ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
--------------<br />
<br />
GV: LÊ THỊ NHƯ QUỲNH<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
HÓA HỌC VÔ CƠ 1<br />
PHẦN PHI KIM<br />
<br />
Quảng Ngãi, 12/2013<br />
1<br />
<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
--------------<br />
<br />
GV: LÊ THỊ NHƯ QUỲNH<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
HÓA HỌC VÔ CƠ 1<br />
PHẦN PHI KIM<br />
<br />
Quảng Ngãi, 12/2013<br />
2<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay đã có nhiều giáo trình Hóa học Vô cơ được xuất bản. Và các tác giả<br />
trình bày nội dung theo các cách khác nhau. Với thời lượng 45 tiết tín chỉ thì sinh viên<br />
rất khó khăn trong việc chọn giáo trình chính để học. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu đưa<br />
bài giảng lên website của trường và nhu cầu học tập của sinh viên tôi đã soạn bài giảng<br />
Hóa học Vô cơ 1 với các tiêu chí:<br />
- Bám sát chương trình chi tiết Hóa học Vô cơ 1 của hệ Cao đẳng Sư phạm<br />
(CĐSP) đã được Tổ bộ môn phát hành.<br />
- Nội dung cô đọng, chính xác, rõ ràng được chọn lọc từ nhiều giáo trình và phù<br />
hợp với đối tượng sinh viên CĐSP.<br />
Tuy nhiên ở mức độ là một bài giảng tôi chỉ trình bày những nội dung cốt lõi,<br />
không thể đầy đủ các phần đọc thêm, mở rộng kiến thức nên khi nghiên cứu bài giảng<br />
này các em sinh viên nên kết hợp với các giáo trình khác để mở rộng thêm kiến thức<br />
cho mình.<br />
Ngoài các em sinh viên CĐSP thì các sinh viên thuộc các ngành học, bậc học<br />
khác cũng có thể dùng bài giảng này làm tài liệu tham khảo trong việc học của mình.<br />
Sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình soạn bài giảng này nên tôi rất<br />
mong sự quan tâm góp ý của bạn đọc và các em sinh viên để bài giảng được hoàn thiện<br />
hơn, giúp các em học tập tốt hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa, tổ Hóa<br />
– khoa Cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi đưa bài giảng này lên website của trường.<br />
Tác giả<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1. GIỚI THIỆU BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN<br />
<br />
TỐ HÓA HỌC. SỰ PHÂN CHIA KIM LOẠI VÀ PHI KIM<br />
1.1. Nguyên tố hoá học [1], [3]<br />
Nguyên tố hoá học là môt tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt<br />
nhân và có tính chất hoá học như nhau.<br />
Kí hiệu: Tên nguyên tố là một hoặc hai chữ cái đầu tiên trong tên nguyên tố<br />
bằng tiếng La tinh hay tiếng Hi Lạp.<br />
Ví dụ: Oxi có kí hiệu là O lấy từ tên La tinh: Oxygenium.<br />
Silic có kí hiệu là Si lấy từ tên La tinh: Silicium.<br />
Praseodim có kí hiệu là Pr lấy từ tên Hi Lạp: Praseodim.<br />
Tên của nguyên tố hóa học được bắt nguồn từ nhiều yếu tố: nơi tìm ra nguyên tố<br />
đó, kỉ niệm tên người tìm ra, ứng dụng của nguyên tố, …<br />
Ví dụ: Nguyên tố Gecmani: nơi tìm ra là Germanie.<br />
Nguyên tố Franxi: nơi tìm ra là France.<br />
Nguyên tố Esteni: người tìm ra là Enstein.<br />
Nguyên tố Crom: tiếng Hi Lạp có nghĩa là hoa: dùng điều chế chất màu, …<br />
1.2. Bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH) các nguyên tố hoá học [1], [3]<br />
Vào giữa thế kỷ 19 (1869) khi nghiên cứu sự biến thiên tính chất của các<br />
nguyên tố và hợp chất của chúng theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử và tìm cách<br />
phân loại nguyên tố hóa học, nhà bác học người Nga Đ. I. Mendeleev đã khám phá ra<br />
định luật tuần hoàn và ông phát biểu định luật tuần hoàn như sau:<br />
“Khi tôi xếp các nguyên tố theo thứ tự tăng dần của nguyên tử khối của chúng<br />
thì nhận thấy rằng tính chất của các nguyên tố biến thiên một cách tuần hoàn. Với<br />
“định luật tuần hoàn” tôi muốn nói đến những quan hệ tương hỗ giữa tính chất của các<br />
nguyên tố và nguyên tử khối của chúng. Những quan hệ này nghiệm đúng cho tất cả<br />
các nguyên tố và có tính chất của một hàm số”.<br />
Ngày nay, định luật tuần hoàn còn được phát biểu như sau:<br />
<br />
4<br />
<br />
“Tính chất của các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất của các<br />
nguyên tố hóa học đều biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của số đơn vị điện tích hạt<br />
nhân Z của các nguyên tố”.<br />
Nghĩa là khi sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân<br />
thì nhiều tính chất vật lý và hóa học được biến đổi một cách tuần hoàn.<br />
Ví dụ:<br />
Với Z = 11: Na là kim loại kiềm;<br />
Z = 19: K là kim loại kiềm;<br />
Z = 37: Rb là kim loại kiềm.<br />
Trên cơ sở của định luật tuần hoàn, Medeleev sắp xếp một cách có hệ thống các<br />
nguyên tố hóa học thành một bảng gồm những hàng và cột dựa trên các nguyên tắc:<br />
- Xếp các ô nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.<br />
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.<br />
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào cùng một cột.<br />
Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có ô, chu kì, nhóm.<br />
1.2.1. Ô<br />
Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng HTTH, trong mỗi ô thể hiện<br />
những nội dung sau:<br />
- Số thứ tự của nguyên tố: cũng chính là số thứ tự của ô, bằng số điện tích hạt<br />
nhân của nguyên tố trong ô đó.<br />
- Kí hiệu tên nguyên tố.<br />
- Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố.<br />
- Cấu hình electron của nguyên tử.<br />
Ngoài ra ở một số loại bảng HTTH còn có thông tin về độ âm điện, bán kính<br />
nguyên tử, bán kính ion, năng lượng ion hóa, mức oxi hóa, ái lực điện tử, ...<br />
Như vậy, khi biết được số thứ tự của ô có thì ta biết được số electron của<br />
nguyên tử và viết được cấu hình electron, dự đoán tính chất của nguyên tố.<br />
<br />
5<br />
<br />