intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hội chứng ruột kích thích - Ths.BS. Vũ Thị Thu Trang

Chia sẻ: Tình Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Hội chứng ruột kích thích - Ths.BS. Vũ Thị Thu Trang" được biên soạn giúp người học mô tả được triệu chứng lâm sàng và các thể lâm sàng của hội chứng ruột kích thích; tiêu chuẩn Rome IV (2016) chẩn đoán hội chứng ruột kích thích và các bệnh cần phân biệt; các biện pháp điều trị hội chứng ruột kích thích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hội chứng ruột kích thích - Ths.BS. Vũ Thị Thu Trang

  1. HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Ths.BS. Vũ Thị Thu Trang MỤC TIÊU 1. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và các thể lâm sàng của hội chứng ruột kích thích. 2. Trình bầy được tiêu chuẩn Rome IV (2016) chẩn đoán hội chứng ruột kích thích và các bệnh cần phân biệt. 3. Trình bày các biện pháp điều trị hội chứng ruột kích thích. NỘI DUNG 1. Đại cương - Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là hội chứng bao gồm một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp, diễn biến mạn tính hay tái phát, nguyên nhân không rõ ràng mà điển hình là đau bụng và rối loạn đại tiện. - Là một hội chứng thường gặp trong cộng đồng và thực hành lâm sàng. ở Mỹ có tới 50% số người đến khám bệnh vì triệu chứng rối loạn tiêu hoá là do rối loạn chức năng hệ tiêu hoá. Trong cộng đồng người Mỹ có tới 10% - 20% mắc HCRKT, ở Trung Quốc: 20%, ở Việt Nam: 13,4 - 17,3%. - Về thuật ngữ: năm 1673 Louis Guyon đã nói về chứng đau bụng đầy hơi. Năm 1830, Ryle công nhận có hội chứng ruột co thắt. Năm 1849, Cumming nói đến hội chứng ruột dễ kích thích. Năm 1944, hội chứng ruột dễ kích thích được thế giới công nhận. Năm 1990 và 9/1999 một nhóm các nhà nghiên cứu lâm sàng tiêu hoá quốc tế đã họp ở Rome thống nhất đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán các chứng rối loạn chức năng hệ thống tiêu hoá. 2. SINH BỆNH HỌC Hiện nay sinh bệnh học của HCRKT còn nhiều bàn cãi và còn phải nghiên cứu tiếp. 2.1. Rối loạn vận động và cảm giác của ruột Đây là yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của HCRKT được những tác giả nghiên cứu và công nhận. Bằng phương pháp đưa bóng nhỏ đo áp lực từng đoạn
  2. toàn bộ đại tràng trong những thời điểm khác nhau và những điều kiện khác nhau người ta nhận thấy trong HCRKT, vận động của đại tràng cơ bản không thay đổi. Nhưng đại tràng có thể đáp ứng tăng lên với các yếu tố: Stress, thuốc (đặc biệt là thuốc nhóm Cholinergic), các hormon (ví dụ Cholecytokinine)... và có rối loạn vận chuyển khối phân: vận chuyển nhanh khi có ỉa lỏng, vận chuyển chậm khi có táo bón. Mặt khác sự đáp ứng với thức ăn của đại tràng ở người HCRKT chậm hơn nhưng lại mạnh hơn và kéo dài hơn. Điều này giải thích triệu chứng đau bụng hay xảy ra sau ăn. Ở ruột non cũng có rối loạn về tần số, thời gian và biên độ của nhu động ruột: Thường ruột non bị co thắt kéo dài lúc thức (trừ lúc ngủ) giải thích tại sao người HCRKT lại không bị đánh thức do đau bụng lúc ngủ. Người ta biết rằng trong nội soi đại tràng, người bị HCRKT thường bị đau nhiều hơn người bình thường mặc dù lượng khí bơm vào như nhau. Đó là