UỶ BAN<br />
NHÂN MÔN<br />
DÂNHOÁ<br />
TỈNHHỌC<br />
QUẢNG<br />
BÀI GIẢNG<br />
VÔ CƠNGÃI<br />
2<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
------------<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
HOÁ HỌC VÔ CƠ 2<br />
<br />
GVBS: Nguyễn Thị Nhi Phương<br />
<br />
Quảng Ngãi, tháng 6 năm 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Bài giảng Hoá học Vô cơ 2 được biên soạn dựa trên giáo trình "Hoá học Vô<br />
cơ 2" của Bộ Giáo dục và Đào tạo - dự án đào tạo giáo viên THCS, tuy nhiên đề<br />
cương chi tiết của học phần Hoá học Vô cơ 2 (Tổ bộ môn biên soạn theo chương<br />
trình của Bộ Giáo dục dục và Đào tạo) so với nội dung giáo trình này có một số nội<br />
dung còn thiếu hay dòng văn diễn đạt làm cho sinh viên khó hiểu. Vì vậy, để giúp<br />
các em sinh viên có điều kiện trong việc học tập học phần Hóa học Vô cơ 2 tôi đã<br />
biên soạn bài giảng Hóa học Vô cơ 2 với sự tổng hợp của nhiều tài liệu tham khảo<br />
và bám sát đề cương chi tiết Hóa học Vô cơ 2 của hệ Cao đẳng Sư phạm đã được<br />
Tổ bộ môn phát hành.<br />
Nội dung bài giảng gồm 13 chương nêu lên những kiến thức đại cương về<br />
kim loại, trình bày chi tiết về các kim loại từ nhóm IA đến VA và trình bày một số<br />
nét đại cương về kim loại chuyển tiếp.<br />
Tuy nhiên ở mức độ là một bài giảng tác giả chỉ trình bày những nội dung<br />
cốt lõi, không thể đầy đủ các phần đọc thêm, mở rộng kiến thức nên khi nghiên cứu<br />
bài giảng này các bạn đọc nên kết hợp với các giáo trình khác để mở rộng thêm kiến<br />
thức cho mình.<br />
Song chắc chắn rằng bài giảng này không tránh khỏi còn những thiếu sót.<br />
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, sinh viên đóng góp ý kiến để bài<br />
giảng được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI<br />
1.1. Kim loại, phi kim, bán kim, bán dẫn<br />
1.1.1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố<br />
- Khoảng hơn 115 nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, kim loại chiếm<br />
hơn 80% tổng số các nguyên tố. Các nguyên tố phi kim và khí hiếm chiếm chưa đến<br />
20%. Về khối lượng: kim loại chiếm 20% khối lượng vỏ quả đất, chủ yếu là Al.<br />
- Trong bảng hệ thống tuần hoàn các kim loại nằm ở các phân nhóm chính từ<br />
IA đến IVA (Ge, Sn, Pb), một nguyên tố Bi nằm ở nhóm VA, ngoài ra các nguyên tố<br />
còn được phân bố ở các nhóm từ IB đến VIIIB cùng hai họ lantan và actini.<br />
- Điểm khác nhau căn bản về mặt hoá học giữa kim loại và phi kim là kim<br />
loại có xu hướng nhường electron hoá trị để đạt cấu hình electron bền vững của khí<br />
hiếm đứng trước nó, còn phi kim có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình<br />
electron bền vững của khí hiếm đứng sau nó trong một chu kỳ. Do đó tính kim loại<br />
và phi kim biến đổi dần trong một chu kỳ cũng như trong một phân nhóm, vì thế<br />
không có ranh giới thật sự rõ rệt giữa kim loại và phi kim. Những nguyên tố nằm<br />
trong vùng giáp ranh giữa kim loại và phi kim được gọi là nguyên tố bán dẫn (7<br />
nguyên tố: Sb, B, Si, Ge, As, Te và Se).<br />
1.1.2. Kim loại và phi kim<br />
Bảng 1.1. So sánh tính chất của kim loại và phi kim<br />
Kim loại<br />
<br />
Phi kim<br />
Đặc điểm nguyên tử<br />
<br />
- Năng lượng ion hoá thấp<br />
<br />
- Năng lượng ion hoá cao<br />
<br />
- Ái lực với electron thấp<br />
<br />
- Ái lực với electron cao<br />
<br />
- Độ âm điện thấp<br />
<br />
- Độ âm điện cao<br />
<br />
- Bán kính nguyên tử tương đối lớn<br />
<br />
- Bán kính nguyên tử tương đối nhỏ<br />
<br />
Tính chất vật lý<br />
- Thường là chất rắn, nhiệt độ nóng - Thường là chất khí, rắn, nhiệt độ nóng<br />
chảy, nhiệt độ sôi cao<br />
<br />
chảy, nhiệt độ sôi thấp<br />
<br />
- Có ánh kim, phản xạ ánh sáng với - Không có ánh kim, phản xạ ánh sáng ít<br />
nhiều bước sóng khác nhau<br />
<br />
3<br />
<br />
- Khối lượng riêng lớn<br />
<br />
- Khối lượng riêng nhỏ<br />
<br />
- Dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi<br />
<br />
- Giòn<br />
<br />
- Thường cứng<br />
<br />
