intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế phát triển: Bài 5 - ThS. Vũ Thị Phương Thảo

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

57
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 5: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế" tìm hiểu đặc điểm và phân loại tài nguyên thiên nhiên; vai trò của tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế; địa tô và giá trị thị trường của tài nguyên; chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế phát triển: Bài 5 - ThS. Vũ Thị Phương Thảo

  1. BÀI 5 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ThS. Vũ Thị Phương Thảo 1 v1.0012109218
  2. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Với khoảng 0,4ha diện tích đất tự nhiên và chỉ có 0,1ha diện tích đất nông nghiệp/đầu người, Việt Nam là một trong số nước đông dân nhất thế giới. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng tạo thêm áp lực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên của Việt Nam. Do vậy mà đòi hỏi các cấp quản lý phải chú ý hơn đến cách phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực này. Theo anh (chị) tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình  tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. 2 v1.0012109218
  3. MỤC TIÊU Nắm vững đặc điểm, vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế Hiểu được chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Nắm được mục tiêu của phát triển bền vững 3 v1.0012109218
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC 1 Đặc điểm và phân loại tài nguyên thiên nhiên 2 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3 Địa tô và giá trị thị trường của tài nguyên 4 Chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên 5 Phát triển bền vững 4 v1.0012109218
  5. 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1.1. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên 1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 1.3. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên 5 v1.0012109218
  6. 1.1. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN • Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất… Con người có thể khai thác và sử dụng những ích lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình. • Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:  Là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng;  Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.  Tóm lại: Đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quý hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả. 6 v1.0012109218
  7. 1.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Phân loại theo công dụng Phân loại theo khả năng tái sinh • Nguồn năng lượng; • Tài nguyên hữu hạn: • Khoáng sản;  Nhóm tài nguyên không thể tái tạo được: • Nguồn tài nguyên rừng; là những tài nguyên có quy mô không thay • Đất đai; đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử • Nguồn nước; dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính chất hóa, lý như các loại khoáng sản, kim loại, • Biển và thủy sản; than đá, dầu mỏ… • Khí hậu.  Nhóm tài nguyên có thể tái tạo: bao gồm rừng, thổ nhưỡng; các loại động thực vật trên cạn và dưới nước… • Tài nguyên vô hạn: là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không cần đến sự tác động của con người. 7 v1.0012109218
  8. 1.3. SỞ HỮU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN • Để khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, một trong những biện pháp quan trọng mà hầu hết tất cả các nước đều quan tâm là xác định quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên. • Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn tài nguyên đều thuộc phạm vi cần xác định quyền sở hữu như năng lượng mặt trời, không khí, sức gió… • Sở hữu tài nguyên luôn gắn liền với sở hữu đất đai và có thể nói hình thức sở hữu rất khác nhau ở giữa các quốc gia. 8 v1.0012109218
  9. 1.3. SỞ HỮU TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN • Ở Bôlivia, Chi Lê, Braxin, Peru, Inđônêsia, Thái Lan, Malaisia… mặt đất thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân nhưng toàn bộ tài nguyên trong lòng đất đều thuộc sở hữu Nhà nước. • Ở Mỹ sở hữu mặt đất và quyền sở hữu tài nguyên, khoáng sản trong lòng đất là hoàn toàn thống nhất với nhau và được chia theo 3 cấp: Chính phủ liên bang, Chính phủ bang và các công ty tư nhân. • Ở Việt Nam, quyền sở hữu mặt đất và tài nguyên trong lòng đất cùng thống nhất với nhau và thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại diện. 9 v1.0012109218
