Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Trương Kim Phụng
lượt xem 4
download
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 5 Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, cung cấp cho người học những kiến thức như: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong giao dịch bằng các phương tiện tiện tử; điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Trương Kim Phụng
- CHƯƠNG 5. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- CHƯƠNG 5. VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong giao dịch bằng các phương tiện tiện tử 2. Điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng a. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng trong thương mại điện tử b. Các quy định pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và hiệu quả áp dụng
- 1. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 2. Nghị định số 90/2008/NĐCP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác 3. Nghị định số 77/2012/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐCP ngày 13/8/2008 4. Văn bản hợp nhất 2207/VBHNBTTTT ngày 01 tháng 8 năm 2013 về chống thư rác 5. Nghị định 185/2013/NĐCP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Khái niệm người tiêu dùng Theo Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD. “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
- 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong giao dịch bằng các phương tiện tiện tử a. Bị lợi dụng bởi các hành vi thương mại không công bằng b. Sản phẩm không an toàn c. Các biện pháp thanh toán không đảm bảo d. Mất/tiết lộ thông tin cá nhân, dẫn đến đời sống riêng bị xâm phạm e. Các quan ngại khác như lừa đảo trên mạng, tin tặc, vi-rút, thâm nhập và thay đổi dữ liệu tài chính và lợi dụng các thông tin cá nhân
- 2. Điều chỉnh của PL Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NTD Điều 8, Luật BVQLNTD Quyền của người tiêu dùng 1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng HH, DV do tổ chức, cá nhân kinh doanh HH, DV cung cấp. 2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh HH, DV; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về HH, DV mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. 3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh HH, DV theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh HH, DV .
- Điều 8 Luật BVQLNTD (tt) 4. Góp ý kiến với TC, cá nhân kinh doanh HH, DV về giá cả, chất lượng HH, DV, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa NTD và TC, cá nhân kinh doanh HH, DV . 5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD. 6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi HH, DV không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh HH, DV đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. 8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng HH, DV
- Bảo vệ thông tin của NTD Điều 6. Luật BVQLNTD - Được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ - Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm: + Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; + Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý; + Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng; + Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác; + Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bảo vệ về chống thư rác Khái niệm Thư rác (spam): Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2008/NĐCP Là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác: bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác.
- Phân loại thư rác Thư điện tử, tin nhắn với mục đích lừa đảo, Thư điện tử quảng cáo, quấy rối hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm phát tán virus máy tính, các nguyên tắc gửi thư phần mềm gây hại hoặc điện tử quảng cáo, vi phạm khoản 2 Điều 12 tin nhắn quảng cáo Luật Công nghệ thông tin.
- Nguyên tắc gửi thư điện tử quảng cáo, Tin nhắn quảng cáo 1. Chỉ được phép gửi thư điện tử QC, tin nhắn QC đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận. 2. Phải chấm dứt việc gửi đến người nhận các thư ĐT QC hay tin nhắn QC ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận. 3. Chỉ được phép gửi thư ĐT QC, tin nhắn QC từ đia chỉ điện tử và hệ thống theo quy định của Bộ TTTT. 4. Khi gửi thư ĐT QC, tin nhắn QC thì nhà CC dịch vụ QC phải gửi đồng thời một bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ TTTT. 5. Không được phép gửi quá 01 thư ĐT QC có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người nhận. 6. Không được phép gửi quá 01 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người nhận.
- Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo - Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo. - Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn - Có thông tin về người quảng cáo. - Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo phải có thêm thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo - Có chức năng từ chối.
- Quy định gắn nhãn thư điện tử quảng cáo - Mọi thư điện tử quảng cáo đều phải gắn nhãn. - Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề. - Nhãn có dạng như sau: + [QC] hoặc [ADV] đối với thư điện tử được gửi từ người quảng cáo; + [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với thư điện tử được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo.
- Quy định về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo - Đặt ở cuối tin nhắn - Phải chấm dứt trong vòng 24 giờ - Chi phí từ chối: Nhà quảng cáo, cung cấp dịch vụ quảng cáo chịu
- Giải quyết tranh chấp - Thương lượng - Hòa giải - Trọng tài - Tòa án
- Xử lý vi phạm - Trách nhiệm dân sự - Trách nhiệm hành chính - Trách nhiệm hình sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật về luật hợp đồng trong kinh doanh (Dương Kim Thế Nguyên)
101 p | 271 | 85
-
Bài giảng Pháp luật về hợp đồng thương mại, kỹ năng soạn thảo hợp đồng - Vũ Tuấn Anh
12 p | 268 | 57
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ - GV. Phạm Đức Huy
18 p | 334 | 56
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 3
46 p | 465 | 43
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 2
29 p | 432 | 37
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ
37 p | 217 | 35
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 6
32 p | 239 | 33
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 5
67 p | 248 | 33
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 1
22 p | 299 | 32
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 4
50 p | 257 | 31
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ: Chương 7
35 p | 175 | 21
-
Bài giảng Pháp luật về đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước - Nguyễn Huy Thường
92 p | 102 | 17
-
Bài giảng Pháp luật về hợp đồng - Trường ĐH Thương Mại
64 p | 31 | 11
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Trương Kim Phụng
34 p | 56 | 5
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Trương Kim Phụng
31 p | 41 | 3
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Trương Kim Phụng
15 p | 24 | 2
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Trương Kim Phụng
44 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn