intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế phát triển 2 (Bậc Đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế phát triển 2 (Bậc Đại học) cung cấp cho người học những kiến thức như: Nông nghiệp trong quá trình phát triển; Công nghiệp trong quá trình phát triển; Nghèo đói, bất bình đẳng trong quá trình phát triển; Ngoại thương và phát triển; Phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế phát triển 2 (Bậc Đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN 2 (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Huỳnh Thị Thanh Dung Lưu hành nội bộ - Năm 2020
  2. 2 MỤC LỤC Chƣơng 1: NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ................ 5 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .......................... 5 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp....................................................................... 5 1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế........................................................................................................... 5 1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................. 11 1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp............................... 16 1.2.1 Lý thuyết về tăng trƣởng nông nghiệp ............................................. 16 1.2.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp ................................................. 20 1.2.3 Lý thuyết về năng suất lao động nông nghiệp .................................. 23 Chƣơng 2: CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ........ 28 2.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất công nghiệp ........................ 28 2.1.1 Khái niệm và phân loại công nghiệp ................................................ 28 2.1.2 Vai trò của sản xuất công nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế......................................................................................................... 30 2.1.3 Những đặc điểm của sản xuất công nghiệp ...................................... 31 2.2 Thƣớc đo phát triển công nghiệp ............................................................ 34 2.2.1 Hệ số vƣợt của bộ phận trong hệ thống công nghiệp ....................... 34 2.2.2 Tỷ trọng GDP công nghiệp ............................................................... 36 2.2.3 Năng suất lao động công nghiệp....................................................... 37 2.3. Lý thuyết về phát triển công nghiệp ...................................................... 38 2.3.1 Công nghiệp hóa ............................................................................... 38 2.3.2 Các chiến lƣợc phát triển công nghiệp ............................................. 41 2.3.3 Chiến lƣợc phát triển công nghiệp hƣớng ngoại .............................. 42
  3. 3 Chƣơng 3: NGHÈO ĐÓI, BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .............................................................................................................. 45 3.1. Khái niệm nghèo đói, bất bình đẳng ..................................................... 45 3.1.1 Nghèo tuyệt đối................................................................................. 45 3.1.2 Nghèo tƣơng đối ............................................................................... 45 3.1.3 Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập .......................................... 45 3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng nghèo đói, bất bình đẳng .................................... 46 3.2.1 Hệ số GINI ........................................................................................ 46 3.2.2 Đƣờng Lorenz ................................................................................... 48 3.2.3 Một số thƣớc đo khác ....................................................................... 50 3.3. Nguyên nhân nghèo đói, bất bình đẳng ................................................. 50 3.4. Một số lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng .................................... 