intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường

Chia sẻ: Minh Tâm | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:40

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường, trình bày các nội dung chính sau giới thiệu về môn học; Lịch sử tranh luận về môi trường; Sự tương tác giữa kinh tế và môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
  2. Nội dung 1. Giới thiệu về môn học 2. Lịch sử tranh luận về môi trường 3. Sự tương tác giữa kinh tế và môi trường
  3. 1. Giới thiệu về môn học KTMT - KTMT là 1 bộ phận của Kinh tế học nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển. Tập trung vào vấn đề các hoạt động phát triển kinh tế và tác dụng của chúng đến môi trường. - Trả lời 2 câu hỏi: Vì sao con người gây ô nhiễm? Vì sao con người khai thác cạn kiệt TNTN?
  4. Phạm vi nghiên cứu của môn KTMT - KTMT tập trung nghiên cứu vấn đề: + Làm thế nào và tại sao con người làm các quyết định có tác động ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên. + KTMT sử dụng các công cụ phân tích của kinh tế vi mô để nghiên cứu vấn đề.
  5. Phạm vi nghiên cứu của môn KTMT Phân tích kinh tế các vấn đề môi trường giúp chúng ta hiểu rõ những mối quan hệ phức tạp của hệ thống kinh tế. Tương tác giữa kinh tế và môi trường là tương tác bao gồm nhiều lĩnh vực giữa kinh tế phúc lợi và thuyết tăng trưởng.
  6. Các khía cạnh nghiên cứu của KTMT
  7. Các khía cạnh nghiên cứu của KTMT
  8. Về lý thuyết Phạm vi nghiên cứu bao gồm lý thuyết về yếu tố ngoại tác, lý thuyết hàng hóa công cộng, lý thuyết tăng trưởng và phát triển bền vững. KTMT liên quan đến vấn đề ô nhiễm và trở thành nhánh đặc biệt của kinh tế học phúc lợi. Ngoài ra, KTMT còn nghiên cứu đến vấn đề bảo tồn TNTN.
  9. Về thực tiễn KTMT quan tâm đến các biện pháp, chính sách sử dụng bền vững môi trường, các công cụ kinh tế như thuế, trợ giá, quỹ môi trường, giấy phép xả thải có thể mua bán được…có thể sử dụng để kiểm soát ô nhiễm. Nghiên cứu tác động của các hệ thống kinh tế đến môi trường Đánh giá tác động môi trường, nhất là trong phân tích chi phí –lợi ích của các dự án (BCA)
  10. Một số thuật ngữ Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Phân biệt môi trường thiên nhiên, nhân tạo và xã hội? Thành phần môi trường: Là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, đất, nước, ánh sáng, rừng, biển…
  11. Một số thuật ngữ - Ô nhiễm môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Có 2 dạng ô nhiễm: do nghèo đói và do thừa thãi của cải - Suy thoái môi trường: Là sự làm thay đổi tính chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên.
  12. 2. Lịch sử tranh luận về môi trường 2.1 Giai đoạn trước năm 1960. 2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến nay.
  13. 2.1 Giai đoạn trước năm 1960 - “ Của cải của các dân tộc” xuất bản 1776, của Adam Smith (1723-1790). - “ Tiểu phẩm về nguyên tắc dân số” xuất bản 1798, của Thomas Malthus (1766-1834). - “ Những nguyên lý chính trị và thuế khóa” xuất bản 1817 của D. Ricardo. (1772-1823)
  14. 2.1 Giai đoạn trước năm 1960 - “ Tư bản” xuất bản 1867 của K.Márx (1818- 1883) - “ Nguyên lý kinh tế học” xuất bản 1890 của A. Marshall (1842-1924) - “ Kinh tế học về phúc lợi” xuất bản 1920 của Pigou (1877-1959) - Bài báo “ Kinh tế học về các tài nguyên không tái tạo’ công bố năm 1931 của Harold Hotelling
  15. 2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến nay - “ Vấn đề về chi phí xã hội” công bố năm 1960 của Ronal Coase-giải Nobel khoa học kinh tế năm1991. - “Kinh tế học về phi thuyền trái đất” xuất bản 1966 của Kenneth Boulding. - “Các mô hình cân bằng chung” xuất bản 1969 của Ayres và Knees. - “Tác động môi trường và cơ cấu kinh tế-cách tiếp cận nhập lượng-xuất lượng” xuất bản 1970 của Wassily Leontief.
  16. 2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến nay Từ năm 1970: - Báo cáo của câu lạc bộ Roma năm 1972 về “Các giới hạn của tăng trưởng”. - Hội nghị quốc tế về “ Môi trường – con người” tại Stockhom, Thụy Điển năm 1972.
  17. 2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến nay Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển ngành Kinh tế tài nguyên & môi trường: - “Kinh tế học và môi trường” của Ayres & Kneese, năm 1970. - ‘Kinh tế học về môi trường” của R. Dorfman, năm 1976. - “Kinh tế tài nguyên và môi trường” của A.C Fisher, năm 1981.
  18. 2.2 Giai đoạn từ năm 1960 đến nay Từ năm 1980- 1990: - “Kinh tế tài nguyên môi trường” của T. Tientenberg, năm 1981. - “Các kỹ thuật đánh giá kinh tế các tác động môi trường” của J. Dixon và M. Hufichmidt, năm 1986. - “Kinh tế tài nguyên và môi trường” của W. Pearce và Turner, năm 1990. - “Kinh tế môi trường” của B. Field, năm 1994.
  19. Các hội nghị quốc tế lớn về môi trường -Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (ECO92)- Hội nghị quốc tế về môi trường tại Braxin, năm 1992. -Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio 2012 -Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP). Bắt đầu từ năm 1995 tại Đức. Gần nhất là COP28 tháng 11/2023 tại các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
  20. Các tổ chức về môi trường 1.TNC: Tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường, ra đời 1951 2. WWF: Quỹ động vật hoang dã thế giới, thành lập 1961 3. GreenPeace: Đây là một tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Vancouver, Canada vào năm 1971. 4. UNEP: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, năm 1972
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2