Bài giảng Hệ thống pháp luật - ThS. Đặng Thị Thu Trang
lượt xem 59
download
Mời các bạn tham khảo bài giảng Hệ thống pháp luật của ThS. Đặng Thị Thu Trang sau đây để nắm bắt được những kiến thức về khái niệm hệ thống pháp luật; yếu tố của hệ thống pháp luật; ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; hệ thống hóa pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống pháp luật - ThS. Đặng Thị Thu Trang
- HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Th.S Đặng Thị Thu Trang
- Nội dung chính 1-Khái niệm hệ thống pháp luật 2-Các yếu tố của hệ thống pháp luật 3-Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 4-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 5-Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 6-Hệ thống hóa pháp luật
- 1-Khái niệm hệ thống pháp luật Hệ thống: Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất; Hay tập hợp những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất
- Hệ thống pháp luật Quan điểm 1: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. => Hệ thống pháp luật gồm hai bộ phận: +Hệ thống cấu trúc bên trong +Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Quan điểm 2: Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
- 2-Các yếu tố của hệ thống pháp luật Quy phạm pháp luật Chế định pháp luật Ngành luật
- Quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Nói cách khác, quy phạm pháp luật đóng vai trò là tế bào của hệ thống cấu trúc pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể
- Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
- Ngành luật là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Căn cứ chủ yếu để phân định ngành luật: -Đối tượng điều chỉnh -Phương pháp điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.
- Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. -Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. -Phương pháp quyền uy - phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng.
- 3-Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Luật Hiến pháp:( Còn gọi là Luật Nhà nước) Luật Hành chính Luật Hình sự Luật Tố tụng Hình sự Luật Dân sự Luật Tố tụng Dân sự Luật Hôn nhân - Gia đình Luật Lao động Luật Kinh tế Luật Đất đai Luật Tài chính Luật Ngân hàng
- 4-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Khái niệm -Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (khoản 1Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
- - Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.
- Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay: Stt Cơ quan ban hành Văn bản 1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết 3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định 4 Chính phủ Nghị định 5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 6 Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao Nghị quyết 7 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư 8 Chánh án TAND tối cao Thông tư 9 Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Thông tư 10 Tổng Kiểm toán Nhà nước Quyết định 11 Ủy Ban thường vụ Quốc Hội hoặc Chính phủ với cơ quan trung Nghị quyết liên tịch ương của tổ chức chính trị - xã hội 12 Giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Thông tư liên tịch kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 13 Hội đồng Nhân dân Nghị quyết 14 Ủy ban Nhân dân Quyết định, Chỉ thị
- Phân loại Căn cứ vào hiệu lực pháp lý Văn bản dưới luật (gồm Pháp lệnh, nghị định, nghị quyết…) Văn bản luật: (gồm Hiến pháp, Bộ luật, Luật)
- Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý Hai là, mối liên hệ về nội dung
- Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt: Theo thời gian; Theo không gian; Theo đối tượng tác động.
- Hiệu lực về thời gian: là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định Thời điểm phát sinh hiệu lực: văn bản quy phạm pháp luật đó bắt đầu có hiệu lực từ ngày nào. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” (Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
- Hiệu lực về không gian: là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một khoảng không gian địa lý Hiệu lực về không gian phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành ra văn bản đó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa - Vũ Quang Hưng
33 p | 1219 | 148
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Hệ thống pháp luật Việt Nam
33 p | 793 | 94
-
Bài giảng Hệ thống pháp luật - Phan Đặng Hiếu Thuận
15 p | 527 | 81
-
Bài giảng Luật tài chính - Chương 1: Luật tài chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam
14 p | 352 | 64
-
Bài giảng Hệ thống pháp luật
39 p | 736 | 55
-
Bài giảng Chương 4: Hệ thống pháp luật
29 p | 199 | 22
-
Bài giảng Chuyên đề 5: Hệ thống pháp luật trong lịch sử Việt Nam - ThS. Lê Việt Tuấn
0 p | 167 | 21
-
Bài giảng Chuyên đề 7: Hệ thống pháp luật
24 p | 229 | 17
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 8: Hình thức và hệ thống pháp luật
70 p | 366 | 15
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Hình thức và Hệ thống pháp luật
70 p | 85 | 13
-
Bài giảng Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về đấu thầu
13 p | 128 | 10
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.1: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp Việt Nam)
10 p | 65 | 10
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Hệ thống pháp luật và các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
83 p | 45 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - Hệ thống pháp luật (cấu trúc của hệ thống pháp luật)
30 p | 14 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 4 - ThS. Nguyễn Hoàng Vân
30 p | 107 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 29 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 2
54 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn