = i (2-13) p Trong đó : B - chiều rộng phần xe chạy (hình 2-3) 2.4.3.Lựa chọn bán kính đường cong nằm Khi chọn tuyến đường , để xe chạy dẽ dàng cần chọn bán kính đường cong lớn nhất trong khả năng có thể . Khi thiết kế người kỹ sư phải đưa ra được phương án dung hòa hai yêu cầu trái ngược là phải bám sát địa hình để có khối lượng đào đắp ít nhất và đảm bảo chế độ xe chạy tốt nhất . Khi khó khăn phải dùng bán kính tối thiểu Rmin khi đó lực ngang là lớn nhất (µ=0.15) và siêu cao tối đa (6%). Y v2 Từ biểu thức : µ = = ± in ta có : G gR 14
  9. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm v2 Rmin = với [v] =[m/s] g ( µ + iscm ) v2 Rmin = với [v] = [km/h] 127( µ + iscm ) 2.5.Đường cong chuyển tiếp 2.5.1.Khái niệm Khi xe chạy từ đường thẳng vào đường cong , phải chịu các thay đổi : -Bán kính giảm từ + ∞ về R m.v 2 -Lực li tâm tăng từ 0 đến giá trị R -Góc hợp giữa trục bánh trước và trục xe tăng từ 0 ( trên đường thẳng ) đến góc α (trên đường cong) Để đảm bảo có sự chuyển biến điều hòa về lực li tâm , góc α và cảm giác của hành khách , cần phải làm một đường cong chuyển tiếp giữa đường thẳng và đường cong tròn (ngoài ra đường cong tròn chuyển tiếp còn làm cho tiếp tuyến có dạng hài hòa hơn , tầm nhìn đảm bảo hơn...) Chiều dài đường cong chuyển tiếp tính theo công thức : v3 L2 = (2-14) I .R Trong đó : V-Vận tốc thiết kế m/s; I- Độ tăng gia tốc li tâm , qui phạm Mỹ lấy I = 0.3 –0.9 m/s2 , Pháp lấy I = 0.65 –1.0 m/s2 , Liên Xô lấy I = 0.5m/s2 , Việt Nam lấy I =0.5 Để cấu tạo đon giản , đường cong chuyển tiếp và đoạn nối siêu cao phải bố trí trùng nhau , tức là lấy cùng chiều dài theo giá trị lớn nhất giữa L1 và L2 . v3 L2 = (2-15) 47.R.I Với [v] = [km/h] Theo qui trình Việt Nam, chiều dài đường cong chuyển tiếp lấy theo bảng sau : Bảng 2-5 Chiều dài đường cong chuyển tiếp theo quy trình Việt Nam Tốc độ xe chạy tính toán (km/h) ≥ 80 60-40 25 R(m) L(m) R(m) L(m) R(m) L(m) 15
  10. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm 2000-1000 100 1000-600 120 700-400 20 500 110 400 100 300 90 300-200 40 200-700 10 250 80 150 50 125 60 100 50 80 45 60 40 60 15 50 20 40 25 30 30 25 25 20 20 2.5.2.Cách cắm đường cong chuyển tiếp (Dọc sách) 2.6.Mở rộng phần xe chạy trên đường cong Khi xe chạy trên đường cong , trục sau cố định luôn luôn hướng tâm , còn bánh trước hợp với trục xe một góc α , nên xe yêu cầu một chiều rộng lớn hơn so với trên đường thẳng Độ mở rộng cảu một làn xe ngoài đươc xác định theo biểu thức : L2 0.05V e1 = + (2-16) 2.R R Trong đó : L-chiều dài tính từ trục sau của xe đến giảm sóc đằng trước (m); R-Bán kính đường cong (m); V- Tốc độ xe chạy (m/s). Độ mở rộng phần xe chạy hai làn xe tính theo công thức gần đúng : L2 0.1V E=e1+e2 = + (2-17) R R 50 Qui phạm Pháp lấy : E = R 0.1V Qui phạm của Mỹ lấy : E = n (R - R 2 − L2 ) + . R 16
  11. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm Với n là só làn xe . Hình 2-4 Sơ đồ tính toán độ mở rộng trên đường cong hai làn xe L e1 e2 L B R TCVN 4054-85 lấy độ mở rộng E theo bảng 2-6 sau Qui trình Liên Xô cũ qui định Emin = 0.4m Trong trường hợp có thể nên bố trí mở rộng về phía bụng đường cong vì xe có xu hướng cắt đường cong (có thể bố trí một phần phía lưng , một phần phía bụng). Bảng 2-6 Độ mở rộng phần xe chạy trên đường cong (TCVN 4054-85) Tốc độ xe tính toán (km/h) > 40
  12. Chương 2 Thiết kế đường cong nằm 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2