intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán máy: Phần 2

Chia sẻ: Chen Linong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, Bài giảng Kế toán máy: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về kế toán tài sản cố định; kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán mua hàng và công nợ phải trả; kế toán bán hàng và công nợ phải thu; thao tác phần hành kế toán bán hàng và công nợ phải thu trên phần mềm kế toán; kế toán thuế; thao tác phần hành kế toán thuế trên phần mềm kế toán; kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán máy: Phần 2

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG -------------------- KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BÀI GIẢNG KẾ TOÁN MÁY LÊ THỊ ÁNH HàNội 2017
  2. CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 5.1 Yêu cầu của kế toán tài sản cố định đối với phần mềm kế toán - Tài sản cố định ở các doanh nghiệp được quản lý đơn chiếc nên các phần mềm kế toán đều thiết kế phần kế toán tài sản cố định đảm bảo theo dõi thông tin về từng tài sản cố định. - Phần mềm kế toán cần được lập trình để đảm bảo tuân thủ việc ghi nhận một tài sản là tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính. - Các nghiệp vụ về tài sản cố định nhìn chung khá phức tạp. Bao gồm: Các trường hợp tăng, giảm tài sản cố định, nghiệp vụ phản ánh khấu hao và hao mòn TSCĐ … Điều này đòi hỏi các phần mềm kế toán phải có các giao diện riêng để phản ánh từng loại nghiệp vụ. - Phần mềm kế toán cần thiết lập các cách tính khấu hao TSCĐ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. - Phần mềm kế toán cần được lập trình để mỗi TSCĐ được mang một mã hiệu riêng và cùng với các thông tin về tài sản như: tỷ lệ khấu hao, cách tính khấu hao, nguyên giá, giá trị khấu hao năm, hao mòn lũy kế… Căn cứ vào các thông tin khai báo để theo dõi TSCĐ từ lúc ghi tăng cho đến khi tính khấu hao và thanh lý, nhượng bán. Việc đặt mã này cũng do NSD quyết định. Việc đặt mã hiệu cho TSCĐ trong bảng mã tài sản cố định tương ứng với việc mở thẻ (sổ) chi tiết TSCĐ để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kế toán thủ công 5.2 Mô hình hoá hoạt động tăng, giảm TSCĐ trên phầm mềm kế toán 5.2.1 Mô hình hóa hoạt động tăng TSCĐ Hình 5-1 - Mô hình hóa hoạt động tăng TSCĐ Nguồn: Phần mềm Misa 80
  3. 5.2.2 Mô hình hóa hoạt động giảm TSCĐ Hình 5-2 - Mô hình hóa giảm TSCĐ trên PMKT Nguồn: Phần mềm Misa 5.3 Thao tác phần hành kế toán TSCĐ trên phần mềm kế toán 5.3.1 Quy trình xử lý trên PMKT Hình 5-3 - Quy trình xử lý kế toán TSCĐ trên PMKT Nguồn: Phần mềm Misa 81
  4. 5.3.2 Khai báo danh mục liên quan Các danh mục liên quan đến Tài sản cố định cần được khai báo trong phần mềm bao gồm: - Danh mục Tài sản cố định - Danh mục phòng ban - Danh mục nhân viên - Danh mục nhà cung cấp 5.3.3 Thao tác nghiệp vụ tăng TSCĐ - Đối với nghiệp vụ tăng TSCĐ, phần mềm kế toán cần đảm bảo việc người sử dụng có thể khai báo các thông tin ban đầu về TSCĐ được ghi tăng, bao gồm: số chứng từ ghi tăng TSCĐ, ngày ghi tăng, đơn vị sử dụng, mã TSCĐ, tên tài sản cố định, loại tài sản cố định, giá trị TSCĐ, nhà cung cấp TSCĐ, thời gian Bảo hành, tình trạng TSCĐ tại thời điểm được ghi tăng, hay các thông tin về tính khấu hao TSCĐ, các bộ phận cấu thành TSCĐ, lý do tăng TSCĐ … - Hoạt động thao tác nghiệp vụ tăng TSCĐ thông thường được xử lý qua 02 bước, bao gồm nghiệp vụ mua TSCĐ và nghiệp vụ đưa TSCĐ vào sử dụng. Vì vậy, phần mềm kế toán cần được thiết kế để xử lý được cả 02 nghiệp vụ này. - Vì việc xử lý các nghiệp vụ tăng TSCĐ cần nhiều thông tin nên phần mềm kế toán cần được xây dựng theo hướng tiện lợi, linh hoạt cho người sử dụng. Minh họa nghiệp vụ tăng TSCĐ trên phần mềm Misa Nghiệp vụ 1: Thanh toán tiền mua TSCĐ bằng tiền gửi ngân hàng Tại phân hệ Ngân hàng, người dùng chọn chức năng Chi tiền (hoặc trên tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết: 82
  5. Nhấn để lưu chứng từ vừa nhập. Nghiệp vụ 2: Ghi tăng TSCĐ - Tiếp theo, NSD tiến hành ghi tăng TSCĐ => Tại phân hệ Tài sản cố định, chọn chức năng Ghi tăng (hoặc trên tab Ghi tăng chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết: Khai báo các thông tin về TSCĐ tại tab Thông tin chung: Đối với các tài sản cũ đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng nếu người dùng vẫn muốn theo dõi trên sổ tài sản, thì khi thực hiện ghi tăng sẽ chọn 83
  6. trạng thái của tài sản là Cũ, đồng thời tích chọn vào thông tin Không tính khấu hao. Khai báo các thông tin phục vụ cho việc khấu hao TSCĐ tại tab Thông tin khấu hao: Đối với những TSCĐ có quy định về mức tối đa khi tính khấu hao, nếu người dùng tích chọn thông tin Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN và nhập Giá trị tính KH theo luật, thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý.  Khai báo tỷ lệ phân bổ TSCĐ cho các đối tượng phân bổ (như: công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng) trên tab Thiết lập phân bổ: 84
  7. + Chọn chứng từ hạch toán phát sinh liên quan đến TSCĐ đang khai báo trên tab Nguồn gốc hình thành: Khai báo các bộ phận chi tiết cấu thành nên TSCĐ và số lượng (nếu có) trên tab Bộ phân cấu thành. Khai báo các dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ trên tab Dụng cụ, phụ tùng kèm theo. Sau khi khai báo xong, nhấn để lưu chứng từ vừa nhập. 5.3.4 Thao tác nghiệp vụ giảm TSCĐ 85
  8. - Nghiệp vụ giảm TSCĐ tại Doanh nghiệp có thể diễn ra trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện nhượng bán, thanh lý TSCĐ … Để xử lý nghiệp vụ giảm TSCĐ hiệu quả trên phần mềm thì phần mềm kế toán cần được thiết lập sao cho người dùng có thể khai báo các thông tin của hoạt động giảm TSCĐ như: Lý do giảm, mã TSCĐ giảm, số tiền còn lại khi giảm TSCĐ … - Nghiệp vụ giảm TSCĐ trên thực tế được xử lý qua 02 nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ giảm TSCĐ và nghiệp vụ thu hồi tiền thu được do giảm TSCĐ (thu tiền thanh lý, nhượng bán), vì vậy phần mềm kế toán cũng cần được lập trình đáp ứng việc thực hiện trên. Minh họa thao tác nghiệp vụ giảm TSCĐ trên phần mềm Misa Nghiệp vụ 1: hạch toán nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ Tại phân hệ Tài sản cố định, người sử dụng chọn chức năng Ghi giảm (hoặc trên tab Ghi giảm, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết: Tab Hạch toán: Phần mềm tự động hạch toán nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ theo lý do đã chọn ở trên: 86
  9. Nhấn để lưu chứng từ vừa nhập. Nghiệp vụ 2: hạch toán nghiệp vụ ghi nhận giá trị thu hồi của TSCĐ Tại phân hệ Ngân hàng, chọn chức năng Thu tiền (hoặc trên tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Chi tiền), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: Nhấn để lưu chứng từ vừa nhập. Minh họa nghiệp vụ khấu hao TSCĐ 87
  10. Hàng tháng, kế toán tiến hành tính khấu hao TSCĐ. Để tính khấu hao tự động trên MISA SME.NET 2017, người dùng thực hiện như sau: Tại phân hệ Tài sản cố định, chọn chức năng Tính khấu hao (hoặc trên tab Tính khấu hao, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: Chọn kỳ cần tính khấu hao và nhấn , phần mềm sẽ tự động sinh ra bảng khấu hao TSCĐ: Tab Tính khấu hao: liệt kê giá trị tính khấu hao của từng tài sản: + Tab Phân bổ: liệt kê giá trị khấu hao của từng tài sản sẽ được phân bổ cho các đối tượng nào: 88
  11. + Tab Hạch toán: liệt kê các bút toán hạch toán nghiệp vụ khấu hao TSCĐ: Nhấn để lưu bảng tính khấu hao. 5.3.5 Chiết xuất các báo cáo liên quan 89
  12. Sau khi cập nhật các chứng từ liên quan đến tài sản cố định, phần mềm cần phải đáp ứng yêu cầu tự động xử lý và đưa ra các báo cáo về tài sản cố định. Báo cáo về tài sản cố định mà các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là sổ tài sản cố định. Vì vậy, phần mềm kế toán cần xây dựng tính năng thiết lập sổ tài sản cố định. Minh họa chiết xuất sổ tài sản cố định trên phần mềm Misa: - Tại phân hệ Tài sản cố định, chọn tab Báo cáo phân tích (hoặc vào Báo cáo\Tài sản cố định chọn báo cáo cần xem), sau đó nhấn . - Chọn báo cáo là Sổ tài sản cố định, sau đó khai báo tham số báo cáo như: thời gian, loại TSCĐ: - Xem báo cáo: 90
  13. Câu hỏi ôn tập chương 5 Lý thuyết: 1. Nêu yêu cầu của phần mềm kế toán đối với TSCĐ. 2. Nêu quy trình kế toán trường hợp ghi tăng TSCĐ do mua ngoài. 3. Nêu quy trình kế toán trong trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ? 4. Các danh mục phải khai báo khi hạch toán các chứng từ liên quan đến TSCĐ trên phần mềm kế toán? 5. Liệt kê một số chứng từ được sử dụng cho việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Bài tập: Tại Công ty TNHH Kiến Vàng có phát sinh các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản cố định như sau: 1. Ngày 12/01/2017 mua mới một máy tính Intel của Công ty Hà Thành cho phòng kế toán (chưa thanh toán tiền) theo hóa đơn mẫu số 01GTKT3/001, số 0045612, ký hiệu: AB/17P. Số tiền chưa thuế: 30.000.000 VND. VAT: 10%. Thời gian sử dụng 3 năm. Ngày bắt đầu sử dụng: 24/01/2017. 2. Ngày 02/02/2017, mua mới một máy phát điện của công ty Phú Thái đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Công thương theo hóa đơn mẫu số 01GTKT3/001, số 0078521, ký hiệu: BC/17P. Số tiền chưa thuế: 50.000.000 VND (VAT: 10%) dùng cho phân xưởng 1. Thời gian sử dụng 7 năm. Ngày bắt đầu sử dụng: 05/02/2017. 3. Ngày 25/02/2017, nhượng bán máy may 2 cho công ty cổ phần Thái Lan thu bằng tiền mặt: 2.000.000 VND, VAT 10%. Theo hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001, số: 0075495; ký hiệu: AB/17P. 4. Ngày 01/03/2017, công ty cổ phần Tân Văn bàn giao nhà xưởng 1 do sửa chữa hoàn thành, nguyên giá mới là: 480.000.000 VND (tăng 30.000.000 VND so với nguyên giá cũ), thời gian sử dụng mới 17 năm. Thanh toán tiền cho công ty cổ phần Tân Văn bằng tiền mặt. 5. Ngày 12/03/2017, mua mới máy may 5 của công ty Hà Liên (chưa thanh toán tiền) cho phân xưởng 1 theo hóa đơn mẫu số 01GTKT3/001, số 0022145, ký hiệu: AD/17P, Số tiền chưa thuế: 38.000.000 VND, VAT 10%, thời gian sử dụng 5 năm. Ngày bắt đầu sử dụng: 14/03/2017. 6. Ngày 24/03/2017, điều chuyển máy may 1 từ phân xưởng 1 sang phân xưởng 2. Yêu cầu:  Sử dụng thông tin khai báo danh mục trong bài tập thực hành chương 2 và khai báo thêm danh mục (nếu cần). 91
  14.  Hạch toán các nghiệp phát sinh vào phần mềm.  Tính khấu hao TSCĐ từng tháng (bút toán tự động).  In Danh sách TSCĐ tại nơi sử dụng; Sổ tài sản cố định; Sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng… 92
  15. Tài liệu tham khảo chương 5 1. GS.TS Đào Xuân Tiên, PGS.TS Nguyễn Vũ Việt, 2014, Hà Nội, NXB Tài chính 2. Công ty phần mềm Misa, Giáo trình kế toán Máy, 2017 3. Công ty phần mềm Misa, bài tập Kế toán Máy, 2017 4. Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán doanh nghiệp 93
  16. CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 6.1 Yêu cầu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với phần mềm kế toán Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện hàng kỳ kế toán. Trong đó, công tác tính lương và các khoản trích theo lương được thực hiện tại thời điểm cuối kỳ. Để phần mềm kế toán có thể đáp ứng các yêu cầu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp thì phần mềm kế toán cần: - Thiết kế được các chứng từ trả lương liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thiết kế được sổ tổng hợp và chi tiết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Làm bảng thanh toán tiền lương, lập trình được các phương án trả lương theo các quy định hiện nay (lương thời gian hoặc lương theo sản phẩm) và tự động tính toán được các khoản trích theo lương cũng như có khả năng cập nhật theo những quy định mới nhất của Nhà nước. - Tổ chức các tài khoản tổng hợp và chi tiết để hạch toán tính lương và các khoản trích theo lương theo điều kiện quy định của Bộ Tài chính và cơ quan Thuế - Ngoài ra, phần mềm kế toán cần được xây dựng để đảm bảo việc tính lương và các khoản trích theo lương không chỉ trong điều kiện số lượng lao động trong doanh nghiệp ít, mà còn đáp ứng được trong điều kiện doanh nghiệp nhiều lao động. Bảng lương do phần mềm kế toán tạo ra phải có khả năng thích ứng cao, tùy theo chế độ tính lương của doanh nghiệp mà có thể thiết kế bảng tính lương có kết cấu và chức năng khác nhau. Bên cạnh đó, bảng tính lương cần có khả năng tự động hóa cao, người sử dụng chỉ cần nhập một lượng tối thiểu thông tin, phần tính toán còn lại chương trình sẽ tự động thực hiện theo các cơ chế đã được đặt sẵn. Đồng thời với việc tính lương, chương trình phần mềm kế toán cần tự động sinh ra các bút toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương theo từng bộ phận sử dụng lao động trong doanh nghiệp để quản lý chi phí tiền lương. 6.2 Mô hình hoá hoạt động kế toán tiền lương trên phần mềm kế toán 94
  17. Hình 6-1 - Mô hình hóa hoạt động tiền lương trên PMKT Nguồn: Phần mềm Misa 6.3 Thao tác phần hành kế toán tiền lương trên phần mềm kế toán 6.3.1 Quy trình xử lý trên PMKT Hình 6-2 - Quy trình xử lý kế toán tiền lương trên PMKT Nguồn: Phần mềm Misa 95
  18. 6.3.2 Khai báo danh mục liên quan Phân hệ Tiền lương quản lý số công, tiền lương và các khoản chi phí lương của từng cán bộ nhân viên theo từng phòng ban. Do vậy, trước khi thực hiện chấm công, tính lương và thanh toán lương người dùng cần phải khai báo các thông tin về danh mục liên quan như: - Danh mục phòng ban - Danh mục nhân viên - Danh mục ký hiệu chấm công - Danh mục tỷ lệ tính bảo hiểm - Danh mục biểu tính thuế thu nhập cá nhân … 6.3.3 Thao tác nghiệp vụ kế toán tiền lương Hàng kỳ, tại doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền lương. Đó là các nghiệp vụ về : - Tính lương - Trả lương - Tạm ứng lương - Trích trước tiền lương … Phần mềm kế toán cần được thiết lập trên những nguyên tắc lương và tạo giao diện thận thiện, dễ sử dụng để người dùng có thể thao tác dễ dàng các nghiệp vụ kế toán tiền lương. Minh họa trên phần mềm Misa Thao tác lập bảng chấm công chi tiết Tại phân hệ Tiền lương, chọn chức năng Chấm công (hoặc trên tab Chấm công, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: Loại chấm công: Chọn chấm công theo buổi hoặc chấm công theo giờ. 96
  19. Chọn thời gian lập bảng chấm công Tích chọn phòng ban/bộ phận được lập bảng chấm công Nhấn phần mềm sẽ hiển thị bảng chấm công tương ứng: Tích chọn các thông tin tương ứng về ngày công làm việc của mỗi nhân viên các ngày trong tháng. Nhấn để lưu bảng chấm công vừa lập. Thao tác lập bảng tổng hợp chấm công Tại phân hệ Tiền lương, chọn chức năng Tổng hợp chấm công (hoặc trên tab Tổng hợp chấm công, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: Loại chấm công: Chọn chấm công theo buổi hoặc chấm công theo giờ. Chọn thời gian lập bảng tổng hợp chấm công 97
  20. Tích chọn phòng ban/bộ phận được lập bảng tổng hợp chấm công Trường hợp muốn lập bảng tổng hợp chấm công từ các bảng chấm công chi tiết đã được lập trên tab Chấm công, NSD tích chọn vào thông tin “Tổng hợp từ các bảng chấm công chi tiết”. Nhấn phần mềm sẽ hiển thị bảng tổng hợp chấm công tương ứng:  Nhập số ngày công tương ứng với từng ký hiệu chấm công (Trường hợp được lập từ bảng chấm công chi tiết, phần mềm sẽ tự động tổng hợp theo từng ký hiệu chấm công).  Nhấn để lưu bảng tổng hợp chấm công vừa lập. Để phục vụ cho công tác tính lương nhân viên, NSD chỉ cần lập bảng tổng hợp chấm công, không nhất thiết phải lập bảng chi tiết chấm công. Đối với công làm thêm giờ, làm đêm thì phần mềm không tổng hợp từ bảng chấm công chi tiết, NSD tự nhập tổng số công làm thêm, làm đêm vào Bảng tổng hợp chấm công để phần mềm thực hiện tính các khoản lương này cho cán bộ. Thao tác Lập bảng thanh toán lương Phần mềm MISA SME.NET 2017 cho phép NSD lập 3 loại bảng lương: Bảng lương cơ bản cố định, bảng lương thời gian và bảng lương tạm ứng. - Lập bảng lương tạm ứng: Cho phép lập và quản lý các Bảng lương tạm ứng được lập trong kỳ của doanh nghiệp để phục vụ việc trả lương nhiều lần trong tháng. Bảng lương tạm ứng là cơ sở để phần mềm lấy lên cột “Tạm ứng kỳ I” trên Bảng lương chính của tháng => Tại phân hệ Tiền lương, chọn chức năng Tính lương (hoặc trên tab Tính lương, chọn chức năng Thêm), sau đó khai báo các thông tin chi tiết sau: 98
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2