intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật đỡ sanh - BS. Trần Thị Nhật Vy (ĐH Y dược TP. HCM)

Chia sẻ: Nga Nga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

121
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật đỡ sanh giớ thiệu tới các bạn về những dụng cụ cần chuẩn bị để đỡ sanh; cách chuẩn bị bệnh nhân; các kỹ thuật và yêu cầu khi đỡ sanh đầu, sanh vai, sổ nhau. Đây là những kiến thức vô cùng hữu ích đối với các bạn chuyên ngành Sản khoa và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật đỡ sanh - BS. Trần Thị Nhật Vy (ĐH Y dược TP. HCM)

  1. ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÁC SĨ GIA ĐÌNH KỸ THUẬT ĐỠ SANH Bs. TRẦN THỊ NHẬT VY
  2. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ  Đèn gù  Bộ khăn vải vô trùng  Dụng cụ sát khuẩn  Bộ dụng cụ cắt may Tầng sinh môn  Thuốc tê Lidocain
  3. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN • Chuẩn bị bệnh nhân ▪ Sản phụ nằm tư thế sản khoa: đầu cao 45°, hai chân gác lên giá đỡ, mở rộng hai đùi ▪ Rửa vùng âm hộ và tầng sinh môn bằng Betadin phụ khoa ▪ Trãi khăn vô trùng che bụng, đùi, dưới mông, chưa vùng âm hộ, tầng sinh môn ▪ Người đỡ sanh đội nón, đeo khẩu trang, đi gants vô khuẩn
  4. SANH ĐẦU ▪ Yêu cần sản phụ thở hay chỉ rặn nhẹ cùng với cơn co trong thì sanh đầu ▪ Giúp đầu cúi: người đỡ sanh dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay trái ấn nhẹ vào vùng thượng chẩm để cho đầu cúi tốt cho đến khi hạ chẩm tì dưới khớp vệ, yêu cầu sản phụ ngưng rặn
  5. SANH ĐẦU ▪ Giúp đầu ngữa: cần phải giữ cho đầu ngữa dần từng phần để tránh rách tầng sinh môn bằng cách tay trái đẩy và trán thai nhi hướng lên trên để từ từ sổ trán, mũi, miệng. Khi sổ trán tay phải giữ tầng sinh môn, nếu thấy TSM căng quá thì cắt TSM ngay lúc này
  6. SANH ĐẦU ▪ Hút nhớt mũi, miệng ngay sau khi sanh đầu
  7. SANH ĐẦU • Sanh đầu ▪ Kiểm tra dây rốn quấn cổ: dùng một ngón tay sờ quanh cổ thai xem có dây rốn quấn cổ hay không? Quấn 1 vòng hay nhiều vòng ▪ Nếu dây rốn quấn cổ thai lỏng, trượt dây rốn qua dầu thai ▪ Nếu dây rốn quấn cổ chặt: kẹp và cắt dây rốn trước khi tháo khỏi vòng cổ thai
  8. SANH VAI • Sanh vai ▪ Hạn chế khả năng ráchTSM bằng cách sanh từng vai ▪ Đỡ vai trước ▫ Sau khi đầu đã xoay, hai tay nắm đầu thai nhi, yêu cầu sản phụ rẵn nhẹ theo cơn gò, người đỡ kéo đầu thai về phía chân mình và hơi xuống phía dưới để mõm vai trước ra hẳn cho đến khi bờ dưới cơ delta tì dưới khớp mu. ▫ Nếu có khó khăn khi đỡ vai, nghi ngờ vai bị kẹt
  9. SANH VAI • Sanh vai ▪ Đỡ vai sau: Kéo ngược thai lên trên, vai trước sát vùng tiền đình, thân thai nhi sẽ cong lại và vai sau sẽ sổ nhẹ nhàng không làm rách tầng sinh môn • Đỡ mông: bàn tay trái đỡ cổ thai nhi, bàn tay phải vuốt dọc lưng thai nhi tới chân, nắm 2 chân bằng cách cầm hai bàn chân bằng 3 ngón, ngón cái, trỏ và giữa bàn tay phải. Để đầu thai nhi thấp hơn bàn sanh • Sau cùng là cắt dây rốn. Đưa thai đến bàn hồi sức để hút nhớt và thở oxy nếu cần
  10. SỔ NHAU • Theo dõi trong lúc nhau bong ▪ Tuyệt đối không được kéo dây rốn hay vò bóp tử cung ▪ Theo dõi mẹ: tổng trạng, dấu hiện sinh tồn, máy ra ở âm đạo, sự di chuyển của đáy tử cung • Nghiêm pháp bong nhau ▪ Trước khi đỡ nhau, để xác định chắc chắn nhau đã bong hoàn toàn ▪ Dùng cạnh bàn tay trái ấn phía trên vùng xương vệ và đẩy tử cung lên trên. Nếu cuống nhau rút lên trên là nhau chưa tróc. Ngược lại khi nhau đã tróc hoàn toàn thì cuống nhau không cùng di chuyển theo với sự di chuyển của tử cung ▪ Ta cũng có thể cho tay vào âm đạo, nếu đụng được nhau trong âm đạo là nhau đã tróc
  11. SỔ NHAU • Đỡ nhau Dùng lòng bàn tay áp và đáy tử cung và ấn nhẹ xuống tiểu khung, nhau sẽ được tống ra khỏi âm hộ. Sau đó dùng tay chặn ngay trên khớp vệ, đẩy đáy tử cung vế phía rốn để sổ màng nhau, tay kia đỡ nhẹ nhàng bánh nhau và màng nhau • Kiểm tra nhau ▪ Đo trọng lượng bánh nhau ▪ Kiểm tra bánh nhau (sót nhau, bánh nhau phụ…) ▪ Kiểm tra màng nhau (bánh nhau phụ, nhau bám thấp…) ▪ Kiểm tra dây rốn (chiều dài, đường kính, sự gập góc, nơ dây rốn, mạch máu…) • Sau khi sanh sản phụ cần được nằm tại phòng sanh 1 – 2 giờ để theo dõi có bị băng huyết sau sanh hay không
  12. Cám ơn! • H/c HELLP là một biến chứng sản khoa nặng thường gặp ở phụ nữ mang thai có TSG nặng hay SG (# 20%) vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ hay sau sanh • H/c HELLP là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng với 3 triệu chứng chính là giảm tiểu cầu, tán huyết, tăng men gan • H/C HELLP thường được chẩn đoán trễ do tính đa dạng của các biểu hiện lâm sàng. Nhiều thai phụ có H/c HELLP bị chẩn đoán lầm với các bệnh nội khoa khác • H/c HELLP nếu được chẩn đoán sớm và điều trị ngay sẽ giúp hạ tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong của cả mẹ và con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1