do cảm giác của ruột tăng lên. Người bệnh thường phàn nàn về cảm giác đầy chướng, nhưng qua nghiên cứu người ta thấy lượng khí trong ruột người bị HCRKT không khác người bình thường, nhưng sự vận chuyển khí lại chậm hơn, thậm chí có hiện tượng trào ngược khí từ tá tràng lên dạ dày và có sự rối loạn phân bố khí trong ruột. 2.2. Rối loạn vận chuyển ngoài ruột Ở người HCRKT rối loạn vận chuyển ruột có liên quan đến rối loạn vận động của cơ trơn ở các cơ quan ngoài ruột: phổi, bàng quang, niệu quản, túi mật... hoặc ở ngay hệ tiêu hoá như dạ dày, thực quản. Chính vì vậy mỗi khi các cơ quan trên bị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến ruột và ngược lại ở người HCRKT vị trí đau có khi lại ở rất xa vị trí của ruột, ngay cả ở ngoài ổ bụng. 2.3. Yếu tố tâm lý Người HCRKT thường có biểu hiện rối loạn tâm lý: lo lắng, căng thẳng, băn khoăn về bệnh tật của mình. Có thể bị ám ảnh, thường tưởng ra nhiều loại bệnh mà mình có thể mắc, kể cả những bệnh không chữa được, một số có thể có các triệu chứng rối loạn tâm thần. Nicholas J.Tally (Mỹ) cho rằng 45% - 100% người bị HCRKT ít nhiều có rối loạn tâm thần. Thực tế căng thẳng tâm lý thường làm xuất
  3. hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá và nếu đã có các triệu chứng này thì làm cho HCRKT nặng thêm. 2.4. Nhạy cảm và không dung nạp thức ăn Trong một nghiên cứu ở Anh cho thấy 50% bệnh nhân HCRKT bị ỉa lỏng do ăn uống. Người ta cho rằng đó là do ruột nhạy cảm với thức ăn. Một số yếu tố khác đặc biệt là Sorbitol, Fructose, acid mật rất dễ gây ỉa chảy và chướng bụng. Do đó nhạy cảm và không dung nạp thức ăn có thể là yếu tố khởi phát bệnh ở người HCRKT. 2.5. Nhiễm khuẩn ruột Có tác giả chứng minh rằng nếu kích thích niêm mạc ruột hoặc đám rối thần kinh có thể là khởi đầu của triệu chứng HCRKT. Cystokin và các hoá chất trung gian có thể hoạt hoá cảm giác hoặc làm tăng nhu động ruột do các tế bào mastocyst ở ngay sát thần kinh cảm giác ở niêm mạc ruột. 2.6. Mất cân bằng các yếu tố dẫn truyền thần kinh Serotonin bình thường có ở hệ thống thần kinh trung ương 5%, ở hệ tiêu hoá 95% trong các tế bào ưa crom, tế bào thần kinh, cơ trơn, dưỡng bào. Serotonin được giải phóng ra kích thích các sợi thần kinh ruột nội tạng hướng tâm gây ra đáp ứng sinh lý tiết dịch, phản xạ nhu động ruột... Một số nghiên cứu cho thấy ở người HCRKT có tăng nồng độ serotonin trong máu và trong trực tràng sigma có thể là yếu tố làm buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng... Một số chất dẫn truyền thần kinh có thể có liên quan đến rối loạn chức năng dạ dày ruột như: gen với calcitonin, acetylcholin, polypeptid hoạt hoá Adenylatcyclase của tuyến yên, oxyt nitric và peptid hoạt hoá ruột... Các chất này có thể có liên quan giữa nhu động ruột và cảm giác nội tạng, mối liên hệ giữa hệ thần kinh ruột và hệ thần kinh trung ương. 3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.1. Triệu chứng cơ năng Hội chứng ruột kích thích chỉ nên chẩn đoán khi đã loại trừ các bệnh tổn thương thực thể của ruột. Bệnh hay gặp ở người trẻ, trung niên nhiều hơn. Ở châu