- Thường mềm<br />
<br />
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt<br />
<br />
- Thường cách điện<br />
Tính chất hoá học<br />
<br />
- Hợp chất với hidro không phải là đặc - Hợp chất với hidro là đặc trưng<br />
trưng<br />
- Oxit và hidroxit có tính bazơ<br />
<br />
- Oxit và hidroxit có tính axit<br />
<br />
- Halogenua thường là hợp chất ion<br />
<br />
- Halogenua thường là hợp chất cộng<br />
hoá trị<br />
<br />
- Tạo thành cation đơn, cation và anion - Tạo thành anion đơn<br />
phức<br />
1.1.3. Nguyên tố bán dẫn<br />
Các nguyên tố bán dẫn nằm ở ranh giới giữa kim loại và phi kim (Sb, B, Si,<br />
Ge, As, Te và Se). Vẻ bề ngoài các nguyên tố này giống với các kim loại, chúng<br />
phản xạ bức xạ khả kiến và hồng ngoại kém hơn nhiều so với các kim loại nên<br />
chúng là những chất màu xám có ánh kim. Các nguyên tố bán dẫn các electron kém<br />
linh động hơn so với các kim loại nên tính dẫn điện thấp hơn tính dẫn điện của kim<br />
loại và tăng lên trong những điều kiện nhất định. Về mặt tính chất hoá học các<br />
nguyên tố bán dẫn có đặc tính của các phi kim.<br />
1.2. Cấu trúc electron của nguyên tử kim loại<br />
Người ta phân chia kim loại ra thành kim loại tiêu biểu và kim loại chuyển<br />
tiếp:<br />
- Kim loại tiêu biểu nằm ở các phân nhóm chính (nhóm A) gồm:<br />
+ Kim loại nhóm IA (kim loại kiềm): cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1<br />
+ Kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ): cấu hình electron lớp ngoài cùng:<br />
ns2<br />
+ Kim loại nhóm IIIA: cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np1<br />
+ Kim loại nhóm IVA (Sn, Pb): cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np2<br />
+ Kim loại nhóm VA (Bi): cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np3<br />
<br />
4<br />
<br />
Ở kim loại tiêu biểu các electron cuối cùng điền vào phân lớp s hoặc p của<br />
lớp electron ngoài cùng và các electron ở lớp ngoài cùng đóng vai trò là electron<br />
hóa trị.<br />
- Các kim loại chuyển tiếp, electron cuối cùng điền vào phân lớp (n-1)d hoặc<br />
(n-2)f, các nguyên tố này có 2 hoặc 3 lớp electron bên ngoài chưa đầy đủ. Các kim<br />
loại chuyển tiếp họ d được xếp thành 4 dãy:<br />
+ Dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 3d: gồm các nguyên tố từ 21Sc đến<br />
30Zn<br />
<br />
+ Dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 4d: gồm các nguyên tố từ 39Y đến<br />
48Cd<br />
<br />
+ Dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 5d: gồm các nguyên tố từ 57La đến<br />
80Hg<br />
<br />
+ Dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 6d (chưa đầy đủ): gồm các nguyên<br />
tố<br />
<br />
89Ac, 104Ku, 105Ns, 106Sg, 107Bh, 108Hs<br />
<br />
104Ku<br />
<br />
và<br />
<br />
109Mt.<br />
<br />
Mới đây theo IUPAC nguyên tố<br />
<br />
đổi thành 104Rf (Rutherfordium), 105Ns đổi thành 105Db (Dubinum).<br />
- Các kim loại chuyển tiếp họ f được xếp thành 2 dãy:<br />
+ Các nguyên tố họ lantan dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 4f: gồm<br />
<br />
các nguyên tố từ 58Ce đến 71Lu.<br />
+ Các nguyên tố họ actini dãy kim loại chuyển tiếp điền vào mức 5f: gồm<br />
các nguyên tố từ 90Th đến 103Lr.<br />
- Lớp ngoài cùng của các nguyên tố họ lantan và các nguyên tố họ actini đều<br />
có 2 electron s, trong một số trường hợp lớp sát ngoài cùng có chứa 1 electron d,<br />
phân lớp (n-2)f có từ 2 đến 14 electron, các phân lớp electron bên trong phân lớp<br />
(n-2)f đã được điền đầy đủ và các electron đó không có khả năng tham gia vào liên<br />
kết. Cấu hình electron của các nguyên tố họ lantan cũng như của các nguyên tố họ<br />
actini đều khác nhau rất ít nên tính chất hoá học của các nguyên tố trong từng dãy<br />
đó khá giống nhau.<br />
1.3. Cấu trúc tinh thể phổ biến của kim loại<br />
1.3.1. Cách sắp xếp chặt khít của nguyên tử kim loại<br />
Nếu xem nguyên tử kim loại là những quả cầu rắn có bán kính như nhau thì<br />
để sắp xếp các quả cầu trên một mặt phẳng sao cho khoảng trống còn lại là nhỏ nhất<br />
5<br />
<br />