ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
----------<br />
<br />
VÕ THỊ VIỆT DUNG<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
HÓA HỌC<br />
CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM<br />
<br />
Quảng Ngãi, 12/2015<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các<br />
nguyên tố đất hiếm (NTĐH) và các hợp chất của chúng ngày càng khẳng định được<br />
vị trí quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, đời sống và trong các ngành kinh tế<br />
quốc dân. Nhờ những tính chất đặc biệt, các NTĐH được ứng dụng trong rất nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau như: trong công nghiệp điện tử, chế tạo vật liệu mới, trong công<br />
nghệ thủy tinh, công nghệ hóa dầu, công nghệ luyện kim, tổng hợp hữu cơ, trong<br />
nông nghiệp, chăn nuôi, y học, bảo vệ môi trường, v.v.. Các NTĐH ngoài góp phần<br />
làm đa dạng sản phẩm, sự có mặt của chúng còn có tác dụng nâng cao chất lượng và<br />
hiệu quả sử dụng. Do đó, việc khai thác, chế biến, phân chia và làm giàu các NTĐH<br />
để ứng dụng trong thực tế là một nhu cầu không thể thiếu.<br />
Với việc ứng dụng các NTĐH đã khá phổ biến trong các ngành khoa học kỹ<br />
thuật, kinh tế quốc dân, nhu cầu về NTĐH ngày càng tăng. Trong khi các NTĐH có<br />
trong tự nhiên rất phân tán. Để đáp ứng nhu cầu về NTĐH, việc nghiên cứu thu hồi<br />
các NTĐH từ quặng là một vấn đề quan trọng được các nhà khoa học quan tâm.<br />
Trong những năm gần đây, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức<br />
chuyên đề, học phần Hóa học các NTĐH đã được đưa vào chương trình giảng dạy<br />
của ngành Sư phạm Hóa học, Công nghệ Hóa học, Cử nhân Hóa học. Việc biên<br />
soạn bài giảng này với mục đích cung cấp tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên<br />
trong việc học tập bộ môn. Đây là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, trong bài giảng chỉ<br />
trình bày những vấn đề cơ bản của hóa học các NTĐH: vị trí, cấu tạo, tính chất lý hóa học, các phương pháp xử lý quặng chứa NTĐH, các phương pháp chiết, tách<br />
phân chia các NTĐH cũng như ứng dụng các NTĐH trong các lĩnh vực khoa học<br />
công nghệ, phù hợp với chương trình đang được giảng dạy của ngành Cao đẳng Sư<br />
phạm Hóa học tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.<br />
Mặc dù đã dày công biên soạn, song chắc chắn bài giảng vẫn còn nhiều thiếu<br />
sót, tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý của đồng nghiệp và sinh viên để<br />
bài giảng được hoàn thiện hơn.<br />
Xin chân thành cám ơn.<br />
Tác giả<br />
Võ Thị Việt Dung<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM<br />
1.1. Lịch sử phát hiện và tách các NTĐH<br />
Lịch sử của các NTĐH bắt đầu vào năm 1794, khi nhà hóa học Phần Lan<br />
Gađôlin (G. Gadolin, 1760–1852) tách được “đất Ytri”. Các NTĐH chiếm khoảng<br />
1/6 tổng số các nguyên tố đã biết, nhưng trong một thời gian dài ứng dụng thực tế<br />
của các nguyên tố này rất hạn chế.<br />
<br />
Hình 1.1. Các nguyên tố đất hiếm<br />
Theo The Christian Science Monitor cho biết, trong những năm đầu thập niên<br />
40, của thế kỷ XX, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank<br />
Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng<br />
nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Việc khai thác công nghiệp các quặng<br />
đất hiếm lần lượt bắt đầu từ những năm 1950, đến nay, trải qua 4 thời kỳ: Trước hết<br />
là thời kỳ khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật<br />
phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 bắt<br />
đầu thời kỳ mới khai thác carbonat đất hiếm bastnasit nơi các mạch đá vùng núi<br />
Pass bang Colorado (Mỹ). Từ năm 1983, đất hiếm Hoa Kỳ mất thế độc tôn do việc<br />
mở ra nhiều mỏ đất hiếm ở các nước khác nhau. Đến năm 1991 thì ưu thế lại<br />
nghiêng về phía Trung Quốc với sự phát hiện các mỏ đất hiếm ngoại sinh giàu yttri,<br />
dễ khai thác, dễ chế biến, bao gồm hai loại quặng sắt đất hiếm và quặng laterit đất<br />
hiếm. Năm 2005 vùng mỏ Bayan Obo (Bạch Vân Ngạc Bác) của Trung Quốc cung<br />
<br />
3<br />
<br />
cấp phần lớn nguyên liệu cho việc sản xuất 98.000 tấn trong tổng số 105.000 tấn đất<br />
hiếm của thế giới.<br />
