Bài giảng Luật giao dịch điện tử: Chương 4 - ThS. Phạm Mạnh Cường
lượt xem 2
download
Bài giảng Luật giao dịch điện tử - Chương 4: Luật giao dịch điện tử, cung cấp cho người học những kiến thức như mục đích, quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng Luật giao dịch điện tử; phân tích một số điều khoản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật giao dịch điện tử: Chương 4 - ThS. Phạm Mạnh Cường
- CHƯƠNG 4 LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ Trình bày: ThS Phạm Mạnh Cường
- I. TỔNG QUAN 1. Lý do và sự ra đời - VN chính thức kết nối mạng Internet thế giới vào tháng 11/1997, và sau đó 10 năm gia nhập WTO - Sự phát triển với tốc độ nhảy vọt số lượng thuê bao Internet(cá nhân và DN), các ứng dụng của CNTT vào các hoạt động SX-KD
- I. TỔNG QUAN 1. Lý do và sự ra đời - Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp để ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển KT- XH như QĐ 158/2001/QĐ-TTG, 219/2005/QĐ-TTG, 246/2005/QĐ-TTG, 32/2006/QĐ-TTG… - Sự ra đời Hiệp định khung ASEAN điện tử.
- I. TỔNG QUAN • Kỳ họp thứ 8 QH khóa XI ngày 29/11/2005 đã thông qua Luật GDĐT và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2006. • Sau đó một loạt các nghị định được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết thực hiện luật cũng như các vấn đề phát sinh khác trong việc ứng dụng CNTT trong họat động KT-XH như NĐ 57/2006, 26, 27, 35, 63, 64/2007
- 2. Mục đích, quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo trong xây dựng Luật GDĐT a. Mục đích - Luật GDĐT phải tạo được khung pháp lý cần thiết điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ GDĐT, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà Nước, tổ chức và cá nhân; đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong GDĐT.
- b. Quan điểm - Tạo khung pháp lý cần thiết điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ GDĐT. - Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng. - Đảm bảo bình đẳng, an toàn. - Thống nhất và đồng bộ Luật trong nuớc. - Tương thích luật pháp và thông lệ quốc tế.
- c. Nguyên tắc - Tự thỏa thuận và tự nguyện - Phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi - Tuân thủ các quy định của luật - Không có công nghệ duy nhất
- 3. Nội dung cơ bản: Có 8 chương, 54 điều. Chương 1. Những quy định chung Chương 2. Thông điệp dữ liệu Chương 3. Chữ ký ĐT và chứng thực CKĐT Chương 4. Giao kết và thực hiện HĐĐT Chương 5. Giao dịch ĐT của CQNN Chương 6. An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong GDĐT Chương 7. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm Chương 8. Điều khoản thi hành
- II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN
- CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. 2. Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác. Phân tích 1. Hình thức? Nội dung của hoạt động? 2. Lý do và giới hạn của các ngoại lệ?
- Phân tích - Luật chỉ điều chỉnh về hình thức điện tử của các giao dịch này những vấn đề về nội dung của từng loại giao dịch vẫn do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh.
- Về các trường hợp ngoại lệ Lý do để ghi nhận những ngoại lệ này: - (a) Các giao dịch quan trọng mà phương tiện điện tử chưa thể thay thế phương tiện truyền thống do chưa đủ chắc chắn (ví dụ các giao dịch có liên quan đến chuyển nhượng bất động sản, hôn nhân gia đình…). - (b) Các giao dịch phức tạp, có liên quan đến nhiều người (ví dụ thừa kế).
- Về giới hạn của các ngoại lệ: - (c) Giao dịch trong những lĩnh vực ngoại lệ bao gồm nhiều hành vi khác nhau và kết quả cuối cùng của giao dịch. Việc không/chưa thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch ngoại lệ này chỉ áp dụng đối với kết quả của giao dịch; những hành vi khác tiến hành trước khi có kết quả đó vẫn có thể áp dụng Luật này.
- Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử. Phân tích - Phạm vi ở đây là gì? Nếu tôi giao dịch với người nước ngoài thì sao???
- Phân tích - Khái niệm “điện tử” là không có biên giới! Tuy nhiên, về lý thuyết pháp luật, một Luật quốc gia chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc tuyệt đối đối với giao dịch của công dân mình, trên lãnh thổ mình và các tình huống sau: 1. Đối với những giao dịch có liên quan đến nước ngoài (công dân nước ngoài, lãnh thổ nước ngoài…), tức là có thể thuộc quyền điều chỉnh của nhiều quốc gia thì Luật nội địa của một nước chỉ có giá trị áp dụng nếu các bên trong giao dịch không có lựa chọn 2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết/tham gia quy định áp dụng luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài dẫn chiếu tới việc áp dụng luật Việt Nam. 3. Giao dịch hành chính với cơ quan Nhà nước của Việt Nam
- Điều 3. Áp dụng Luật GDĐT Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật giao dịch điện tử với quy định của luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thì áp dụng quy định của Luật giao dịch điện tử. Yêu cầu: Sinh viên tìm ra ít nhất một sự khác nhau trong quy định của Luật GDĐT với các Luật khác.
- Điều 4. Giải thích từ ngữ Dự thảo đưa ra 27, chính thức 15 thuật ngữ Việc giải thích từ ngữ được thiết kế với các tiêu chí sau: - Phù hợp một cách tương đối với khái niệm khoa học có liên quan; - Sử dụng cho mục đích của Luật này (chỉ đúng với Luật này mà không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối về mặt khoa học); - Tương thích với cách định nghĩa các thuật ngữ tương tự trong pháp luật về giao dịch điện tử của nhiều nước; - Cố gắng thể hiện sao cho dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng.
- Điều 5. Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử Lưu ý khi giao dịch điện tử: 1. Tự nguyện lựa chọn PTĐT 2. Tự do lựa chọn loại công nghệ 3. Không có công nghệ nào là duy nhất 4. Bảo đảm bình đẳng và an toàn 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử Câu hỏi: Các luật khác có đề cập đến chính sách không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
114 p | 575 | 195
-
Bài giảng Pháp luật thương mại điện tử - ThS. Trần Đoàn Hạnh
135 p | 527 | 106
-
Bài giảng Luật thương mại điện tử
72 p | 452 | 101
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 484 | 86
-
Bài giảng Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính
117 p | 191 | 34
-
Bài giảng Luật thương mại điện tử - Trường ĐH Thương Mại
74 p | 89 | 19
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu
11 p | 29 | 12
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 3 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
23 p | 60 | 10
-
Bài giảng Những vấn đề chung về Luật Dân sự
9 p | 52 | 6
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Trương Kim Phụng
34 p | 49 | 5
-
Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 1 - TS. Lâm Tố Trang
283 p | 41 | 5
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 3 - ThS. Lê Thị Giang
36 p | 70 | 5
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Trương Kim Phụng
16 p | 38 | 4
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Trương Kim Phụng
15 p | 22 | 2
-
Bài giảng Luật giao dịch điện tử: Chương 2 - ThS. Phạm Mạnh Cường
20 p | 5 | 2
-
Bài giảng Luật giao dịch điện tử: Chương 1 - ThS. Phạm Mạnh Cường
33 p | 7 | 1
-
Bài giảng Luật giao dịch điện tử: Chương 3 - ThS. Phạm Mạnh Cường
31 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn