intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ năng viết tin bài - ThS. Lê Công Minh

Chia sẻ: Trang đặng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

259
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của Bài giảng Kỹ năng viết tin bài do ThS. Lê Công Minh biên soạn là nhằm giúp cho các bạn mô tả đúng khái niệm cơ bản; trình bày cấu trúc cơ bản của tin, bài; thực hành thành thạo viết tin, bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng viết tin bài - ThS. Lê Công Minh

  1. KỸ NĂNG VIẾT TIN BÀI Ths. Lê Công Minh Khoa GD&NCSK Viện VSYTCC TP.HCM
  2. MỤC TIÊU Sau 2 buổi tập huấn, học viên có khả năng: • Mô tả đúng khái niệm cơ bản. • Trình bày cấu trúc cơ bản của tin, bài. • Thực hành thành thạo viết tin, bài.
  3. NỘI DUNG LÝ THUYẾT: (buổi 1) • Khái niệm về tin tức • Các thể lọai tin, bài • Tính chất của một tin, bài • Cấu trúc cơ bản của bài viết - Chức năng của tít và cách viết tích hay - Cách mở đầu cho một bài viết • Các dạng kết cấu của tin, bài • Làm thế nào để viết được tin, bài. THỰC HÀNH: (buổi 2) • Các bước để hoàn thành tin, bài • Nguyên tắc tổ chức các thành phần của bài báo
  4. 1- KHÁI NIỆM Cái gì là tin? • Tin tức là thông tin quan trọng hoặc thú vị, khác thường và có tác động tới nhiều người. "Chuyện một con chó cắn một người không phải là tin. Nhưng nếu một người cắn một con chó thì đó là tin." • Đôi khi tin chỉ đơn giản là những cái mà những người quan trọng, có tên tuổi hoặc nổi tiếng nói hoặc làm.
  5. 1- KHÁI NIỆM Tin thời sự: - Đôi khi còn gọi là tin sốt dẻo - Tin đang diễn biến về các sự kiện vừa xảy ra và cần thông báo ngay cho các độc giả.
  6. 1- KHÁI NIỆM Tin Phóng sự - Đôi khi còn gọi là tin nhẹ. - Phóng sự không những nhằm mục đích thông tin cho độc giả biết, mà còn gợi cho độc giả phải suy nghĩ nhiều về một tình huống hay một vấn đề nào đó. - Hoặc phóng sự chỉ để giải trí. - Phóng sự đi sâu vào chi tiết hơn là các tin thời sự.
  7. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 1- Chính xác 2- Kiểm chứng 3- Khách quan 4- Xác định xuất xứ 5- Cân đối và công bằng 6- Trong sáng 7- Hoàn thiện 8- Tòan cảnh và bối cảnh
  8. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 1- Chính xác Cần phải đưa tin thật chính xác, nếu không, độc giả sẽ không tín nhiệm. Các sai sót có thể làm hại đến các nguồn tin và độc giả.
  9. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 2- Kiểm chứng • Không nên đăng tải những tin dễ gây tranh cãi mà không kiểm chứng. • Nên kiểm chứng bằng cách đến tận nơi hoặc yêu cầu những ai chứng kiến tận mắt xác nhận sự việc. • Nên xem những tài liệu chứng tỏ sự việc có thật.
  10. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 3- Khách quan Luôn luôn tường thuật sự thật một cách trung lập và giữ không để ý kiến cũng như tình cảm của mình len lỏi vào bài.
  11. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 4- Xác định xuất xứ • Xác định nguồn tin. • Viết lại những gì mắt thấy tai nghe tại đó. • Ghi rõ xuất xứ những lời trích dẫn, cũng như những lời mô tả hay giải thích về sự kiện (bạn không chứng kiến). • Chúng ta nên ghi xuất xứ các nguồn tin: tên, chức vụ nghề nghiệp và các chi tiết khác, nếu có.
  12. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 5- Cân đối và công bằng • Mỗi câu chuyện đều có nhiều mặt khác nhau. Vì thế phỏng vấn nhiều nguồn tin. • Bài viết sẽ cân đối nếu bạn cho thấy quan điểm của cả hai phía trong một vấn đề. • Bài viết của bạn là công bằng khi không thiên vị bất cứ bên nào. • Điều này không có nghĩa là bạn phải dành chỗ ngang nhau cho mỗi quan điểm.
  13. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 6- Trong sáng • Bài viết thật trong sáng để độc giả có thể dễ hiểu. • Dùng các từ đơn giản. • Gọn gàng. Không dùng nhiều chữ hơn cần thiết. Viết cụ thể, và tránh nói chung chung. • Chữ ngắn và viết câu ngắn. Tránh dùng thuật ngữ, hay những chữ lóng của các chuyên gia.
  14. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 7- Hoàn thiện • Không nên để thiếu bất cứ một yếu tố quan trọng nào. • Trả lời năm chữ W và một chữ H và • Những yếu tố then chốt đó là gì tùy ở chỗ bài của bạn.
  15. 2- Những điều cần thiết để có tin hay 8- Tòan cảnh và bối cảnh • Toàn cảnh có nghĩa là tình hình chung hiện tại có liên quan đến diễn biến sự kiện mới này. • Bối cảnh có nghĩa là những gì xảy ra trong quá khứ có liên quan đến diễn biến sự kiện này.
  16. 3- PHÂN LỌAI 1)Tin ngắn: • Thể loại ngắn nhất. Tin ngắn chỉ dài một đoạn. Khoảng 40 từ, gần 300 kí tự. • Giữ lại thông tin chính, cô đọng chúng một cách tối đa bằng cách dùng từ ngữ đơn giản, chính xác.
  17. 3- PHÂN LỌAI 1)Tin ngắn (tt): • Không có tít. Những từ đầu tiên là những từ khóa (mang thông tin), đôi khi được in đậm. Chúng giữ vai trò là tít. • Dòng đầu tiên thường bắt đầu bằng một kí tự gọi là "con bọ". Câu đầu tiên thường súc tích dưới dạng chủ ngữ-động từ-bổ ngữ (ai và cái gì).
  18. 3- PHÂN LỌAI 2- Tin sâu: • Tin sâu giống như tin ngắn nhưng dài hơn. Ít khi nó vượt quá 2000 kí tự. • Nó cho phép phát triển một chút thông tin và giải thích thêm (như thế nào, tại sao). • Có thể nhắc lại những sự việc diễn ra trước đó, đưa ra những thông tin về tiểu sử, trích dẫn một số lời phát biểu. • Chỉ đưa ra một thông tin duy nhất.
  19. 3- PHÂN LỌAI 2- Tin sâu (tt): • Có thể gồm nhiều đoạn: đoạn đầu là tin ngắn. Tin sâu có một tít mang tính thông tin nhưng không có sapô. Nếu dài, nó có thể có tít xen. • Có kết cấu kim tự tháp ngược.
  20. 3- PHÂN LỌAI 3- Bài tổng hợp hay đề tài khai thác lại: • Đây là thể loại viết từ những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn: tin nhanh, tư liệu, tuyên bố, họp báo… Thông tin phong phú hơn so với tin sâu. • Người ta đưa ra nhiều giải thích. • Bài tổng hợp không nhất thiết viết về một sự kiện thời sự, mà cho phép "điểm lại" chủ đề. • Nó rất phổ biến trong các tờ báo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2