  10. 2. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ • Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất; • Là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định. 10 v1.0012109218
  11. 3. ĐỊA TÔ VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA TÀI NGUYÊN 3.1. Các loại địa tô 3.2. Giá thị trường của địa tô 11 v1.0012109218
  12. 3.1. CÁC LOẠI ĐỊA TÔ • Địa tô là mức giá cho thuê tài nguyên thiên nhiên mà người chủ sở hữu tài nguyên nhận được khi cho cá nhân hoặc tổ chức thuê tài nguyên thiên nhiên. • Các loại địa tô:  Địa tô tuyệt đối: Là khoản chi phí mà người khai thác tài nguyên phải trả cho chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính chất quý hiếm của nguồn tài nguyên.  Địa tô chênh lệch: Là phần chi phí tăng thêm so với địa tô tuyệt đối mà người khai thác tài nguyên trả cho chủ sở hữu tài nguyên xuất phát từ tính không đồng nhất về trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác.  Địa tô chênh lệch I;  Địa tô chênh lệch II;  Địa tô chênh lệch III.  Địa tô độc quyền: Địa tô độc quyền xuất phát từ tính độc quyền trong khai thác, thường do các công ty đa quốc gia thực hiện. Địa tô độc quyền luôn gắn với độc quyền sở hữu đất đai, độc chiếm tài nguyên thiên nhiên có điều kiện thuận lợi do đó cản trở sự cạnh tranh, tạo giá cả tài nguyên độc quyền. 12 v1.0012109218
  13. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Việc xác định địa tô không dễ dàng, theo anh (chị) lý do của vấn đề này là gì? 13 v1.0012109218
  14. 3.2. GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA TÀI NGUYÊN • Quyền sử dụng tài nguyên được coi là một hàng hóa – có giá trị và có thể mua bán, trao đổi trên thị trường. Giá trị thị trường của hàng hóa là quyền sử dụng tài nguyên phụ thuộc vào khả năng sinh lời của nó. • Giá trị thị trường của tài nguyên là tổng lãi ròng kinh tế của quyền sử dụng tài nguyên trong khoảng thời gian nhất định được quy đổi về năm hiện tại theo tỷ lệ lãi suất xác định của vốn đầu tư. 14 v1.0012109218
  15. 4. CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 4.1. Xác định hợp lý mức địa tô tài nguyên 4.2. Vấn đề xuất khẩu sản phẩm thô 4.3. Các nguyên tắc cần được áp dụng trong quá trình khai thác tài nguyên 15 v1.0012109218
  16. 4.1. XÁC ĐỊNH HỢP LÝ MỨC ĐỊA TÔ TÀI NGUYÊN • Ở các nước đang phát triển, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên về kinh tế bằng cách thu địa tô đối với các công ty khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Địa tô tài nguyên không chỉ là thu nhập mà còn là công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết việc khai thác tài nguyên. • Địa tô tài nguyên có 3 hình thức: Địa tô tuyệt đối; địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền. 16 v1.0012109218
  17. 4.2. VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÔ • Những nước đang phát triển có tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện tự nhiên thuận lợi để tăng trưởng kinh tế bằng cách xuất khẩu sản phẩm thô như: các loại khoáng sản, nguyên liệu, lương thực thực phẩm… • Tuy nhiên xuất khẩu sản phẩm thô có những mặt trái sau:  Khách hàng chủ yếu mua sản phẩm thô là các nước phát triển nhưng nhu cầu về các loại sản phẩm thô của các nước này lại tăng chậm hơn rất nhiều so với mức tăng thu nhập của họ;  Ngay cả khi xuất khẩu sản phẩm thô tăng nhanh thì thu nhập cũng không tăng nhanh như mong muốn;  Các nước xuất khẩu sản phẩm thô buộc phải nhập khẩu hàng chế tạo và các sản phẩm cao cấp;  Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thô làm cho tài nguyên thiên nhiên sớm cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm. 17 v1.0012109218
  18. 4.3. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN • Bất kỳ dự án khai thác nguồn tài nguyên nào cũng chỉ được cấp giấy phép hoạt động khi đưa ra được những biện pháp đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường. • Đối với tài nguyên sinh thái, việc khai thác chỉ ở trong giới hạn có khả năng tái sinh. • Sử dụng công nghệ khai thác tài nguyên hợp lý nhằm tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. • Trang bị những kiến thức cần thiết về tài nguyên và môi trường cho mọi công dân. • Có hệ thống pháp luật đồng bộ và bộ máy thi hành pháp luật đủ mạnh để bảo vệ tài nguyên và môi trường. 18 v1.0012109218
  19. CÂU HỎI TƯƠNG TÁC Tại sao các nước đang phát triển cần phải coi xuất khẩu sản phẩm thô là giải pháp tình thế? 19 v1.0012109218
  20. 5. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5.1. Hạn chế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên 5.2. Phát triển bền vững 20 v1.0012109218
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0