  4. Âu, tỷ lệ nữ/nam là 4,3/1; ở Việt Nam là 1,8/1. Các triệu chứng hay gặp là đau bụng, rối loạn phân. - Đau bụng: thường tập trung ở hố chậu trái, nhưng cũng có thể ở hố chậu phải, trên rốn, thường xuất hiện về buổi sáng hoặc sau ăn. Đau bụng thường kèm buồn đi ngoài, đi ngoài xong đau bụng hết hoặc giảm. - Rối loạn phân: nhiều tác giả dựa vào tính chất phân để chia thể lâm sàng của HCRKT: + Thể phân lỏng: hay gặp hơn, phân lỏng hơn, số lần đi ngoài trong ngày nhiều hơn bình thường (> 3 lần). Phân không thành khuôn, lổn nhổn, có thể còn lẫn cả bã thức ăn, nhày mũi nhưng không có máu. Số lượng phân mỗi lần đi ngoài ít. + Thể phân táo: phân rắn, vón cục, số lần đi ngoài ít hơn bình thường (> 3 ngày 1 lần). Phân có thể lẫn nhày, không có máu. Táo bón thường kéo dài. Người bệnh có thể sờ thấy cục phân rắn ở hố chậu trái, di động, đại tiện xong cục rắn đó mất. + Thể táo lỏng xen kẽ: thường xen kẽ đợt phân lỏng với đợt táo bón. Có thể có hiện tượng giả lỏng (Pseudodiarrhea): phân vón cục lẫn với nước, hiện tượng này có thể gặp trong chứng “phân bị nén” (Infartional defecation). Cảm giác phân chưa ra hết, còn cảm giác muốn đi ngoài. - Bụng chướng: do đầy hơi, thường ở dưới rốn, dọc khung đại tràng, cũng có thể ở trên rốn, vùng thượng vị. Hay xuất hiện sau ăn, ợ hơi hoặc trung tiện được thì dễ chịu. - Hay cảm thấy sôi bụng, nổi cuộn bụng từng lúc do tăng nhu động ruột từng đoạn. - Ngoài ra người bệnh còn có: + Rối loạn thần kinh thực vật: hồi hộp, ra mồ hôi trộm. + Đau đầu, đau lưng... thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết. + Tâm lý không ổn định, dễ bị tức, cáu gắt, lo lắng bệnh tật... 3.2. Khám bệnh
  5. - Thể trạng bình thường mặc dù bị bệnh nhiều năm. - Khám bụng: thường là bình thường. Có thể thấy bụng chướng hơi. Sờ thấy chỗ co thắt của đại tràng, vị trí thay đổi, lúc sờ thấy lúc không. 4. Xét nghiệm Không có giá trị trong chẩn đoán HCRKT, có giá trị trong loại trừ các bệnh tổn thương thực thể của đại tràng. - Các xét nghiệm sinh học, huyết học đều bình thường. - X-quang khung đại tràng có thể có hiện tượng rối loạn vận động của đại tràng: tăng co thắt (ngấn ngang sâu, co thắt), giảm vận động (đờ), trào ngược manh tràng lên hồi tràng. - Nội soi đại tràng ống mềm: Nên tiến hành ở mọi bệnh nhân. Có thể nội soi ống mềm ngắn hoặc toàn bộ đại tràng. Hình ảnh nội soi bình thường. Một số trường hợp có thể có cảm giác đau hơn, đại tràng co thắt cản trở đường đi của đại tràng. - Sinh thiết niêm mạc đại tràng cho kết quả bình thường. 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán xác định HCRKT chủ yếu dùng phương pháp loại trừ. Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn Rome IV (2016): Đau bụng khởi phát ít nhất 6 tháng trước khi chẩn đoán và tái phát ít nhất 1 lần/ 1 tuần trong 3 tháng gần đây với ít nhất 2 trong 3 đặc điểm sau: - Liên quan đến đại tiện - Kết hợp với thay đổi tần suất phân - Kết hợp với thay đổi hình thái phân Các triệu chứng trên có tính chất gợi ý HCRKT. Sau đó phải làm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh có tổn thương thực thể ở đại tràng (viêm, u...), đặc biệt là nội soi đại tràng ống mềm và sinh thiết niêm mạc đại tràng. Nên kiểm tra các bệnh ngoài đại tràng có cấu trúc cơ trơn (phổi, túi mật, đường dẫn mật, bàng quang, niệu quản...) để phát hiện các bệnh đi kèm.
