Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam: Chương 3 - Hành chính nhà nước thời nhà Hồ của ThS. Nguyễn Xuân Tiến nêu lên những nét nổi bật trong hành pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, chính sách thuế, việc học hành và thi cử, tôn giáo vào thời nhà Hồ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam: Chương 3 - Hành chính nhà nước thời nhà Hồ - ThS. Nguyễn Xuân Tiến
- Phần thứ hai
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA
PHONG KIẾN
- Hành chính Nhà nước thời
nhà HỒ
- Nhà Hồ (1400 1407)
Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành
Đại Ngu năm 1400.
- Nhà Hồ (1400 1407)
1. Hồ Quý Ly (1400-1401)
2. Hồ Hán Thương (1401-1407)
- Thời Nhà Hồ (1400 - 1407)
CN Từ năm 1400 Đến năm 1407
Thời Nhà Hồ AN TÔN (TÂY ĐÔ)
Kinh đô
Quốc hiệu Đại Ngu (VĨNH LỘC – THANH HÓA)
Thăng long
Thành Đông Đô Lộ
- Lý Thái Tổ
(1010-1028)
Đại Cồ Việt
HỒ QUÝ LY
Lý ThánhTông (1400-1407)
(1054-1072)
Thành
Đại Việt Đại Ngu
- Hồ Quý Ly (1400)
Niênhiệu: Thánh Nguyên
Quý Ly làm vua chưa được một năm,
muốn bắt chước tục nhà Trần, nhường
ngôi cho con là Hồ Hán Thương rồi
làm Thái Thượng Hoàng để cùng coi
việc nước.
- Hồ Hán Thương (1401 - 1407)
Niên hiệu: Thiệu Thành (1401 - 1402)
Khai Đại (1403 - 1407)
- • Nhà Hồ là triều đại phong kiến trong lịch sử
Việt Nam, bắt đầu khi vua Hồ Quý Ly lên
ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền
lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi vua Hồ
Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm
1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại
Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
- Nét nổi bật cải cách tiền giấy
• Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm
1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy
nhiên người quyết định khi đó có lẽ là Hồ
Quý Ly. Sau này, trong thời đại của mình,
nhà Hồ đã có một số cải cách về hành chính,
kinh tế, xã hội như: làm sổ hộ tịch, hạn chế
gia nô, lập kho dự trữ thóc gạo, định lại quan
chế và hình luật, thuế và tô ruộng, di dân
khẩn hoang, lập cơ quan chăm sóc y tế v.v
- Nét nổi bật cải cách tiền giấy
• Tuy nhiên, các cải cách của nhà Hồ
hầu như không giành được thành
công, do những thủ đoạn mà Hồ Quý
Ly đã làm để lên ngôi khiến dân chúng
xa lánh nhà Hồ.
- Hành chính
• Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã
cho làm sổ hộ tịch trong cả nước, lập phép
hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có
ruộng đến Thăng Hoa (vùng đất mới thu
được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm
1402, gồm 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa
tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ,
Quế Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam
ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng
Ngãi ngày nay). Cùng năm đặt Quảng tế (cơ
quan coi về mặt y tế).
- Luật pháp
• Cuối năm 1401, định quan chế và hình
luật nhà nước Đại Ngu. Sử sách không
nói rõ là nhà Hồ đã sửa đổi như thế nào
so với thời trước của nhà Trần.
• Nhà Hồ lại sửa hình luật, và đặt ra y tỳ
để coi việc thuốc thang.
- Chính sách Kinh tế
• Năm 1396, tháng 4, bắt đầu phát tiền
giấy Thông bảo hội sao. Cứ 1 quan tiền
đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy. Cấm
tuyệt tiền đồng, không được chứa lén
(giấu diếm), tiêu vụng, tất cả thu hết về
kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các
xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như
làm tiền giả.
- Chính sách Kinh tế
• Thể thức tiền giấy: tờ 10 đồng vẽ
rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ
mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân,
tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ
rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng
đất, tài sản tịch thu.
- Chính sách Kinh tế
• Về việc này, nhiều sử gia có những
đánh giá rất khác nhau. Có người cho
rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ
khí. Cũng có người đánh giá cao cải
cách tiền giấy của Hồ Quý Ly tuy rằng
nó đã thất bại. Sau này, Hồ Nguyên
Trừng là một chuyên gia rất giỏi trong
đúc súng thần công.
- Chính sách Kinh tế
• Việc đổi tiền được thực hiện trước khi
nhà Hồ được chính thức thành lập (
1400). Về mặt phân loại theo thời gian,
sự việc này đáng lẽ viết tại lịch sử nhà
Trần, nhưng nó được chép lại ở đây là
do nó có lẽ là một trong các cải cách
của Hồ Quý Ly.
- Chính sách Thuế
Những thuyền đi buôn bán đều
phải chịu thuế cả. Những thuyền
hạng nhất mỗi chiếc phải 5 quan,
hạng nhì 4 quan, hạng ba 3 quan.
- Chính sách Thuế
• Thuế điền thì ngày trước nhà Trần đánh
thuế ruộng tư mỗi mẫu ba thăng thóc,
ruộng dâu mỗi mẫu hoặc 9 quan, hoặc
7 quan. Thuế đinh thì mỗi người phải
đóng 3 quan. Nay nhà Hồ định lại:
ruộng tư điền thì phải đóng 5 thăng; còn
ruộng dâu thì chia ra làm 3 hạng: hạng
nhất 5 quan, hạng nhì 4 quan, hạng ba
3 quan.
- Chính sách Thuế
• Thuế đinh thì lấy ruộng làm ngạch: ai có
2 mẫu 6 sào trở lên thì phải đóng 3
quan, ai có kém số ấy được giảm bớt,
ai không có ruộng, và những người cô
nhi quả phụ thì được tha thuế.