56 3.4.1 Mô hình chữ U ngƣợc của Simon Kuznets ...................................... 56 3.4.2 Mô hình tăng trƣởng trƣớc, bình đẳng sau của A.Lewis .................. 57 3.4.3 Mô hình tăng trƣởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima................ 58 3.4.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trƣởng kinh tế của World Bank .................................................................................................................... 58 3.5. Kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo của một số nƣớc trên thế giới ......... 59 3.5.1 Hàn Quốc .......................................................................................... 59 3.5.2 Đài Loan ........................................................................................... 60 3.5.3 Tuynidi .............................................................................................. 61 3.5.4 Mỹ Latinh và Caribê – trƣờng hợp thành công Bolivia ................... 62 Chƣơng 4: NGOẠI THƢƠNG VÀ PHÁT TRIỂN.......................................... 63 4.1. Bản chất của ngoại thƣơng..................................................................... 63 4.1.1 khái niệm........................................................................................... 63 4.1.2 Vai trò của ngoại thƣơng với phát triển kinh tế................................ 63 4.1.3 Thƣớc đo phát triển ngoại thƣơng .................................................... 64
  4. 4 4.2 Lý thuyết về ngoại thƣơng ...................................................................... 67 4.2.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối ............................................................ 67 4.2.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh ............................................................. 69 4.2.3 Lý thuyết về sự khác biệt các nguồn lực sản xuất ............................ 71 4.3 Chiến lƣợc phát triển ngoại thƣơng ........................................................ 74 4.3.1 Chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm thô ................................................. 75 4.3.2 Chiến lƣợc thay thế hàng nhập khẩu ................................................ 79 4.3.3 Chiến lƣợc sản xuất hƣớng ra xuất khẩu .......................................... 82 Chƣơng 5: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........................................................... 85 5.1 Kinh tế và môi trƣờng ............................................................................. 85 5.1.1 Khái niệm phát triển bền vững ......................................................... 85 5.1.2 Tiêu chí của phát triển bền vững ...................................................... 86 5.2 Phát triển bền vững ................................................................................. 88 5.2.1 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng............. 88 5.2.2 Các chỉ số phát triển bền vững ......................................................... 90 5.2.3 Những nguyên tắc của một xã hội bền vững .................................... 93 5.3 Phát triển bền vững và chi phí môi trƣờng ............................................ 96 5.3.1 Lý thuyết đƣờng cong KUZNETS ................................................... 96 5.3.2 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lƣợng môi trƣờng trên thế giới ....................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 102
  5. 5 Chƣơng 1: NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. 1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế Nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển gắn liền với đại bộ phận dân cƣ và lao động xã hội, vì vậy nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của nó thể hiện trên hai khía cạnh gián tiếp và trực tiếp. Về mặt gián tiếp, phát triển nông nghiệp kích thích các ngành kinh tế khác tăng trƣởng. Về mặt trực tiếp, nông nghiệp có phần đóng góp cụ thể cho GDP. Phát triển nông nghiệp sẽ có tác động kích thích các ngành tăng trƣởng thông qua các mặt sau: 1.1.2.1 Cung cấp lƣơng thực – thực phẩm cho nền kinh tế Trong quá trình CNH, công nghiệp và dịch vụ đƣợc mở rộng, hệ quả là sản lƣợng đƣợc mở rộng. Hai ngành này đƣợc mở rộng trên cơ sở: (1) Cần có khối lƣợng về lƣơng thực – thực phẩm cho lực lƣợng lao động của ngành mở rộng; (2) Giá lƣơng thực – thực phẩm phải thấp và ổn định để công nghiệp và dịch vụ có thể tích lũy đầu tƣ và mở rộng sản xuất. Phát triển nông nghiệp qua đó đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ. 