Các nguyên tố này được gọi là các NTĐH vì có tính chất tương tự hợp chất<br />
các kim loại kiềm thổ và thường tồn tại đồng hành với chúng trong thiên nhiên.<br />
Thuật ngữ “hiếm” bắt nguồn từ thực tế xa xưa để chỉ nhóm các nguyên tố được tách<br />
ra từ những khoáng chất rất hiếm có trong đất. Đến nay việc xác định hàm lượng<br />
các NTĐH của vỏ trái đất đã cho thấy trữ lượng các NTĐH không phải hiếm. Ngày<br />
xưa chỉ có nguyên tố xeri được dùng để chế tạo đá lửa còn các NTĐH khác rất ít<br />
được sử dụng [26]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công<br />
nghệ, các NTĐH và các hợp chất của chúng ngày càng khẳng định được vị trí quan<br />
trọng trong các lĩnh vực khoa học, đời sống và trong các ngành kinh tế quốc dân.<br />
Trên thế giới bắt đầu cuộc tìm kiếm các nguyên tố đất hiếm vì lợi ích của nó<br />
đem lại rất lớn nên lần lượt các mỏ đất hiếm được tìm thấy:<br />
- Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam đã được tìm và tiến hành thăm dò những năm<br />
1958. Sau nhiều lần thăm dò, Việt Nam hiện là quốc gia có vị trí quan trọng trong<br />
bản đồ đất hiếm thế giới và đang đứng ở vị trí thứ 3 trên thế giới về tài nguyên đất<br />
hiếm<br />
- Mỹ: Năm 1884 nước Mỹ thăm dò và phát hiện nhiều mỏ đất hiếm ở khu vực<br />
biển đông của nước mình.<br />
- Trung Quốc: Từ năm 1950 hàng loạt các mỏ đất hiếm được tìm thấy, nhưng<br />
đến giai đoạn 1990 – 2000 thì đất hiếm được Trung Quốc khám phá và nghiên cứu<br />
phát triển. Và Trung Quốc vươn lên đứng vị trí đầu tiên trên thế giới về nước có<br />
nhiều mỏ đất hiếm và cung cấp đất hiếm cho thế giới nhiều nhất .<br />
- Nga: Vào năm 1993 đất hiếm ở Nga được phát hiện nhiều nhưng không được<br />
ứng dụng rộng rãi vì đất hiếm được coi là bí mật quốc gia.<br />
Và gần đây nhất là vào tháng 7 năm 2014 tại Châu Phi mới phát hiện được 5<br />
mỏ quặng đất hiếm được xem là lớn nhất thế giới.<br />
* Lịch sử của các nguyên tố đất hiếm:<br />
- Lanthanium: Nguyên tố Lantan được nhà Bác Học người Thụy Điển là Carl<br />
Gustav Mosander phát hiện năm 1839, khi ông phân hủy một phần mẫu nitrat xeri<br />
<br />
4<br />
<br />
bằng nhiệt và xử lý muối thu được bằng axit nitric loãng. Từ dung dịch nhận được,<br />
ông cô lập ra một nguyên tố đất hiếm mới mà ông gọi là lantana. Lantan được cô<br />
lập ở dạng tương đối tinh khiết vào năm 1923.<br />
- Cerium: được Jöns Jakob Berzelius và Wilhelm Hisinger phát hiện<br />
tại Bastnäs, Thụy Điển và độc lập với họ là Martin Heinrich Klaproth tại Đức, đều<br />
vào năm 1803.<br />
- Năm 1885 nhà bác học người Áo là nam tước Carl Auer von Welsbach đã<br />
tìm ra nguyên tố Praseodymium và nguyên tố Neodymium.<br />
- Năm 1901, nhà hóa học người Pháp là Eugène Anatole Demarçay đã tìm ra<br />
phương thức tách riêng hai oxit ra trong đó có oxit của Samarium và năm 1903 nhà<br />
hóa học Đức là Wilhelm Muthmann đã tách được Samarium kim loại bằng điện<br />
phân.<br />
- Europium lần đầu tiên được Paul Émile Lecoq de Boisbaudran phát hiện<br />
năm 1890, khi ông thu được một phần có tính bazơ từ các dung dịch cô đặc có các<br />
vạch quang phổ không khớp với cả samari lẫn gadolini.<br />
- Terbium được nhà hóa học người Thụy Điển là Carl Gustaf Mosander phát<br />
hiện năm 1843.<br />
- Gadolinium: được đặt tên từ khoáng vật gadolinit bởi nhà hóa học và địa<br />
chất học người Phần Lan Johan Gadolin.<br />
- Dysprosium: Năm 1878, quặng erbi được tìm thấy có chứa các oxit của 2<br />
nguyên tố đất hiếm: holmium và thulium. Nhà hóa học người Pháp Paul Émile<br />
Lecoq de Boisbaudran, khi làm việc với oxit holmi đã tách từ nó ra được oxit<br />
dysprosi tại Paris vào năm 1886.<br />
- Holmium (Holmia, tên Latin cho Stockholm): đã được phát hiện bởi Marc<br />
Delafontaine và Jacques-Louis Soret vào năm 1878, họ đã nhận thấy các dải hấp thụ<br />
quang phổ khác thường của các phần tử chưa được biết đến (họ gọi nó là "Yếu tố<br />
X"). Đồng thời vào năm 1878, nhà hóa học Thụy Điển Per Teodor Cleve cũng độc<br />
lập phát hiện các yếu tố trong khi ông đang làm việc trên erbium oxit.<br />
- Erbium được Carl Gustaf Mosander phát hiện năm 1843.Mosander đã tách<br />
"yttria" từ khoáng vật gadolinit thành 3 phần gọi là yttria, erbia, và terbia.<br />
<br />
5<br />
<br />