intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hướng dẫn bảo vệ và sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh khi bão, lũ lụt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:56

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hướng dẫn bảo vệ và sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh khi bão, lũ lụt" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Kiến thức chung về lũ lụt, bão; Kiến thức chung về quản lý nước an toàn; Các hoạt động của cộng đồng trước, trong và sau khi bão, lũ lụt. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn bảo vệ và sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh khi bão, lũ lụt

  1. HƯỚNG DẪN BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH, CÔNG TRÌNH VỆ SINH KHI BÃO, LŨ LỤT
  2. KIẾN THỨC CHUNG VỀ LŨ LỤT, BÃO
  3. KHÁI NIỆM VỀ BÃO • Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy, có đường kính rộng tới hàng trăm km, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tàu thuyền, làm đổ nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm họa. • Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt từ cấp 6 đến cấp 7 (tức là từ 39 - 61 km/giờ); • Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt từ cấp 8 trở lên (tức là từ 62 km/giờ trở lên). • Bão mạnh là bão đạt từ cấp 10 đến cấp 11
  4. VỊ TRÍ CỦA BÃO Bão xa: bão hoạt động ở phía đông kinh tuyến 120o Đông, phía nam vĩ tuyến 05o Bắc và phía bắc vĩ tuyến 22o Bắc nhưng có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 24 giờ tới. Bão trên Biển Đông: khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120o Đông, vĩ tuyến 05o Bắc và vĩ tuyến 22o Bắc vào Biển Đông hoặc bão phát sinh trên Biển Đông, có vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000 km, hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền trong 24 giờ đến 48 giờ tới. Bão gần bờ: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới. Bão khẩn cấp: khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 24 giờ đến 48 giờ tới hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 300 km; Hoặc khi bão đã đổ bộ vào đất
  5. KHÁI NIỆM VỀ LŨ LỤT q Lũ: là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Nguyên nhân làdo mưa trên lưu vực gây ra, song cũng có thể do vỡ đê, vỡ đập làm nước sông dâng cao. q Lũ quét: là lũ xảy ra bất ngờ, lên nhanh và xuống nhanh, gây dòng chảy xiết cuốn theo nhiều bùn, đá, và có sức tàn phá lớn. q Lụt: là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ lớn, vỡ đê, vỡ đập gây ra. q Lũ ống: hiện tượng nước bất ngờ từ trên cao đổ xuống đột ngột gây tàn phá lớn cho khu vực hạ
  6. LŨ Ở VIỆT NAM ĐƯỢC PHÂN BIỆT THÀNH CÁC LOẠI • Lũ nhỏ: Là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm • Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm • Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm • Lũ đặc biệt: Là loại lũ cao đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc • Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.
  7. CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DO MƯA Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100 mm đến 200 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở vùng trung du, miền núi; b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
  8. DẤU HIỆU XUẤT HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH LŨ, LỤT Dấu hiệu xuất hiện lũ, lụt • Khi có mưa to trong vài giờ, hoặc mưa tương đối lớn trong vài ngày liên tục. • Khi bị ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Cách phòng tránh lũ • Biết được lũ lịch sử trong khu vực sinh sống. • Xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, sạt lở đất, lụt. • Mùa mưa không nên sống và làm việc trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất. • Không cho trẻ em chơi hoặc bơi lội trong khu vực có lũ.
  9. Thời tiết và khí hậu là gì? • Thời tiết là trạng thái nhất thời (thường không quá một tuần) của khí quyển tại một địa điểm nhất định (phạm vi hẹp) được xác định bằng tổ hợp hoặc riêng lẽ các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… v.v. Thời tiết có thể thay đổi trong khoảng thời gian ngắn như trong 1 ngày, 1 giờ hoặc ngắn hơn. • Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó trong một thời gian dài. Khí hậu ở một nơi cũng được đặc trưng bởi trạng thái trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, v.v… Vì vậy, khác với thời tiết, khí hậu ở mỗi nơi nhất định đều có tính ổn định tương đối. • Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định và/hoặc dao
  10. KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ NƯỚC AN TOÀN
  11. CHẤT LƯỢNG NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC phục vụ cho sinh hoạt có các loại: Nước sạch, nước hợp vệ sinh, Nước uống trực tiếp. • Nước sạch là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Đáp ứng các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 01- 1:2018/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thỏa mãn các điều kiện sau: trong, không màu, không mùi, không vị (theo Quyết định số 2570/QĐ-BNN- TCTL ngày 22/10/2012 của BNN&PTNT). Nước hợp vệ sinh dùng cho ăn uống cần đun sôi trước khi sử dụng. Nước uống trực tiếp: là nước đạt quy chuẩn QCVN6- 1:2010/BYT của BYT
  12. Nguồn nước này có an toàn cho sinh hoạt?
  13. QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC AN TOÀN Kiểm tra và vệ sinh nguồn nước và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước định kỳ 3 tháng/lần và đột xuất sau lũ lụt và khi có sự cố về tràn, tắc, nước bị ô nhiễm và dịch bệnh. Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước như: Thu gom và xử lý phân người và động vật, rác thải, nước thải, bùn đất…; Làm rào chắn, cảnh báo khu vực nguồn nước; Phối hợp và thông báo với chính quyền địa phương, các cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước. Kiểm tra, xét nghiệm nguồn nước đang sử dụng tại cơ quan có chức năng và thẩm quyền để đánh giá chất lượng nước và có biện pháp xử lý khi cần thiết.
  14. Kiểm tra nguồn nước ngầm Đối với giếng đào: Trong khoảng cách 10m tính từ tâm giếng. Kiểm tra và xử lý: Nắp đậy; Thành giếng xây cao 0,6 m; Vách giếng xây, ống bê tông sâu 3 m (thân giếng); Sân giếng xây gạch, đổ bê tông; Dụng cụ lấy nước; Rãnh thoát nước thải và điểm đổ nước thải; Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi; Bãi rác và các nguồn gây ô nhiễm khác. Đối với giếng khoan kiểm tra: Cổ giếng; Sân giếng; Dụng cụ lấy nước; Rãnh thoát nước thải ra khỏi giếng và điểm đổ nước thải.
  15. Kiểm tra nguồn nước mặt Đối với nước máng lần, nước tự chảy trong khoảng cách 100m từ nơi lấy nước lên thượng nguồn kiểm tra và xử lý: Các hoạt động tắm giặt, sản xuất khai thác tài nguyên; Các đường ống cống, kênh mương, rãnh nước thải; rác thải, phân người, phân gia súc, xác súc vật; Dụng cụ dẫn nước; Dụng cụ chứa nước, múc nước.
  16. Kiểm tra nguồn nước mưa, bể chứa Đối với bể chứa nước mưa kiểm tra và làm vệ sinh: Bề mặt hứng nước và máng dẫn nước; Hộp hoặc ga ngăn rác; Nắp đậy bể; Thành bể; Dụng cụ lấy nước. Đối với các dụng cụ lưu trữ nước bao gồm cả nước đã qua xử lý Cần vệ sinh khử trùng: Nắp đậy; Dụng cụ chứa nước; Tình trạng vệ sinh bên trong dụng cụ chứa, đường xả đáy, vòi nước vào, ra Đồng thời tiêu diệt muỗi, diệt ấu trùng, lăng quăng. Làm mất nơi muỗi đẻ, nơi muỗi sinh sản.
  17. QUẢN LÝ NƯỚC UỐNG Nên chọn loại bình đựng nước nào? • Bình đựng nước thủy tinh được sản xuất từ thủy tinh cao cấp, an toàn cho sức khỏe, độ dày bình lớn, khả năng chịu lực và nhiệt khá ổn định. Có thể đựng nước hoa quả, sữa không bị ám mùi. Nhưng nặng và dễ vỡ, • Bình nhựa đựng nước được sản xuất từ chất liệu nhựa cao cấp: nên chọn chai nhựa có số 5 hoặc có tên là nhựa PP có
  18. Video Một phút tiết kiệm, triệu niềm vui Chương trình do VBL và Hội LHTN Việt Nam phát động từ năm 2016 website www.1phuttietkiemtrieuniemvui.com.vn https://www.youtube.com/watch?v=e5IuRO9kFtk&t=119s 1. Bạn/Nhóm bạn có cảm nhận gì về lượng nước tiêu thụ hàng ngày cho mỗi người? 2. Những giải pháp nhỏ để tiết kiệm nước là gì?
  19. SỬ DỤNG NƯỚC TIẾT KIỆM Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, chúng ta chỉ thực sự nhận ra vai trò của nước đối với đời sống khi có sự cố nào đó xảy ra. Tiết kiệm nước là hành vi cần được khuyến khích bằng cách: • Kiểm tra thường xuyên và bảo trì các vật chứa nước tránh rò rỉ nước. Khóa vòi nước tất cả mọi lúc không sử dụng. • Trong khi vệ sinh nhà, lớp học: Nên thực hiện quy trình vẩy nước – quét – lau để sạch mà không gây phí nước. • Rửa sân, sàn: Nên quét dọn trước khi xịt, rửa sân, sàn. Vòi nước xịt thường 10-15 lít nước/phút so vòi nước thông thường 6 lít mỗi phút. • Khi tưới cho cây, cỏ hãy tưới sao cho nước có thể thấm sâu xuống đất. • Sử dụng nước chảy từ vòi: Bật vòi nước ở chế độ chảy tiết kiệm (nếu có); Khóa vòi nước khi không sử dụng 1 phút
  20. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC KHI BÃO, LŨ LỤT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0