1.1.2.2 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Khu vực công nghiệp đƣợc bắt đầu phát triển từ ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, rồi sau đó mở rộng ra các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp chế biến đƣợc mở rộng trên cơ sở: (1) cần có khối lƣợng lớn nông sản nguyên liệu (cacao, cà phê, lúa, thủy sản,...) với chất lƣợng đồng nhất, (2) giá nguyên liệu phải thấp và ổn định ảnh để công nghiệp chế biến có thể tích lũy đầu tƣ mở rộng sản xuất. Phát triển nông nghiệp trong nƣớc mới đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến. Theo World Bank (2008), thƣớc đo để đánh giá vai
  6. 6 trò của nông nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến là tỷ trọng giá trị nguyên liệu (có nguồn gốc nông sản) so với giá trị sản lƣợng công nghiệp chế biến. Ở các nƣớc có thu nhập thấp, tỷ trọng giá trị nguyên liệu so với giá trị sản lƣợng công nghiệp chế biến trung bình là là 46%, và cao nhất là là 96%. Tỷ trọng này ở nƣớc ảnh có thu nhập trung bình là 41% và 92%, ở các nƣớc có thu nhập cao là là 14% và 36%. Nhƣ vậy, trong giai đoạn đầu của phát triển công nghiệp, ngành nông nghiệp giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp phát triển. 1.1.2.3 Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa ở các nƣớc đang phát triển, nguồn ngoại tệ của quốc gia rất khan hiếm. Trong khi ngành công nghiệp còn non trẻ và phần lớn theo chiến lƣợc ―thay thế nhập khẩu‖ công nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm ngoại tệ chứ không thể tạo ra nguồn ngoại tệ kệ cho nền kinh tế. Và nguồn ngoại tệ này chủ yếu đƣợc dùng để nhập nguyên liệu và công nghệ mà trong nƣớc không thể phát triển công nghiệp. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy hầu hết các nƣớc phát triển hiện nay nhƣ Úc, Canada, Đan Mạch, New Zealand, Mỹ và Thụy Điển đều thực hiện chiến lƣợc xuất khẩu nông sản trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Việt Nam trong thời gian qua cũng cho thấy vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế. Bảng 1.1 Giá trị xuất khẩu và đóng góp của nông nghiệp (triệu USD) Năm Tổng giá trị xuât khẩu Giá trị xuất khẩu nông nghiệp Tỷ trọng (%) 1978 332 56,44 0,17 1994 4.005 1.401,75 0,35 2004 26.000 7.280,00 0,28 2010 72.200 14.440,00 0,20 2014 150.000 22.000,00 0,15 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015) 1.1.2.4 Cung cấp nguồn nhân lực cho ngành kinh tế Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lao động quốc gia. Trong quá trình phát triển, các ngành công nghiệp- dịch vụ mở rộng sản xuất - kinh doanh kéo theo cầu lao động
  7. 7 mở rộng. Đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động này là nhờ lao động nông nghiệp dịch chuyển sang. Mức độ dịch chuyển nguồn lao động theo mô hình sau: ∆La = ∆Pa + ∆Sa Trong đó: ∆La: Thay đổi số lƣợng lao động nông nghiệp ∆Pa: Số lao động mới bổ sung hang năm cho khu vực nông nghiệp ∆Sa: Số lao động dịch chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp 1.1.2.5 Cung cấp vốn cho nền kinh tế Nông nghiệp cung cấp vốn cho nền kinh tế thế để đầu tƣ vào phát triển kinh tế nông nghiệp cung cấp vốn thông qua hai cách: trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp: thông qua thu thuế từ nông nghiệp (bao gồm thuế đất, xuất khẩu nông sản nhập tƣ liệu sản xuất nông nghiệp). Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, ra thuế đánh vào nông nghiệp rất cao và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn này. Gián tiếp: Thông qua chính sách tỷ giá hình cánh kéo giữa giá hàng nông sản và giá đầu vào nông nghiệp giá hàng tiêu dùng theo hƣớng ảnh giá hàng nông sản có xu hƣớng ổn định và tăng chậm. Trong khi giá đầu vào nông nghiệp và giá hàng tiêu dùng tăng nhanh. Đây là cách điều tiết thu nhập và lợi nhuận từ nông nghiệp nhằm tạo tích lũy cho công nghiệp, mở rộng vốn cho khu vực công nghiệp. Hầu hết các nƣớc đang phát triển đều áp dụng các chính sách thuế và tỷ giá hình cánh kéo để tạo vốn trên nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Chính sách điều tiết sẽ giảm dần khi trình độ phát triển kinh tế đƣợc nâng cao. 1.1.2.6 Đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế Theo Kuznets (1964) nông nghiệp có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Ngành kinh tế có hai khu vực: Nông nghiệp và phi nông nghiệp (Các ngành kinh tế còn lại) Với Ya giá trị GDP do nông nghiệp đóng góp, Yn Giá trị GDP do các ngành phi nông nghiệp đóng góp, và Y là tổng GDP của nền kinh tế Ta có: Y = Ya + Yn (1) Xem xét thay đổi GDP, ta có: ∆Y = ∆Ya + ∆Yn (2)
  8. 8 Từ phƣơng trình (2) ta mở rộng ∆Y = ∆Ya + ∆Yn Ya Yn ∆Y = ∆Ya + ∆Yn (3) Ya Yn ∆Ya ∆Yn ∆Y = (Ya) + (Yn) (4) Ya Yn Trong đó: ∆Ya : Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực nông nghiệp Ya ∆Yn : Tốc độ tăng trƣởng GDP khu vực phi nông nghiệp Yn Ta đặt: ∆Ya Ra = Ya ∆Yn Rn = Yn Viết lại phƣơng trình (4) ∆Y = Ra.Ya + Rn.Yn (5) Ra.Ya = ∆Y - Rn.Yn (6) Chia 2 vế của phƣơng trình (6) cho ∆Y, ta có: Ra.Ya Rn.Yn = 1 - (7) ∆Y ∆Y Thay phƣơng trình (5) vào phƣơng trình (7), ta có:
  9. 9 Ra.Ya Rn.Yn Ra.Ya = 1 - = (8) ∆Y Ra.Ya + Rn.Yn 1+ Rn.Yn Phƣơng trình (8) viết lại: Ra.Ya 1 = Rn.Yn (9) ∆Y 1 + = Ra.Ya Bên trái phƣơng trình (9) chia cho Y, ta có: Ra.Ya ∆Ya 1 Y Y = = (10) ∆Y ∆Y Rn.Yn 1 = Y Y Ra.Ya ∆Ya : Tốc độ tăng trƣởng GDP nông nghiệp tính theo GDP Y ∆Y : Tốc độ tăng trƣởng GDP Y ∆Ya Y : Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP ∆Y Y
  10. 10 Đặt ∆Ya Y : Đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng = ∆Y trƣởng GDP Y 1 = (11) Rn.Yn 1 + Ra.Ya *Ứng dụng Kuznets Ghatak và Ingersent (1984) ứng dụng công thức Kuznets trong việc xác định xu hƣớng đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP. Xác định đóng góp nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm Đặt Yt: GDP năm thứ t. Yt-1: GDP năm thứ (t-1) (Ya,t): GDP khu vực nông nghiệp trong năm thứ t (Ya,t-1): GDP khu vực nông nghiệp trong năm thứ (t-1) (Yn,t): GDP khu vực phi nông nghiệp trong năm thứ t (Yn,t-1): GDP khu vực phi nông nghiệp trong năm thứ (t-1) Rn: Tốc độ tang trƣởng của GDP khu vực phi nông nghiệp giữa năm thứ t và t-1. Ra: Tốc độ tăng trƣởng của GDP khu vực nông nghiệp giữa năm thứ t và t-1. Xác định đóng góp nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP đối với dài hạn. Mục tiêu: Xác định đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP trong thời kỳ năm thứ 0 đến năm thứ t. Ví dụ: Trong giai đoạn từ 1996 – 2016 của một quốc gia
  11. 11 1996 2016 1996 – 2006 2006 - 2016 Pa 0.35 0.15 Pn 0.65 0.85 Ra 0.01 0.038 Rn 0.08 0.081 Xác định đóng góp của nông nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP của năm 1996 và 2016? Trong bảng trên, cách tính nhƣ sau: (1) Xác định thời điểm trung gian: chia đôi thời gian. Trong bảng trên, năm trung gian là năm 2006. (2) Áp dụng công thức Kuznets tính cho năm đầu và năm cuối của kỳ phân tích (3) Năm đầu của kỳ phân tích (1996) Pa, Pn của năm đó là 0.35 và 0.65 Ra, Rn: là tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của giai đoạn gắn với năm đầu của kỳ phân tích là 0.01 và 0.08. Năm cuối của kỳ phân tích (2016) Pa, Pn của năm đó là 0.15 và 0.85 Ra, Rn là tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của giai đoạn gắn với năm cuối của kỳ phân tích 0.038 và 0.081. Đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của một biến số trong một giai đoạn. 1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất ra đời đầu tiên, gắn với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng, hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài trồng trọt và chăn nuôi còn bao gồm cả các ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Mặt khác, khi nghiên cứu giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp phải đặt nông nghiệp trong mối quan hệ mật thiết với kinh tế nông thôn và vấn đề nông dân.
