Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 7: Xây dựng cơ bản với phát triển kinh tế
lượt xem 3
download
Chương 7: Xây dựng cơ bản với phát triển kinh tế có mục tiêu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của ngành xây dựng cơ bản; những nguyên nhân, khó khăn trong quản lý ngành. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 7: Xây dựng cơ bản với phát triển kinh tế
- Chương 7 XÂY DỰNG CƠ BẢN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Mục đích –Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của ngành xdcb –Những nguyên nhân, khó khăn trong quản lý ngành Yêu cầu –Nắm được đặc điểm của xdcb và những vấn đề cần quan tâm từ mỗi đặc điểm –Nắm được vai trò của xdcb và nhận thức, vận dụng trong phát triển ngành –Những vấn đề chủ yếu trong phát triển ngành
- I. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 1.1. Một số khái niệm - XDCB là ngành sản xuất vật chất có chức năng tạo ra TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân - Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất đai được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. - Công nghiệp xây dựng bao gồm các doanh nghiệp xây dựng chuyên nhận thầu xây lắp công trình cho các chủ đầu tư xây dựng ở mọi lĩnh vực. - Tư vấn đầu tư và xây dựng là một dịch vụ trí tuệ, cung ứng cho khách hàng những lời khuyên và giúp đỡ, hướng dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó.
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 1. Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định •Vấn đề lựa chọn địa điểm xây dựng phải cẩn trọng •Lực lượng thi công phải di chuyển dẫn đến tốn kém và ảnh hưởng tới người lao động. Cần chú trọng sử dụng các nguồn lực tại chỗ và có chính sách với người lao động. •Điều kiện làm việc phụ thuộc vào địa điểm thi công. Cần có biện pháp bảo đảm an toàn và hiệu quả của hoạt động sản xuất.
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 2. Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài •Sản phẩm xây dựng từ khi hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đến khi phải loại bỏ trải qua thời gian dài nhiều năm (Thậm chí vĩnh cửu). •Phải đặc biệt coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình •Phải chú ý đến xu hướng phát triển lâu dài của nhu cầu, xu hướng tiến bộ khoa học và công nghệ
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 3. Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Nội dung - Sản phẩm xây dựng quy mô lớn về vật chất, tiêu hao lớn vật tư, lao động, tiền vốn. - Sản phẩm xây dựng có phần nổi, phần chìm, bị che khuất. - Có nhiều bộ phận, kết cấu, chất lượng không đồng đều… •Vấn đề cần quan tâm –Việc phối hợp giữa các lực lượng thi công cần được coi trọng –Công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện trong từng giai đoạn tạo nên sản phẩm.
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 4. Thời gian xây dựng công trình thường dài Vấn đề đặt ra – Thiệt hại do ứ đọng vốn có thể rất lớn – Làm tăng các yếu tố rủi ro (thời tiết, các điều kiện kinh tế vĩ mô, công nghệ thay đổi). => Vì vậy Tìm cách rút ngắn thời gian thi công đến mức hợp lý. Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp. Đưa vào sử dụng từng phần theo phương thức cuốn chiếu.
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 5. Sản phẩm mang tính chất đơn chiếc theo đơn đặt hàng dẫn đến rủi ro và chi phí tăng lên Vấn đề đặt ra - Nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng - Tăng cường tiêu chuẩn hóa để giảm tính đặc thù - Việc định giá công trình phải thực hiện trước khi triển khai xây dựng
- 1.2. ĐẶc điỂm cỦa XDCB 6. Hoạt động xây dựng chủ yếu ở ngoài trời phải chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên, điều kiện làm việc nặng nhọc. Vấn đề đặt ra - Phải lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu. - Có chính sách thích hợp đối với người lao động (chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động, tiền lương, tiền thưởng, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động) - Xử lý các thiệt hại do thiên nhiên gây ra đối với công trình xây dựng. - Tổ chức tốt việc bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang để tránh hư hỏng, mất mát.
- II. Vai trò cỦa xây dỰng cơ bẢn • Tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. • Có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. • Góp phần đẩy nhanh việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. • Là điều kiện quan trọng để cải thiện đời sống Nhân dân. • Có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tiềm lực quốc phòng của đất nước.
- III. NhỮng vẤn đỀ chỦ yẾu phát triỂn xây dỰng cơ bẢn Ở ViỆt Nam 3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch trong XDCB Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị, xây dựng điểm dân cư nông thôn –Quy hoạch xây dựng vùng là việc bố trí hợp lý các đô thị, điểm dân cư, các cơ sở sản xuất chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng trên phạm vi địa giới hành chính. –Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể. –Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng của điểm dân cư
- Yêu cẦu đỐi vỚi công tác quy hoẠch • Cần có tầm nhìn chiến lược, phải thể hiện được xu hướng phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Cần đặc biệt coi trọng công tác dự báo, dự đoán. • Quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học: thông tin đầy đủ và tin cậy, phương pháp khoa học. • Đảm bảo tính đồng bộ trong công tác quy hoạch. • Đảm bảo tính linh hoạt trong công tác quy
- III. NhỮng vẤn đỀ chỦ yẾu… (TiẾp) 3.2. Chống thất thoát, lãng phí và nâng cao chất lượng công trình trong xây dựng cơ bản. • Thất thoát: Là tình trạng một phần vốn đầu tư dự kiến bỏ vào công trình bị rút ra và sử dụng sai mục đích. • Lãng phí: Là việc sử dụng vốn đầu tư vượt quá mức cần thiết, không hợp lý, không đúng mục tiêu hoặc không hiệu quả, hiệu quả thấp. • Chất lượng công trình xây dựng: Là thỏa
- MỐi quan hỆ thẤt thoát, lãng phí vỚi chấ t lượng công trình không bẢo đẢm Thất thoát, lãng phí thường dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo vì một phần vốn bị mất đi và không tạo nên giá trị công trình. Ngược lại, xác định yêu cầu chất lượng không phù hợp hoặc xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng lại là nguyên nhân quan trọng của sự lãng phí.
- Nguyên nhân cơ bẢn cỦa tình trẠng thẤt thoát, lãng phí và chẤt lưỢng kém cỦa các công trình XDCB • Do đặc điểm của XDCB làm cho tình trạng thất thoát, lãng phí cũng như chất lượng sản phẩm thấp dễ xảy ra. • Do duy trì khu vực kinh tế nhà nước quá lớn dẫn đến tình trạng “vô chủ” là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và tiêu cực. • Do hệ thống Luật pháp thiếu đồng bộ và còn nhiều kẽ hở, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm cộng thêm tình trạng tham nhũng, tiêu cực tràn lan.
- Nguyên nhân cơ bẢn (TiẾp) • Do tồn tại cơ chế “xin-cho” dẫn đến tình trạng không cần quan tâm đến hiệu quả. • Do yếu kém trong công tác qui hoạch (Mang tính nhiệm kỳ). • Do xác định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư không chính xác. • Do bố trí vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải. • Do hạn chế của người lao động về: Trình độ, đạo đức nghề nghiệp. • Do tính cạnh tranh trên thị trường xây dựng chưa cao.
- MỘt sỐ giẢi pháp chỐng thẤt thoát, lãng phí và nâng cao chẤt lưỢng công trình XDCB • Thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước để có thể quản lý một cách hiệu quả, khắc phục tình trạng “vô chủ” trong khu vực này. • Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi luật pháp. • Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong xác định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. • Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - ThS. Trần Minh Trí
20 p | 435 | 67
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế
8 p | 218 | 33
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 4 - TS. Lê Ngọc Uyên
16 p | 106 | 14
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Phạm Thu Hằng
17 p | 176 | 13
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội - Phan Thị Kim Phương
16 p | 105 | 11
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Vốn với phát triển kinh tế
15 p | 109 | 11
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 1 - GV. Phạm Thu Hằng
17 p | 67 | 8
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Lao động với phát triển kinh tế
11 p | 117 | 8
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 2 - ThS. Hoàng Bảo Trâm
14 p | 125 | 8
-
Bài giảng Kinh tế phát triển nâng cao (Advanced development economics) - Chương 4: Đầu tư và tài chính ở các nước đang phát triển
19 p | 27 | 5
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 2: Các lý thuyết và mô hình phát triển kinh tế (Trường ĐH Thương Mại)
11 p | 41 | 5
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 2 - ThS. Hoàng Bảo Trâm
18 p | 100 | 4
-
Bài giảng Kinh tế phát triển - Chương 4: Các ngành kinh tế với tăng trưởng và phát triển (Trường ĐH Thương Mại)
17 p | 31 | 3
-
Bài giảng Kinh tế phát triển nâng cao (Advanced development economics) - Chương 1: Tăng trưởng và phát triển
12 p | 32 | 3
-
Bài giảng Kinh tế phát triển nâng cao (Advanced development economics) - Chương 2: Nhà nước và thị trường ở các nước đang phát triển
9 p | 33 | 3
-
Bài giảng Kinh tế phát triển nâng cao (Advanced development economics) - Chương 3: Thương mại với quá trình phát triển
14 p | 25 | 3
-
Bài giảng Kinh tế phát triển 2: Chương 0 - Phan Tiến Ngọc
17 p | 7 | 1
-
Bài giảng Kinh tế phát triển 2: Chương 2 - Phan Tiến Ngọc
15 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn