Bài giảng Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam: Chương 8 - Đại tá.TS. Phạm Quốc Văn
lượt xem 39
download
Chương 8 lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trình bày về quá trình phát triển của cuộc kháng chiến. Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam: Chương 8 - Đại tá.TS. Phạm Quốc Văn
- Chương VIII LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC Giảng viên chính Đại tá, TS.Phạm Quốc Văn
- LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ***** NỘI DUNG A. Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến B. Mấy vấn đề nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp Trọng tâm: Mục B Thời gian Phương pháp
- LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ***** A. Quá trình phát triển của cuộc kháng chiến I.Tính chất và đặc điểm cuộc kháng chiến 1.Tính chất. -Là cuộc CT chính nghĩa, CT cách mạng chống CT xâm lược của thực dân Pháp; đồng thời vì mục tiêu dân chủ, tự do, và hoà bình thế giới. -Cuộc kháng chiến của ta vừa có tính chất giải phóng dân tộc, vừa có tính chất bảo vệ Tổ quốc
- -Là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, cả nước đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-xít – Lênin-nít -Là cuộc chiến tranh liên minh Việt Nam - Lào- Cam-pu-chia, chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. 2. Đặc điểm -Cuộc kháng chiến chống Pháp là sự kế tục sự nghiệp cách mạng tháng tám năm1945, đặc điểm này chi phối việc hoạch định đường lối chiến lược CM phù hợp từ quy luật khởi nghĩa sang quy luật CT-CM, nhằm thực hiện mục đích độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân.
- -Cuộc CT giữa ta và địch, nhất là trong những năm đầu không cân sức, điều này chi phối chủ trương và tổ chức chỉ đạo CT, xây dựng phát triển lực lượng, từng bước làm chuyển hoá tương quan lực lượng ngày càng có lợi cho ta. -Quá nửa thời gian của cuộc kháng chiến, đất nước ta bị chủ nghĩa đế quốc cô lập với thế giới, Đảng và nhân dân ta phải độc lập tác chiến, tự lực cánh sinh một cách toàn diện cả chính trị, quân sự vv… Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc nên sau khi khai thông biên giới đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN
- -Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, thực hiện càng đánh càng mạnh. II. Giai đoạn 1.Kết hợp kháng chiến ở miền Nam với xây dựng và bảo vệ chế độ mới trên cả nước, tiến lên phát động toàn quốc kháng chiến, đánh thắng chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp (9.1945-12- 1947). 1. Kháng chiến ở miền Nam, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (23.9.1945 – 19.12.1946
- Đêm 22 rạng 23.9.1945, Pháp núp bóng quân Anh đánh chiếm cơ quan chính quyền CM.SG, nhân dân ta nhất tề chống giặc. Ngày 23.9, Xứ Uỷ và UBND Nam bộ họp ra chủ trương toàn dân kháng chiến. Cùng ngày Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp, kêu gọi nhân dân cả nước chi viện Nam Bộ kháng chiến. Cuộc chiến đấu của quân, dân SG và các tỉnh phụ cận kéo dài hơn một tháng, sau đó các LLVT.CM buộc phải rút ra ngoài, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ngày 25.11, Trung ương Đảng ra chỉ thị kháng chiến kiến quốc. Đây là cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trước tình hình mới.
- Đầu tháng 11 được Anh giúp sức, Pháp chiếm được Gò Vấp, Gia định, đánh chiếm Tây Ninh, Hớn Quản, tiến đánh Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Cần Thơ âm mưu tiến đánh Cam-pu-chia Ngày 5.3.1946 quân Anh rút khỏi miền Nam, các LLVT ta rút về lập căn cứ kháng chiến. Quân và dân Nam bộ làm thất bại kế hoạch “lấy lại Nam kỳ trong 18 ngày” của Lơ-cléc. Cuối 9.1945 quân dân Nam Trung bộ chuẩn bị đánh giặc, Uỷ ban quân chính Nam Trung bộ được thành lập để chỉ đạo kháng chiến Pháp được quân Anh giúp sức tiến đánh Buôn Ma Thuột và các tỉnh Cực Nam Trung bộ. Sau 4 tháng bị chặn đánh, quân Pháp tiêu hao nhiều lực lượng đã chiếm được một số thị xã, ta vẫn làm chủ vùng nông thôn Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Trước hành động xam lược của thực dân Pháp, quân, dân Miền Nam cuối năm 1945 đến đầu 1946 đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, bảo vệ chính quyền CM tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian chuẩn bị bước vào cuộc chiến dài ngày. Ở Miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng, xây dựng LLVT. Tháng 12.1945 Chính Phủ thành lập Uỷ Ban kháng chiến nam bộ. 1.1946 thành lập quân uỷ hội, giúp Trung ương lãnh đạo quân sự.
- Chủ tịc Hồ Chí Minh đề ra các nhiệm vụ cấp bách như tăng gia sản xuất giải quyết nạn đói, học chữ quốc ngữ, công tác y tế, ban hành chế độ ngày làm việc 8h, bỏ hoặc giảm thuế, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày. 4.9.1945 Chính phủ lập quỹ độc lập, 11.9 phát động tuần lễ vàng đã quyên góp được 20 triệu, 370kg vàng, 31.1.1946 Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Việc xây dựng bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân và công tác cán bộ được coi trọng. 20.9 ra sắc lệnh thành lập uỷ ban dự thảo hiến pháp. Ngày 6.1.1946 cả nước bầu cử quốc hội
- Tháng 9.1945 20 vạn quân Tưởng giải giáp quân Nhật, kéo theo bọn việt gian như Việt Nam cách mạng đồng minh hội, VN quốc dân đảng Với quân Tưởng ta thực hiện ngoại giao thân thiện, nhưng phải vạch mặt bọn phản động. Ta nhân nhượng với Tưởng trên nguyên tắc giữ vững chính quyền, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Sau ngày 2.9.1945 giải phóng quân VN đổi thành Vệ quốc đoàn. Ngày 11.11.1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Ngày1.1.1946, Chính phủ Liên Hiệp lâm thời ra mắt quốc dân tại Hà Nội
- Ngày 28.2.1946, Trung Quốc và Pháp ký hiệp ước Trùng Khánh, theo đó Pháp thay quân Tưởng tiếp quản Miền Bắc. Để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, Đảng ta chủ trương hoà hoãn với Pháp,. Ngày 5.3 hạm đội Pháp vào vùng biển Hải Phòng. Ngày 6.3, hiệp định sơ bộ được ký kết, nội dung buộc Pháp phải công nhận VN là nước tự do, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian khôi phục và phát triển cơ sở kháng chiến ở Nam bộ, xây dựng lực lượng mọi mặt ở Miền Bắc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 9.3 Thường vụ TƯ ra chỉ thị “hoà để tiến”
- Để trì hoãn chiến tranh, ta chủ trương đàm phán với Pháp, nhưng hội nghị Đà Lạt và hội nghị Phông-ten-nơ-blô không có kết quả. Để có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến, ngày 14.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp tạm ước Tranh thủ thời gian cả hai miền tích cực chuẩn bị kháng chiến, các địa phương xây dựng kế hoạch tác chiến, các đội công tác lên Việt Bắc chuẩn bị khu căn cứ. Ngày 20.11 Pháp nổ súng ở Hải Phòng và Lạng Sơn, 12.1946 Pháp khiêu khích ở Hà Nội. Với âm mưu xâm lược, Pháp đã xoá bỏ mọi hiệp định. Ta đã chủ động nổ súng đánh địch
- 2. Toàn quốc kháng chiến, đánh bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp (19.12.1946-12.1947) Ngày 18 và 19. Thường vụ TƯ Đảng họp hội nghị mở rộng ở làng Vạn phúc, quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến. Ngày 20.12 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đường lối chung về kháng chiến là: toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Đảng sớm đề ra đường lối đúng đắn và lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối. Bộ tổng chỉ huy chủ trương mở đợt TC vào các vị trí quân Pháp ở bắc vĩ tuyến 16
- 20h ngày 19.12 nhiều tỉnh, thành đồng loạt nổ súng. Cả Hà Nội đứng lên kháng chiến. Từ 19.12.1946-18.2.1947(60ngày), quân dân Hà Nội đã giam chân địch, bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ di chuyển về căn cứ an toàn và bảo vệ đồng bào rời Thủ đô, sơ tán. Quân và dân các thành phố, thị xã và các địa phương kịp thời vây đánh địch, đánh bại kế hoạch Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của ta, tạo điều kiện thời gian cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. Đầu tháng 3.1947 các cơ quan lãnh đạo kháng chiến lần lượt di chuyển lên Việt Bắc
- Ngày 7.10.1947 Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt chủ lực ta, địch khoá chặt biên giới, ngăn chặn ta liên lạc với quốc tế. Mở đầu chúng nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới; đồng thời tiến quân theo hai hướng, đường số 4 và sông Lô, sông Gâm. Lực lượng địch khoảng 12 nghìn tên gồm: 5eBB, 2d Dù, 2dPB, 2dCB, 3cCG(80 xe), 2 phi đội máy bay (40 chiếc), 1 thuỷ đội (40 ca nô, tàu đổ bộ), lính thuỷ đánh bộ 15.10 Thường vụ TƯ ra chỉ thị “phá tan cuộc TC mùa đông của giặc Pháp. Quân ta sau 75 ngày đêm CĐ anh dũng, diệt 6 ngàn tên địch, 16 máy bay, nhiều ca nô, xe quân sự. Ta đã phá tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh của địch. Cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới.
- III. Giai đoạn 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển CT du kích, từng bước lên vận động chiến, đánh bại một bước âm mưu kéo dài mở rộng CT và chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy CT nuôi CT của thực dân Pháp (1948-thu đông 1950) 1. Phát triển chiến tranh du kích. Bước vào 1948, Pháp chuyển sang đánh lâu dài “lấy CT nuôi CT, dùng người Việt đánh người Việt, trọng tâm giữ vững, củng cố vùng chiếm đóng, thực hành CT tổng lực, đánh phá kinh tế, chính trị, lực lượng dự trữ của ta. Chúng lôi kéo Bảo Đại, thành lập “xứ tự trị Nùng”, Thái, Mường, phát triển nguỵ quân. Đầu năm 1948 các tổ chức kháng chiến ở thôn, xã gặp khó khăn.
- Ngày 15.1.1948 TƯ họp hội nghị mở rộng, đề ra nhiệm vụ và phương châm chiến lược mới “du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ”. Ta phát động thi đua kháng chiến, kiến quốc, tập trung vào sản xuất và luyện quân lập công, ta thực hiện giảm tô, động viên văn hoá phục vụ kháng chiến, xoá mù chữ. Để xây dựng lại phong trào,Đảng chủ trương đưa cán bộ, bộ đội vào sau lưng địch, bám dân xây dựng cơ sở đấu tranh với địch. Từ Liên khu 5 trở ra 1/3 bộ đội được phân tán hoạt động vũ trang tuyên truyền sau lưng địch. Các đại đội vừa hoạt động du kích vừa tiến lên đánh đồn, chống càn. Cuối 1948 phong trào phát triển rầm rộ, nhiều nơi lập chính quyền CM
- Cùng với việc đánh du kích là chính, bộ đội ta từng bước đẩy mạnh vận động chiến. Từ hình thức kỳ tập, mật tập ta bắt đầu đánh đồn bằng cường tập (công kiên) như: Tô Vũ (3.1948), Yên Bình Xã (6.1948), phủ thông (7.1948). Trên chiến trường Bắc Bộ ta mở một số chiến dịch tiến công quy mô nhỏ: Nghĩa Lộ (3.1948), đường số 3 (7.1948), Đông Bắc (10.1948). 5.1949, Rơ-ve, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương đề ra chủ trương mới, đề cao nguỵ quyền, thành lập chính phủ bù nhìn TƯ, tăng cường quân số (12.1949) tổng quân số toàn Đông Dương là 210 ngàn, mở các cuộc hành quân lớn đánh chiếm vùng tự do
- Để đẩy mạnh kkháng chiến ta thực hiện phương châm tác chiến “du kích chiến là căn bản, vận động chiến là phụ trợ. Nhưng cần đẩy mạnh vận động chiến khi đủ điều kiện thì nâng vận động chiến lên địa vị quan trọng”. Trọng tâm là xây dựng bộ đội chủ lực, xây dựng 3 thứ quân. Tháng 4.1949 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương và phát triển dân quân. Ta chủ trương thành lập trung, sư đoàn bộ đội chủ lực. Đầu năm 1950 ta có 2 đại đoàn và 14 trung đoàn chủ lực, các tiểu đoàn có bộ đội thông tin và công binh. Việc huấn luyện kỹ, chiến thuật, sinh hoạt chính trị được đẩy mạnh. Bộ đội chủ lực có 230 ngàn, tỉnh có tiểu đoàn, huyện có đại đội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa)
148 p | 2691 | 787
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
211 p | 1359 | 387
-
Đề cương ôn thi lịch sử 9
3 p | 602 | 97
-
Bài giảng Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam: Chương 7 - Đại tá.TS. Phạm Quốc Văn
46 p | 460 | 61
-
Bài giảng Chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XVIII - Đại tá.TS. Phạm Quốc Văn
41 p | 288 | 60
-
Bài 16: Miền Nam chống chiến tranh đặc biệt của đế quố Mĩ năm (1961 - 1965)
2 p | 352 | 48
-
Bài 20: Miền Nam chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mĩ năm 1969 - 1973
2 p | 275 | 37
-
Bài giảng Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam: Chương 9 - Đại tá.TS. Phạm Quốc Văn
40 p | 158 | 30
-
Bài 14: Miền Nam chống chiến tranh đơn phương của Mĩ Diệm năm 1954 - 1960
2 p | 411 | 25
-
Bài giảng Phần 2: Lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam - Chương 7
47 p | 180 | 19
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 3: Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1975-2018)
49 p | 122 | 18
-
Bài 18: Miền Nam chống chiến tranh cục bộ của Mĩ (1965 - 1968)
2 p | 212 | 15
-
Bài giảng Sự vươn mình của Đức, Nhật Bản từ năm 1945-nay
37 p | 108 | 12
-
Bài 11: tiết 13 TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
4 p | 160 | 11
-
Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 3 - Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1975-2018) (2023)
49 p | 32 | 11
-
Bài 19: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 - 1973)
2 p | 167 | 8
-
Bài giảng: Lịch sử Đảng - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
137 p | 50 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn