![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 2
lượt xem 16
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Chương 2 Trình tự, nội dung nghiên cứu và công tác tổ chức soạn thảo dự án đẩu tư, cùng tìm hiểu chương học này với những nội dung chính sau: Các cấp độ nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án, công tác tổ chức soạn thảo dự án đầu tư, bố cục thông thường của một bản dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 2
- CHƯƠNG II TRÌNH TỰ, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẨU TƯ 1
- NỘI DUNG CHÍNH 1. Các cấp độ nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án 2. Công tác tổ chức soạn thảo dự án đầu tư 3. Bố cục thông thường của một bản dự án 2
- 1. Các cấp độ nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án 1.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư 1.2. Nghiên cứu tiền khả thi 1.3. Nghiên cứu khả thi 3
- 1.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư 1.1.1. Khái niệm, mục tiêu và bản chất của nghiên cứu cơ hội đầu tư Khái niệm Nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc làm có ý thức của các nhà đầu tư nhằm tìm kiếm các khả năng và điều kiện tốt nhất để đầu tư phát triển trên cơ sở các điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia, của từng địa phương, của từng ngành và của từng đơn vị cụ thể. 4
- Mục tiêu Xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém về chi phí nhưng lại dễ thấy được các khả năng đầu tư. Bản chất Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. 5
- 1.1.2. Các cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư Cơ hội đầu tư chung Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư cho ngành, cho vùng hay cho đất nước dựa trên lợi thế so sánh và khai thác lợi thế so sánh. Cơ hội đầu tư cụ thể Cơ hội đầu tư cụ thể là cơ hội đầu tư cho từng cơ sở, từng đơn vị sản xuất kinh doanh hay cung ứng dịch vụ. 6
- 1.1.3. Các căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư Để phát hiện cơ hội đầu tư phải dựa vào những căn cứ nào? 7
- 1.1.3. Các căn cứ để phát hiện ra cơ hội đầu tư Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của vùng, của đất nước hay chiến lược phát triển SXKD dịch vụ của cơ sở. Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về một sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó: Xem thị trường có còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài hay không? 8
- 1.1.3. Các căn cứ để phát hiện ra cơ hội đầu tư Hiện trạng của sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của dự án trong nước và trên thế giới Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế…; Những lợi thế so sánh với thị trường ngoài nước, với các địa phương, các đơn vị khác trong nước. 9
- 1.1.4. Các vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu cơ hội đầu tư Tìm hiểu về chính sách pháp luật của địa phương, của quốc gia nơi định đầu tư Tìm hiểu về nhu cầu thị trường Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh Khả năng thu hút vốn 10
- 1.1.4. Các vấn đề cần xem xét khi nghiên cứu cơ hội đầu tư Vấn đề lao động Khả năng về thiết bị công nghệ và chuyển giao công nghệ Vấn đề lợi thế so sánh Các cơ hội hoặc các phương án khác để lựa chọn. 11
- 1.2. Nghiên cứu tiền khả thi 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của nghiên cứu tiền khả thi Khái niệm Nghiên cứu tiền khả thi (PFS) là giai đoạn nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng. 12
- Đặc điểm Nghiên cứu tiền khả thi mang tính sơ bộ chưa chi tiết, nghiên cứu ở trạng thái tĩnh. Mục tiêu Tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã được lựa chọn. 13
- 1.2.2. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội, pháp lý Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu kỹ thuật Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án Nghiên cứu khía cạnh tài chính Nghiên cứu khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án 14
- 1.3. Nghiên cứu khả thi 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của nghiên cứu khả thi Khái niệm Nghiên cứu khả thi (FS) là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn dự án tối ưu. 15
- Đặc điểm Mọi khía cạnh của dự án được xem xét ở trạng thái động theo tình hình từng năm trong suốt cả đời dự án. Mục tiêu Khẳng định lần cuối cùng về tính khả thi của dự án và đưa ra quyết định đầu tư. 16
- 1.3.2. Nội dung nghiên cứu khả thi Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội, pháp lý Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu kỹ thuật Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án Nghiên cứu khía cạnh tài chính Nghiên cứu khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án 17
- 1.4. Mối liên hệ giữa các cấp độ nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án Nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ những dự kiến không khả thi mặc dù không cần đi sâu vào chi tiết. Nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ những dự án bấp bênh (về thị trường, về kỹ thuật…) Nghiên cứu khả thi nhằm đi đến những kết luận xác đáng về mọi vấn đề của dự án. 18
- 2. Công tác tổ chức soạn thảo dự án đầu tư 2.1. Yêu cầu và căn cứ để soạn thảo dự án 2.2. Lập nhóm soạn thảo dự án 2.3. Lập quy trình, lịch trình soạn thảo dự án 19
- 2.1. Yêu cầu và căn cứ để soạn thảo dự án 2.1.1. Yêu cầu đối với việc soạn thảo dự án Dự án phải phù hợp với các quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước; tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế Đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông số kinh tế kỹ thuật Đánh giá được tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện của dự án. 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư - ThS. Nguyễn Văn Minh
171 p |
763 |
254
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 1 - Lê Hoàng Cẩm Phương
11 p |
287 |
47
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 6 - Lê Hoàng Cẩm Phương
16 p |
239 |
32
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 2 - Lê Hoàng Cẩm Phương
20 p |
229 |
31
-
Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 9
72 p |
120 |
29
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 5 - Lê Hoàng Cẩm Phương
15 p |
171 |
29
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 8 - Lê Hoàng Cẩm Phương
12 p |
153 |
26
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 4 - Lê Hoàng Cẩm Phương
11 p |
149 |
26
-
Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 1
32 p |
173 |
25
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 7 - Lê Hoàng Cẩm Phương
22 p |
138 |
23
-
Bài giảng Khoa học quản lý đại cương: Chương 5 - Vũ Thị Cẩm Thanh
46 p |
118 |
20
-
Bài giảng Lập và Quản lý dự án: Chương 4
26 p |
136 |
15
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính dự án
31 p |
95 |
11
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư: Bài 5 - TS. Nguyễn Hồng Minh
47 p |
63 |
7
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư: Bài 4 - TS. Nguyễn Hồng Minh
45 p |
56 |
6
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư: Bài 2 - TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ
43 p |
49 |
5
-
Bài giảng Lập và quản lý dự án đầu tư: Bài 1 - ThS. Trần Thị Mai Hoa
31 p |
52 |
5
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 8 - ThS. Hàng Lê Cẩm Phương
23 p |
6 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)