Bài giảng Hệ sinh dục đực
lượt xem 8
download
Bài giảng Hệ sinh dục đực được biên soạn nhằm giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các bộ phận của hệ sinh dục đực như tinh hoàn, ống sinh tinh, những tuyến phụ thuộc đường dẫn tinh. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Sinh học và những ngành có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ sinh dục đực
- 1
- Hệ sinh dục đực gồm: Hai tinh hoàn sản xuất tinh trùng và hormon sinh dục đực Những đường dẫn tinh vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật Tuyến sinh dục phụ hoà lẫn tinh trùng tạo thành tinh dịch Dương vật: giúp phóng thích tinh trùng vào âm đạo 2
- I. TINH HOÀN Tinh hoàn có hình trứng,được bao bọc bởi một bao liên kết xơ dày gọi là màng trắng. Tinh hoàn được bọc bởi một lớp vỏ xơ được gọi là lớp cân trắng (tunica albuginea) và được bao phủ bởi màng bao tinh hoàn ( tinh mạc tunica vaginalis). Màng bao tinh hoàn có 2 lớp, lớp thành bên ngoài và lớp tạng bên trong được tách biệt với nhau bởi một lượng dịch nhỏ xen giữa. 3
- Mặt sau trên của màng trắng dày lên tạo thành một khối xơ gọi là thể Highmore (trung thất tinh hoàn mediastinum testis) Từ màng trắng các phát sinh các vách xơ tiến sâu vào tinh hoàn rồi quy tụ ở thể Highmore, chia tinh hoàn thành các tiểu thuỳ. 4
- Mỗi tiểu thuỳ chứa 15 ống sinh tinh cong queo , một đầu kín. Các ống sinh tinh đổ vào một ống ngắn gọi là ống thẳng tiến vào thể Highmore. Mô liên kết nằm xen giữa các ống sinh tinh gọi là mô kẽ, chứa tế bào kẽ (tế bào Legdig). Những tế bào này cùng các mao mạch tạo thành tuyến nội tiết kiểu tản mát gọi là tuyến kẽ tinh hoàn. 5
- 6
- 7
- ỐNG SINH TINH SEMINIFEROUS TUBULES Ngoài cùng là bao mô liên kết Màng đáy Biểu mô tinh (seminiferous epithelium) cấu tạo bởi 2 loại tế bào: tế bào Sertoli (tế bào nâng đỡ) và tế bào dòng tinh (spermatogenic cells) 8
- 9
- Tế bào Sertoli Tế bào Sertoli thường có dạng hình tháp, đáy tế bào nằm trên màng đáy, bào tương sáng màu và chứa nhiều lưới nội bào không hạt. Nhân lớn, hình trứng, sáng màu, có một hạt nhân lớn rõ rệt. Tế bào Sertoli có những nhánh bào tương bên ôm lấy các tế bào dòng tinh. Bào tương ưa acid, có nhiều lưới nội bào không hạt, một ít lưới nội bào hạt, bộ Golgi phát triển. Ở vùng đáy tế bào có những liên kết vòng bịt và thể liên kết giữa 2 tế bào Sertoli gần nhau tạo thành hàng rào máu – tinh hoàn. Các tế bào Sertoli còn liên kết với nhau 10 bởi liên kết khe.
- Nhiệm vụ chính 1. Nâng đỡ, bảo vệ, điều chỉnh và điều hoà sự phát triển của tế bào dòng tinh. 2. Thực bào các phần bào tương dư thừa của tinh tử trong quá trình tạo thành tinh trùng, 3. Tạo hàng rào máu – tinh hoàn 11
- 4. Chế tiết: Chế tiết ABP( protein gắn Androgen dưới sự kiểm soát của FSH và testosteron) giúp cô đặc testosteron bên trong các ống sinh tinh Chuyển đổi testosteron thành estradiol Chế tiết loại peptit gọi là inhibin làm ức chế tổng hợp và giải phóng FSH trong thùy trước t. yên Tiết dịch vào ống sinh tinh giúp tinh trùng di chuyển 12
- 1.1. Tế bào dòng tinh Là những tế bào có khả năng sinh trưởng, biệt hoá và tiến triển để cuối cùng tạo ra tinh trùng: tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và tinh trùng. Quá trình sinh tinh trùng và chia ra làm 4 giai đoạn: Giai đoạn sinh sản Giai đoạn phát triển Giai đoạn thành thục Giai đoạn tạo hình 13
- A. Giai đoạn sinh sản: hình thành các tinh bào Tinh nguyên bào có hai loại : Loại A: nhân sẫm màu, sẽ phát triển thành tinh bào B Loại B (tình bào bụi) nhân sáng màu, phát triển thành Cyt 1 ( prymary spermatocyte) B. Giai đoạn phát triển Tinh bào B lớn lên thành Cyt 1, to gấp 34 lần tinh bào B, sau đó phân chia cho ra 2 cyt 2 (secondary spermatocyte) 14
