TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
Khoa Kinh tế và Quản lý<br />
PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
KINH TẾ<br />
TÀI NGUYÊN NƯỚC 1<br />
(Dùng cho các lớp Cao học)<br />
<br />
HÀ NỘI – 6/2011<br />
<br />
i<br />
<br />
Môc lôc<br />
Chương 1 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC<br />
1.1 Đặt vấn đề<br />
1.2 Nhu cầu dùng nước và sử dụng nước<br />
1. 3 Quy hoạch tài nguyên nước<br />
1.3.1 Các phương pháp lập quy hoạch<br />
1.3.2 Quy hoạch tài nguyên nước ở Việt Nam<br />
1.4 Pháp chế<br />
1.4.1 Giới thiệu chung<br />
1.4.2 Luật tài nguyên nước và pháp chế sau luật<br />
1.5 Những chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên nước<br />
1.6 Cấp quản lý<br />
1.7 Các nhóm dùng nước<br />
1.7.1 Khái niệm chung<br />
1.7.2 Các nhóm dùng nước<br />
1.8 Đồng bằng Mê Kông và lưu vực sông Mê Kông<br />
1.9 Xu thế quản lý tài nguyên nước quốc gia<br />
Tài liệu tham khảo chương 1<br />
CHƯƠNG 2 Kinh tế cấp nước công cộng<br />
2.1<br />
Tổng quan<br />
2.2<br />
<br />
Các thành phần chi phí<br />
<br />
2.2.1 Sự cần thiết xác định giá nước<br />
2.2.2 Các thành phần chi phí của nước<br />
2.3<br />
Phân tích kinh tế và tài chính<br />
2.3.1 Thặng dư xã hội<br />
2.3.2 Phân tích tài chính và kinh tế<br />
2.4<br />
Cân bằng cung cấp nước và nhu cầu dùng nước<br />
2.5<br />
Đánh giá giá trị của nước<br />
2.5.1 Đặt vấn đề<br />
2.5.2 Thảo luận các phương pháp đánh giá<br />
2.6<br />
Phí, thuế và trợ cấp<br />
2.7<br />
<br />
Thảo luận<br />
<br />
Tài liệu tham khảo chương 2<br />
<br />
ii<br />
Chương 3 Kinh tế năng lượng thuỷ điện<br />
3.1 Tổng quan về thuỷ điển ở Việt Nam<br />
3.2 Phân tích chi phí và lợi ích<br />
3.2.1 Các bước tiến hành của phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng<br />
3.2.2 Xác định các tác động tiềm năng<br />
3.2.3 Đánh giá kinh tế các tác động và phương pháp đánh giá thích hợp<br />
3.3 Tiêu chí đánh giá dự án<br />
3.3.1 Giá trị hiện tại và tỉ lệ chiết khấu<br />
3.3.2 Các chỉ tiêu để đánh giá dự án<br />
3.4 Các bước phân tích độ nhạy<br />
3.4.1 Xác định các biến quan trọng<br />
3.4.2. Tính toán kết quả của những thay đổi trong những biến số chính<br />
3.4.3 Kết luận từ sự phân tích độ nhạy<br />
3.5 Đưa ra phương án tốt nhất<br />
3.6 Tổng giá trị kinh tế, đánh giá hệ sinh thái<br />
3.7 Kinh tế sử dụng nước đa mục tiêu<br />
3.7.1 Một thách thức để cân bằng lợi ích – chi phí để cho sự cần thiết<br />
3.7.2 Khó khăn trong việc cân bằng “Chi phí – lợi ích” và “Nhu cầu”<br />
3.7.3 Bảo vệ môi trường và chi phí đền bù đối với công trình thuỷ điện Yali<br />
3.8 Thảo luận: Phương pháp, áp dụng và các hạn chế của chúng<br />
Tài liệu tham khảo chương 3<br />
CHƯƠNG 4 NHỮNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN<br />
NUỚC CÔNG CỘNG<br />
4.1 Tổng quan<br />
4.2<br />
<br />
Cơ hội và thách thức<br />
<br />
4.3 Sự quản trị tốt<br />
4.4 Thu nhập chi phí và hoàn trả lại chi phí<br />
4.5 Thuế và trợ cấp<br />
4.5.1 Thuế<br />
4.5.2 Trợ cấp<br />
4.6<br />
<br />
Những thách thức quốc tế đối với Việt Nam<br />
<br />
4.7 Các chỉ số giám sát<br />
4.8 Ví dụ áp dụng quản lý cho một dự án<br />