  12. 12 Có thể nói nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ba vấn đề không thể tách rời trong quá trình phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng biệt, những đặc điểm đó có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tổ chức quản lý đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp Là những cơ thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi), chúng sinh trƣởng và phát triển theo những quy luật sinh vật riêng và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên (quy luật vận động của thời tiết, khí hậu ...). Do đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi nên sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tƣơi sống có hàm lƣợng nƣớc cao (có loại rất cao) nên chóng bị hỏng, gây tổn thất sau thu hoạch rất lớn. Có thể nói sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên và phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố đó. Vì vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp, con ngƣời không thể ngăn cản hay can thiệp thô bạo vào quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu và nhận thức đƣợc các quy luật đó để vận dụng thích hợp vào sản xuất.ũng nhƣ việc đề ra các Từ đặc điểm này có thể rút ra kết luận: Nông nghiệp không thể là một hệ thống kinh tế đơn thuần mà là một hệ thống sinh vật kỹ thuật. Nó là một trong những ngành kinh tế phức tạp nhất chính sách, giải pháp kinh tế đối với nông nghiệp. Nhận thức đặc điểm này giúp cho ta có biện pháp phân vùng, quy hoạch sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế (thế mạnh) từng vùng, từng địa phƣơng cũng nhƣ từng cơ sở sản xuất. Trong quá trình xây dựng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đƣa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý, yêu cầu về kỹ thuật sản xuất (kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch) của từng loại cây trồng, vật nuôi. Việc nghiên cứu sản xuất giống mới, nhập khẩu giống mới vào sản xuất nông nghiệp cần phải thận trọng, phải qua khảo nghiệm, kiểm tra chặt chẽ và phải đƣợc khu vực hoá đối với từng loại giống. Nếu việc bố trí các loại cây trồng, vật nuôi không phù hợp với từng vùng sinh thái từng loại đất đai hoặc nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật nuôi không thích hợp sẽ gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Nhận thức và vận dụng các quy luật sinh vật vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp không có nghĩa là con ngƣời hoàn toàn lệ thuộc vào chúng và bất lực trƣớc tự nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con ngƣời ngày càng có khả năng cải tạo tự nhiên, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Vì vậy, mỗi
  13. 13 quốc gia, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp trên cần có chiến lƣợc đầu tƣ cải tạo, chinh phục thiên nhiên, phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là những vùng có khả năng ... Do chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp thƣờng gặp phải thiên tai, gây thiệt hại lớn đến kết quả thu hoạch. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nƣớc phải nghiên cứu các chính sách bảo hiểm sản xuất, chính sách bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và chính sách hỗ trợ cho nông thôn khi có thiên tai nói riêng ... Do đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nên để giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu cần chú trọng đầu tƣ cho công nghệ sau thu hoạch nhƣ chế biến, bảo quản, vận chuyển, hệ thống kho chứa .v.v... Chu kỳ sản xuất nông nghiệp nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi Do đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sinh vật nên kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào quy luật sinh trƣởng, phát dục của từng loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy trong nông nghiệp chu kỳ sản xuất nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi. Đối với những cây trồng ngắn ngày (cây lƣơng thực, rau, đậu ...) hay những vật nuôi chóng cho sản phẩm (gia cầm) cũng phải từ 2 đến 3 tháng. Còn đối với những cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả ...), các loại gia súc lớn (trâu, bò ...) thì phải từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn nữa mới cho sản phẩm và cho thu hoạch trong nhiều năm. Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản (xây dựng vƣờn cây lâu năm), xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. Cần tính toán chặt chẽ nhu cầu vật tƣ, tiền vốn đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành thuận lợi. Việc nghiên cứu áp dụng các chính sách kinh tế, nhất là các chính sách tài chính, tín dụng vào nông nghiệp cần xem xét cụ thể cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây, con. Trong đó ngành tài chính, ngân hàng cần lƣu ý xác định thời hạn cho vay và lãi suất phù hợp với nông nghiệp. Cần áp dụng nhiều loại thời hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) để khuyến khích nông nghiệp (chủ yếu là nông dân) đầu tƣ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, khai thác lợi thế nông nghiệp nhiệt đới (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm ...) hoặc đầu tƣ cải tạo
