intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hệ thống pháp luật

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:39

750
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hệ thống pháp luật bao gồm những nội dung về khái niệm; hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; hệ thống hoá pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống pháp luật

  1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Presented by: Phan Nhat Thanh
  2. NỘI DUNG  1. Khái niệm 2. Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt  Nam 5. Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện  của hệ thống pháp luật 6. Hệ thống hoá pháp luật 
  3. I. KHÁI NIỆM Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm  pháp  luật  có  mối  liên  hệ  nội  tại  thống  nhất  với nhau, được phân thành các chế định pháp  luật,  các  ngành  luật  và  được  thể  hiện  trong  các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước  ban hành. 
  4. Hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ  các bộ phận sau đây ­ Về mặt hình thức: hệ thống pháp luật XHCN  được cấu thành từ các văn bản quy phạm  pháp luật. ­ Về mặt cấu trúc bên trong: hệ thống pháp  luật XHCN được hợp thành từ các quy phạm  pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. 
  5. II. HỆ THỐNG CẤU TRÚC BÊN TRONG CỦA PHÁP  LUẬT Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là tổng thể  các  quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội  tại thống nhất, được phân định thành các chế  định pháp luật, ngành luật.
  6. Quy  phạm  pháp  luật:  là  đơn  vị  nhỏ  nhất  cấu  thành hệ thống pháp luật.
  7. Chế  định  pháp  luật:  là  một  nhóm  quy  phạm  pháp  luật  có  đặc  điểm  chung,  cùng  điều  chỉnh  một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
  8. Ngành  luật:  là  hệ  thống  các  quy  phạm  pháp  luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một  lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. 
  9. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành  luật:   ­ Đối tượng điều chỉnh:  là những quan hệ xã hội  cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã  hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi  ngành  luật  sẽ  điều  chỉnh  một  loại  quan  hệ  xã  hội đặc thù.
  10. ­ Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động  vào  quan  hệ  xã  hội  thuộc  phạm  vi  điều  chỉnh  của  ngành  luật  đó.  Mỗi  ngành  luật  cũng  có  phương pháp điều chỉnh đặc thù. 
  11. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương  pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy  phục tùng ­ Phương  pháp  bình  đẳng  thoả  thuận:  có  những  đặc  điểm chủ yếu là: Nhà nước không can thiệp trực tiếp  vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ  và  các  bên  tham  gia  quan  hệ  pháp  luật  có  thể  thỏa  thuận  với  nhau  (về  quyền  và  nghĩa  vụ  của  các  bên  trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có  tranh  chấp  xảy  ra…)  trong  khuôn  khổ  đó,  các  bên  tham  gia  quan  hệ  pháp  luật  bình  đẳng  với  nhau  về  quyền và nghĩa vụ.
  12. ­ Phương  pháp  quyền  uy  phục  tùng:  một  bên  trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra  mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Tuỳ  thuộc  vào  đặc  điểm,  tính  chất  của  các  quan  hệ  xã  hội,  các  ngành  luật  sử  dụng  một  phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp  này.
  13. III. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.  Khái  niệm  hệ  thống  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật:  là  tổng  thể  các  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật do Nhà nước ban hành.
  14. 2. . Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn  bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan  nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục,  trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự  chung,  được  nhà  nước  đảm  bảo  thực  hiện  nhằm  điều chỉnh các  quan hệ xã hội theo  định  hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong  thực tế đời sống.
  15. 3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp  luật ở Việt Nam hiện nay: STT Tên văn bản Cơ quan ban hành 1 Hiến  pháp,  Luật,  Quốc hội  Nghị quyết 2 Pháp  lệnh,  Nghị  Ủy ban thường vụ Quốc hội  quyết  3 Lệnh, Quyết định  Chủ tịch nước  4 Nghị định  Chính phủ  5 Quyết định  Thủ tướng Chính phủ 
  16. 6 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao  Thông tư Chánh án TANDTC 7 Thông tư  Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao  8 Thông tư Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ 9 Quyết định Tổng kiểm toán nhà nước 10 Nghị quyết liên tịch Giữa  UBTVQH  hoặc  giữa  Chính  phủ  với  cơ  quan trung ương của tổ chức chính trị ­ xã hội 11 Thông tư liên tịch giữa  Chánh  án  Toà  án  nhân  dân  tối  cao  với  Viện  trưởng  Viện  kiểm  sát  nhân  dân  tối  cao;  giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ  với  Chánh  án  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao,  Viện  trưởng  Viện  kiểm  sát  nhân  dân  tối  cao;  giữa  các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  17. 12 Hội  đồng  nhân  dân,  Uỷ  ban  Văn bản quy phạm pháp luật nhân dân
  18. 4. Phân loại Căn  cứ  vào  hiệu  lực  pháp  lý,  văn  bản  quy  phạm pháp luật được chia thành 2 loại: ­ Văn bản luật ­ Văn bản dưới luật
  19. 5. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm  pháp luật ­ Mối  liên  hệ  về  hiệu  lực  pháp  lý:  các  văn  bản  quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một trật  tự  thứ  bậc  về  hiệu  lực  pháp  lý  từ  cao  xuống  thấp,  trong  đó  có  hiệu  lực  pháp  lý  cao  nhất  là  Hiến pháp.  ­ Mối  liên  hệ  về  nội  dung:  các  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  thống  nhất  với  nhau  về  nội  dung. 
  20. 6. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ­ Hiệu lực theo thời gian ­ Hiệu lực theo không gian ­ Hiệu lực theo đối tượng tác động Ngoài  ra,  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  còn  có  thể có hiệu lực trở về trước. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2