Tài liệu tham khảo chương 4<br />
<br />
iii<br />
Lời nói đầu<br />
Kinh tế Tài nguyên nước 1 là môn học được giảng dạy cho cao học thạc sỹ cho<br />
các học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và<br />
Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi.<br />
Môn học nhằm cung cấp cho các học viên các khả năng chính chắc chắn về Kinh tế<br />
Tài nguyên nước, bao hàm toàn bộ các khái niệm quan trọng và các phương pháp, mà<br />
chúng sẽ được giải thích trong ngữ cảnh của các áp dựng được lựa chọn:<br />
•<br />
Kinh tế cấp nước công cộng<br />
•<br />
Kinh tế năng lượng thuỷ điện<br />
Hơn nữa các học viên sẽ được đưa ra để ứng dụng kinh tế đối với các vấn đề liên quan<br />
đến quản lý tài nguyên nước công cộng và đối với chiến lược phát triển quôc gia.<br />
Sau khi học xong môn học này, các học viên sẽ:<br />
•<br />
Hiểu được về các khái niệm và phương pháp quan trọng về phân tích kinh tế trong<br />
quản lý tài nguyên nước, hiểu được các áp dụng và giới hạn điển hình của chúng;<br />
•<br />
Hiểu được làm thế nào để áp dụng số liệu và phương pháp đối với phân tích thực<br />
tế;<br />
•<br />
Hiểu được làm thế nào áp dụng số liệu và phương pháp trong một cách tới hạn; và<br />
•<br />
Có thể viết báo cáo rõ ràng mạch lạc, trong khi giải thích các tính không chắc<br />
chắn và các giả định.<br />
Bài giảng bao gồm 4 chương, do PGS. TS. Ngô Thị Thanh Vân biên soạn.<br />
Bài giảng được soạn mới nên không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được<br />
sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ<br />
email: vanngo@wru.vn<br />
Tác giả<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC<br />
1.1 Đặt vấn đề<br />
Quản lý tài nguyên nước là tập hợp các hoạt động mang tính kỹ thuật, thể chế, quản<br />
lý, luật pháp và vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, phát triển và quản lý tài<br />
nguyên nước một cách bền vững.<br />
Quản lý tài nguyên nước còn có thể coi là một quá trình bao gồm toàn bộ các hoạt động<br />
quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi.<br />
<br />
Hình1.1: Quản lý bền vững tài nguyên nước<br />
Hình 1.1 cho thấy biểu đồ khái niệm quản lý tài nguyên nước vì sự phát triển bền vững.<br />
Điểm trọng tâm của quản lý tài nguyên nước bền vững là sự cân bằng giữa cung và cầu<br />
về nước liên quan tới hàng hoá và dịch vụ. Hệ thống thuỷ lợi (WRS), bao gồm cơ sở hạ<br />
tầng công trình thuỷ lợi (tự nhiên và nhân tạo) và nền tảng thể chế, chính sách, pháp<br />
luật (khuôn khổ thể chế), sẽ cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho đối tượng sử dụng nước<br />
(WU). Đây là các hoạt động sử dụng nước trong cộng đồng. WRS chỉ cung cấp nước<br />
cho các hộ dùng nước (WU) trên cơ sở nhu cầu thực tế, thường được biểu hiện dưới<br />
mức sẵn sàng trả chi phí nước, chứ không phải là trên cơ sở dự đoán mơ hồ. Mức quan<br />
tâm thực tế của WU là điều kiện cần có để đảm bảo sự bền vững của cung cả về số<br />
lượng lẫn chất lượng.<br />
Các hoạt động phát triển tài nguyên nước diễn ra trong mối tương quan giữa WRS và<br />
WU. Các hoạt động này ảnh hưởng đến cả thực trạng của cơ sở nguồn lực môi trường<br />
<br />