  14. 14 đất đai ... Trong công tác tổ chức quản lý, cần áp dụng hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để ngƣời lao động quan tâm đến tất cả các khâu, các công đoạn của chu kỳ sản xuất nhằm đạt kết quả cuối cùng cao nhất. 1.1.3.1 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất lớn Do cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp có quy luật sinh trƣởng và phát triển riêng nên sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ rất rõ rệt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có thời kỳ nhu cầu tƣ liệu sản xuất, sức lao động, tiền vốn rất căng thẳng (thời kỳ làm đất, gieo trồng ...), ngƣợc lại có thời kỳ lại rất nhàn rỗi (thời kỳ chăm sóc). Mặt khác, do sự biến đổi của thời tiết, khí hậu giữa các mùa nên mỗi loại cây trồng thƣờng có sự thích nghi nhất định với điều kiện đó dẫn đến thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các loại cây trồng cũng rất khác nhau. Muốn hạn chế tính chất thời vụ cần lƣu ý, ở thời kỳ căng thẳng cần đảm bảo đủ nhu cầu về công cụ sản xuất, tập trung sức lao động, tiền vốn kịp thời. Cần có kế hoạch dự trữ vật tƣ, kỹ thuật; kế hoạch huy động sức lao động và vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trong lúc mùa vụ khẩn trƣơng. Để giảm bớt tình trạng nông nhàn, cần quan tâm phát triển nông nghiệp toàn diện, nhất là quan tâm khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn và các hoạt động dịch vụ ... Về phía Nhà nƣớc và các ngành dịch vụ nông nghiệp (tín dụng, vật tƣ, thuỷ nông ...) cần nghiên cứu thực hiện các chính sách, giải pháp để đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tƣ tiền vốn cũng nhƣ các dịch vụ kỹ thuật; đáp ứng kịp thời nhu cầu thời vụ của từng loại cây trồng. Do sản xuất và thu hoạch theo thời vụ nên quy luật cung cầu có tác động rất mạnh đến giá cả các loại nông sản (thông thƣờng giá giảm vào thời kỳ thu hoạch, tăng vào đầu kỳ hoặc cuối kỳ thu hoạch hay lúc giáp hạt). Vì vậy, Nhà nƣớc cần đầu tƣ nghiên cứu các chính sách và giải phát cụ thể để điều tiết cung cầu, đảm bảo lợi ích cho ngƣời sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn đối với lƣơng thực hoặc một số nông sản xuất khẩu chủ lực, khi giá thị trƣờng xuống quá thấp, gây bất lợi cho nông dân, Nhà nƣớc có thể quy định giá sàn và bắt buộc các tổ chức kinh doanh, xuất khẩu mua dự trữ. Trong thời gian dự trữ, các tổ chức đó đƣợc Nhà nƣớc cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, thậm chí không lấy lãi. Hoặc Nhà nƣớc đầu tƣ cho việc nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm để tránh tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian tiêu thụ có ích cho ngƣời sản xuất. 1.1.3.2 Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất
  15. 15 Trong nông nghiệp, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thiếu, không thể thay thế đƣợc. Ruộng đất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Nó không chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vai trò là tƣ liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Hậu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng ruộng đất. Mặt khác, hiệu quả sử dụng ruộng đất lại phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ các tƣ liệu sản xuất khác (vật tƣ, giống, thuỷ lợi ...), đầu tƣ vốn vào đơn vị diện tích đất đai sử dụng và phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, giải quyết mối quan hệ giữa ruộng đất và nông thôn. Ruộng đất tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất nhƣng nó có những đặc điểm khác với các tƣ liệu sản xuất khác: ruộng đất là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn về diện tích, có vị trí cố định và chất lƣợng đất đai không đồng đều giữa các vùng... Những đặc điểm đó ảnh có hƣởng lớn đến việc khai thác, sử dụng ruộng đất vì vậy cần đƣợc nghiên cứu và vận dụng một cách thích hợp vào thực tiễn phát triển nông nghiệp. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chính sách đầu tƣ cho công tác phân vùng, quy hoạch sử dụng ruộng đất, đầu tƣ xây dựng các công trình bảo vệ, cải tạo đất và sử dụng ruộng đất; chính sách thuế sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. 1.1.3.3 Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn phức tạp và mang tính khu vực rất rõ nét Hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm các khâu từ cung ứng các điều kiện sản xuất (cung ứng các yếu tố đầu vào) đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động đó đƣợc tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp, thuộc nhiều vùng lãnh thổ có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ lịch sử truyền thống rất khác nhau. Mỗi vùng, mỗi địa phƣơng có những lợi thế riêng, đồng thời cũng có những khó khăn, phức tạp trong khi phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Vì vậy sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao cần tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cần gắn phát triển nông nghiệp với lâm - ngƣ nghiệp và công nghiệp chế biến ở từng địa phƣơng, từng vùng lãnh thổ. Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá (vùng lúa, chè, cà phê, mía ...) cần gắn với việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
  16. 16 Để tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, cần làm tốt công tác phân vùng, quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng. Đồng thời, Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ đồng bộ cho các vùng, các địa phƣơng về cơ sở hạ tầng cũng nhƣ đầu tƣ cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là những vùng khó khăn, những vùng chậm phát triển. Cần nghiên cứu và thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với những vùng khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đối với những vùng có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, cần có chính sách ƣu tiên trong đầu tƣ vốn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các vùng đó. 1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp 1.2.1 Lý thuyết về tăng trƣởng nông nghiệp 1.2.1.1Mô hình Ricardo Ricardo (1871) đất sản xuất nông nghiệp ngày nay khái quát là tài nguyên tự nhiên là nguồn gốc của tăng trƣởng nông nghiệp. Ricardo cho rằng, đất là sản phẩm của tự nhiên và quy mua đất có bị giới hạn bởi tự nhiên, giới hạn này là giới hạn tuyệt đối. Ngoài ra nông nghiệp còn bị thêm một giới hạn nữa giới hạn tƣơng đối vì chỉ một phần của diện tích đất đƣợc sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nhƣ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bị giới hạn cả về tuyệt đối và tƣơng đối. Nói cách khác, các đất là tài nguyên khan hiếm của xã hội. Trong giai đoạn đầu của phát triển nông nghiệp trên thế giới, khi dân số còn nhỏ so với quy mô đất, ngƣời sản xuất nông nghiệp rồng đất chất lƣợng tốt để sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, dân số ngày càng tăng mà diện tích đất nông nghiệp không đổi, hơn nữa áp lực từ việc đáp ứng nhu cầu nông sản cho dân số và phát triển công nghiệp, ngƣời sản xuất nông nghiệp phải sản xuất trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại. Hệ quả là chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Để tối đa hóa lợi nhuận, ngƣời sản xuất sẽ sử dụng lợi dụng đầu tƣ trở lại sản xuất, bổ sung vào vốn sản xuất. Do đó, lợi nhuận nông nghiệp có xu hƣớng giảm nên vốn trong nông nghiệp cũng có xu hƣớng giảm. Vốn có quan hệ cùng chiều với sản lƣợng, hệ quả là ảnh hƣởng đến sản lƣợng nông nghiệp. Nhƣ vậy, theo Ricardo giới hạn đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng đến thay đổi sản lƣợng nông nghiệp. Thay đổi sản lƣợng theo thời gian là tăng trƣởng ảnh. Do đó, giới hạn đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng tăng trƣởng nông nghiệp.
  17. 17 * Ứng dụng vào hoạch định chính sách Các nguyên lý của lý thuyết Ricardo đã vận dụng trong phát triển nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển trên các khía cạnh sau đây: (1) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp Tài nguyên đất nông nghiệp là yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn do đó tăng trƣởng sản lƣợng nông nghiệp bằng cách mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giới hạn, khi hết khả năng mở rộng diện tích, thay đổi sản lƣợng sẽ bằng không, nhƣ vậy tăng trƣởng nông nghiệp bằng 0. Phƣơng thức sản xuất theo cách này gọi là phƣơng thức quảng canh hay tăng trƣởng theo bề rộng. Điều này gợi ý cho thế giới tìm cách tăng trƣởng sản lƣợng mà không phụ thuộc vào diện tích đất nông nghiệp. Ngày nay, trên thế giới đã có phƣơng thức sản xuất nông nghiệp thực hiện tăng sản lƣợng ngay trên mỗi đơn vị diện tích, do đó tăng trƣởng nông nghiệp vẫn gia tăng mà không phụ thuộc vào diện tích.. phƣơng thức sản xuất theo cách này đƣợc gọi là phƣơng thức thâm canh hay tăng trƣởng theo chiều sâu. Việc đƣa nhanh ứng dụng công nghệ mới nhƣ giống quy trình canh tác thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa ra tác động tăng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích. Ngày nay dân số thế giới tăng nhanh nhu cầu lƣơng thực thực phẩm tăng cao nhƣng nông nghiệp vẫn đáp ứng đƣợc. (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp nông thôn Quy mô diện tích đất nông nghiệp không đổi, dân số lao động nông nghiệp tăng, hệ quả là quy mô diện tích đất nông nghiệp tính trên lao động sẽ giảm, rất lại là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông dân. Nguồn lực này trở nên khan hiếm so với nguồn lực lao động, do đó sẽ xuất hiện tình trạng dƣ thừa lao động trong nông nghiệp và nông thôn, hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp sẽ rất thấp. Từ đó gợi ý cho thế giới, tìm cách sử dụng hiệu quả lao động trong nông nghiệp và nông thôn, ngày nay trên thế giới đã có cách nâng cao hiệu quả nhƣ sau: Gắn với phát triển của công nghiệp và dịch vụ, đẩy nhanh dịch chuyển lao động qua khu vực này. Trong nông nghiệp tiến hành đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp theo hƣớng đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề chế biến, ngành nghề truyền thống, ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái. 1.2.1.2 Mô hình hai khu vực
  18. 18 Mô hình hai khu vực đề cập đến tƣơng tác giữa hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trƣởng. Mô hình này do Lewis (1954) phát hiện ra đầu tiên và Oshima (1993) bổ sung. * Mô hình Lewis Theo Lewis (1954) Nguồn gốc của tăng trƣởng kinh tế chính là hiệu quả sử dụng lao động dƣ thừa trong khu vực nông nghiệp (L, labour). Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Nên sẽ dƣ thừa lao động trong khu vực nông nghiệp đễ mức sản phẩm biên của lao nghiệp bằng không. Y A Y 2,3 Y 1 Y 0 L L L L L o 1 2 3 A Hình 1.1: Khu vực nông nghiệp dƣ lao động *Mô hình Tân Cổ Điển (New Classical School) Luận điểm cơ bản Dƣới tác động của khoa học và công nghệ, chất lƣợng đất không ngừng nâng cao. Do đó đƣờng tổng sản phẩm sẽ không nằm ngang, MPa > 0. Y3 Y 2 Y 1 L L L LA 1 2 3 Hình 1.2: Khu vực nông nghiệp
  19. 19 Khi hút lao động dƣ thừa từ khu vực nông nghiệp, Wi sẽ tăng chứ không phải là không đổi. *Gợi ý chính sách: - Đầu tƣ cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm áp lực giá nông sản. - Đồng thời đầu tƣ cho cả công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động. *Mô hình Harry T. Oshima (1993) có 3 giai đoạn đầu tƣ và phát triển nông nghiệp Khu vực nông nghiệp có dƣ thừa lao động, nhƣng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng. Đầu tƣ chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi. Giai đoạn 1: Đầu tƣ cho nông nghiệp phát triển theo bề rộng - Đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp. - Không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, vốn đầu tƣ lớn nhƣ đầu tƣ cho công nghiệp. - Nông nghiệp mở rộng sản lƣợng và xuất khẩu tạo ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Giai đoạn 2: Đồng thời đầu tƣ phát triển theo bề rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn (trang trại) để mở rộng quy mô sản lƣợng. Công nghiệp: Phát triển công nghệ chế biến, tăng sản xuất sản phẩm đầu vào của nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động. Giai đoạn 3: Đồng thời đầu tƣ phát triển theo chiều sâu các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp: Đẩy nhanh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh họctăng năng suất lao động. Công nghiệp: Dịch chuyển hƣớng xuất khẩu, tang các ngành công nghiệp thâm vốn đầu tƣ, thu hẹp các ngành công nghiệp thâm dụng lao động.
  20. 20 Giải quyết các vấn đề thiếu hụt lao động và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 1.2.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp 1.2.2.1 Mô hình Todaro (1969) Theo Todaro, quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, tuần tự từ thấp đến cao Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (độc canh) - Sản lƣợng nông nghiệp tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa. - Sản lƣợng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lƣợng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp do áp dụng công nghệ sinh học. Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại (Chuyên môn hóa, quy mô trang trại) - Vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lƣợng *Ứng dụng chính sách: Các nguyên lý của Torado đƣợc vận dụng phát triển nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất: nhận diện xu hƣớng phát triển nông nghiệp theo xu hƣớng 3 giai đoạn, vốn và công nghệ là lợi thế lớn trong quy mô sản xuất lớn. Thứ hai: trình độ phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia đều qua ba bƣớc, độc canh, đa canh và chuyên môn hóa với hình thức sản xuất trang trại. 1.2.2.2 Mô hình Park (1992) Quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển, sản lƣợng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và đƣợc mô tả dƣới dạng hàm sản xuất. Giai đoạn 1: Sơ khai Y = F(N,L) (1) Y: Sản lƣợng nông nghiệp N: Yếu tố tự nhiên (Nature) L: Lao động (Labour)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2