  6. Không nên nghĩ đến HCRKT khi: - Bệnh lần đầu khởi phát ở người già . - Triệu chứng đánh thức bệnh nhân khi bệnh nhân đang ngủ. - Là một triệu chứng xuất hiện sau một quá trình bệnh lý kéo dài. - Bệnh nặng dần lên. - Phân có máu, mỡ hoặc mủ. - Nôn, sốt, thiếu máu là triệu chứng của bệnh. - Số lượng phân > 350g/ngày. 5.2. Chẩn đoán thể bệnh Các thể của hội chứng ruột kích thích bao gồm 3 thể: - Thể táo bón chiếm ưu thế: phân rắn và phân cục chiếm trên 25%, phân nát và phân lỏng chiếm dưới 25%. - Thể ỉa lỏng chiếm ưu thế: phân nát và phân lỏng chiếm trên 25%, phân rắn và phân cục chiếm dưới 25%. - Thể hỗn hợp: phân rắn và phân cục chiếm trên 25%, phân nát và phân lỏng chiếm trên 25%. 5.2. Chẩn đoán phân biệt - Do thuốc gây táo bón (chẹn kênh canxi, kháng acid có nhôm...), ỉa chảy (thuốc nhuận tràng, kháng sinh, kháng acid có magie....). - Các bệnh có tổn thương đại tràng: u, túi thừa, bệnh ruột viêm, bệnh viêm đại tràng có nguyên nhân (nhiễm trùng, ký sinh trùng, tia xạ, thiếu máu cục bộ...). - Bệnh tâm thần. 6. Điều trị 6.1. Biện pháp không dùng thuốc Đây là biện pháp quan trọng nhất. - Tâm lý liệu pháp: + Thầy thuốc phải giải thích cho người bệnh hiểu rõ bệnh tật của mình: là bệnh phổ biến trong cộng đồng, tiên lượng tốt, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và không
  7. có biến chứng. + Người bệnh phải hiểu rõ bệnh tật của mình, hoàn toàn yên tâm, không lo lắng về bệnh tật, tin tưởng vào thầy thuốc. Tạo cho mình có cuộc sống thoải mái, tránh stress, không lạm dụng thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh đường ruột. - Chế độ ăn: rất quan trọng trong điều trị HCRKT. + Tránh ăn đường phức nếu ỉa chảy. + Tăng xơ, nước nếu táo bón (xơ: 20% - 30%/ngày, nước > 1,5 l/ngày). + Tránh rượu, café, thuốc lá. + Ăn uống điều độ, đúng giờ. + Hạn chế thức ăn nhạy cảm. 6.2. Thuốc Chủ yếu điều trị triệu chứng: - Đau bụng do tăng nhu động: dùng thuốc giảm co thắt: atropin sulfat, papaverin, buscopan, spasfon... - Táo bón: cám gạo, lactulose, forlax.... - Ỉa chảy: Imodium, Cholestyramin... - Thuốc giảm lo âu: Dogmatil... - Điều trị bằng placebo: nên khuyến khích và có hiệu quả tốt. - Duspatalin, viên 200mg, ngày uống 1 - 2 viên. Thời gian ít nhất 6 tháng. Thuốc có tác dụng làm giảm mật độ và giảm đáp ứng của các receptor ở thành đại tràng. - Probiotic: liều 10 – 100 tỷ vi khuẩn/ngày có thể có hiệu quả tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Nhiên (2017), Hội chứng ruột kích thích, Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, 19-29. 2. Brian E. Lacy et al. (2016), Bowel Disorders, Gastroenterology, 150:1393– 1407.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2