- C. Giai đoạn thành thục Cyt 2 có kích thước bằng nửa so với Cyt 1 và nằm gần trong lòng của ống sinh tinh hơn.Từ cyt2 phân chia giảm nhiễm lần hai cho ra 4 tiền tinh trùng. D. Giai đoạn tạo hình (biệt hoá tinh tử spermatogenesis) Tiền tinh trùng (tinh tử spermatid)Là giai đoạn tiền tinh trùng biến đổi và biệt hoá thành tinh trùng. Bao gồm: Những biến đổi của bộ Golgi để tạo ra túi cực đầu (thể đỉnh) Những biến đổi của trung thể và sự tạo ra đoạn cổ, đuôi tinh trùng, dây trục Sự phân bố lại ti thể và sự tạo ra bao ti thể Những biến đổi cấu tạo của bào tương 15
- 16
- Mô kẽ (interstitial tissue) Là mô liên kế thưa nằm xen kễ ống sinh tinh, chứa những nhiều loại tế bào như nguyên bào sợi, tế bào mô liên kết chưa biệt hoá, tế bào mast, đại thực bào, ngoài ra có dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Đặc biệt có các tế bào kẽ (Leydig) hình cầu hay đa diện, nhân tròn, sáng, bào tương ái toan có nhiều hạt mỡ nhỏ. Đứng riêng lẻ hoặc họp thành đám, cùng mao mạch tạo thành tuyến nội tiết kiểu tản mát gọi là tuyến kẽ tinh hoàn, tiết ra testosteronn. Phát triển mạnh ở lợn, ngựa. 17
- Tinh dịch Tinh dịch do ống sinh tinh tiết ra, trộn lẫn với dịch của tuyến sinh dục phụ. TÍnh chất: kiềm, trắng như sữa, mùi khét, gặp lạnh thì đông lại. Chứa 90% là tinh trùng, ngoài ra còn co hồng cầu, bạch cầu và các tế bào biểu mô. 18
- NHỮNG TUYẾN PHỤ THUỘC ĐƯỜNG DẪN TINH 1. Túi tinh Gồm ba lớp: niêm mạc, tầng cơ, và lớp vỏ ngoài. - Niêm mạc phủ bởi biểu mô trụ giả tầng gồm hai loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào đáy. - Tầng cơ gồm hai lớp trong v.ng ngoài dọc. 2. Tuyến tiền liệt Là một loại tuyến kiểu ống túi phức tạp lót bởi biểu mô trụ đơn gồm hai loại tế bào: tế bào chế tiết và tế bào đáy. 3. Tuyến hành niệu đạo Là một biểu mô tuyến kiểu ống túi. Lót bởi biểu mô trụ đơn. 4. Tuyến niệu đạo Dọc theo niệu đạo dương vật là những tuyến kiểu túi tiết 19 nhầy.
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh lý động vật: Chương 7 - Sinh lý sinh dục và sinh sản
32 p | 339 | 79
-
Bài giảng Sinh học động vật - Chương 9: Hệ sinh dục
47 p | 172 | 54
-
Bài giảng Các bộ phận hệ nội tiết
35 p | 135 | 22
-
Bài giảng: Hệ sinh thái - Chương 4
17 p | 221 | 20
-
Bài giảng - Chương 5: Hệ sinh thái có lồng ghép giáo dục môi trường - Trần Thị Kim Ngân
20 p | 131 | 14
-
Bài giảng Sinh học động vật: Chương 9 - Nguyễn Hữu Trí
18 p | 128 | 14
-
Bài giảng Hệ sinh dục cái
26 p | 97 | 7
-
Bài giảng Hệ sinh dục cái (Female Reproduuctive System)
26 p | 87 | 7
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 9 - Nguyễn Hữu Trí
11 p | 72 | 6
-
Bài giảng Hệ sinh dục
23 p | 19 | 5
-
Bài giảng Cơ sở Hóa môi trường - Chương 3: Phương pháp giáo dục môi trường thông qua môn Hóa học ở trường phổ thông
135 p | 86 | 4
-
Bài giảng môn Sinh học động vật: Chương 11 - Nguyễn Hữu Trí
17 p | 76 | 3
-
Bài giảng Sinh học động vật: Chương 12 - TS. Nguyễn Hữu Trí
63 p | 42 | 3
-
Bài giảng Sinh học đại cương A2: Chương 11 - Ngô Thanh Phong
20 p | 32 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 5 - PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng
51 p | 10 | 2
-
Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 6 - PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng
112 p | 16 | 2
-
Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 7 - PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng
93 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn