intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật hình sự: Bài 1 - Nguyễn Đình Sơn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

312
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật hình sự - Bài 1: Khái quát chung về luật hình sự Việt Nam do Nguyễn Đình Sơn thực hiện, giúp người học nắm được khái niệm, nhiệm vụ, những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự; đạo luật hình sự, hiệu lực của đạo luật hình sự và khoa học luật hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật hình sự: Bài 1 - Nguyễn Đình Sơn

  1. BÀI GIẢNG LUẬT HÌNH SỰ - NGUYỄN ĐÌNH SƠN Bài 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
  2. I KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ 1 Khái niệm Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống PL, bao gồm hệ thống những quy phạm PL do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm ấy
  3.  Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống PL của nhà nước.  Bao gồm tổng thể những quy phạm PL do Quốc hội ban hành  Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là các tội phạm; cơ sở của trách nhiệm hình sự; hình phạt; các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác có thể áp dụng đối với người phạm tội.
  4. * Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. * Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự: Là phương pháp quyền uy – phương pháp dùng quyền lực nhà nước để điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.
  5. 2 Nhiệm vụ của Luật hình sự Điều 1 BLHS 1999: “ Bộ Luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự PL XHCN, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo PL, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, bộ Luật quy định tội phạm và hình thức đối với người phạm tội”.
  6. * Nhiệm vụ bảo vệ: - Chế độ XHCN (chế độ chính trị, chế đô kinh tế). - Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Trật tự pháp luật XHCN. * Nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm. * Nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật.
  7. 3 Những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự * Nguyên tắc pháp chế. - Đ1 đoạn 2 (nhiệm vụ của BLHS): BLHS quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. - Đ2 (cơ sở của Trách nhiệm hình sự) Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
  8. - Đ22 khoản 1 (không tố giác tội phạm) Người không tố giác tội phạm chỉ phải chịu TNHS trong những trường hợp được quy định tại Đ313 BLHS - Đ23 ( Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự) Khi đã hết thời hạn do bộ luật này quy định thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đ45 (Căn cứ quy định hình phạt) Khi quyết định hình phạt, tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS.
  9. • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật - Đ3 khoản 2 (nguyên tắc xử lý): Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước PL, không phân biệt nam, nữ, dân tộc,tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội - Đ7 Tuyên ngôn nhân quyền 1948. Đ26 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
  10. * Nguyên tắc công minh - Đ3 khoản 2 (nguyên tắc xử lý): Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, …khoan hồng với người lần đầu phạm tội, tự thú…tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại. - Điều 25 khỏan 2( miễn trách nhiệm hình sự ) Trong tường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội có thể được miễn TNHS nếu đã thể hiện sự ăn năn hối cải bằng việc thực hiện những hành vi nhất định do luật định
  11. * Nguyên tắc nhân đạo - Đ3 khoản 2: Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù giao cho cơ quan nhà nước hoặt gia đình giám sát giáo dục - Đ3 khoản 5: Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do Luật định thì được xóa án tích.
  12. - Đ7 Hiệu lực của BLHS về thời gian. - Các trường hợp tuy về hình thức là sự gây thiệt hại về mặt pháp lý HS nhưng không bị BLHS coi là tội phạm. + Đ8 K4. + Đ11 sự kiện bất ngờ. + Đ13 tình trạng không có năng lực TNHS. + Đ15 phòng vệ chính đáng. + Đ16 tình thế cấp thiết.
  13. - Đ19 miễn TNHS do người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm. - Đ25 miễn TNHS. - Đ46 các tình tiết giảm nhẹTNHS. - Đ47 Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định. - Đ54 miễn hình phạt. - Một loạt các chế định nhân đạo của Luật Hình sự từ Đ57 đến Đ63. - Các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội từ Đ68 đến 77.
  14. * Nguyên tắc trách nhiệm có lỗi - Đ3 khoản 2: Nghiêm trị người cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. - Đ8 khoản 1: Tính chất lỗi của hành vi trong khái niệm tội phạm. - Chế định có lỗi từ: + Đ9: Cố ý phạm tội. + Đ10 vô ý phạm tội. + Sự kiện bất ngờ Đ11.
  15. * Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân - Đ2 (cơ sở của TNHS ) Chỉ người nào phạm tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS. - Đ3K2 (các đoạn 2-3), khoản 3, 4, 5. - Các điều liên quan đến chế định lỗi từ Đ8 đến Đ 12, Đ49. - Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Đ53…
  16. II ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ, HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ 1 Khái niệm Đạo luật Hình sự Đạo luật hình sự là một văn bản PL do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến xác định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của Luật Hình sự Việt Nam.
  17.  Là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành  Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là các tội phạm, cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự, các hình phạt, các biện pháp tư pháp vá các chế định pháp lý hình sự khác  Quy định trình tự và các căn cứ quyết định hình phạt, những điều kiện và các phạm vi tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt
  18. 2 Cấu tạo của Đạo luật Hình sự Cấu tạo của BLHS - Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2010 . - Bộ luật Hình sự được chia làm hai phần: Phần chung : gồm 10 chương với 77 điều luật quy định quy định về những điều khoản cơ bản như nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, hiệu lực của Bộ luật hình sự, về tội phạm, hình phạt và các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt Phần các tội phạm: gồm 14 chương với 267 điều luật quy định về 14 nhóm tội phạm được sắp xếp theo trật tự nhất định.
  19. Cấu tạo của quy phạm pháp luật hình sự Quy phạm pháp luật hình sự là quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và bảo đám việc thực hiện bằng cách áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. - Các quy phạm của phần chung quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong việc xác định tội phạm và hình phạt. - Các quy phạm phần các tội phạm quy định về tội phạm cụ thể và chế tài tương ứng cần áp dụng đối với tội phạm. Quy phạm pháp luật hình sự phần các tội phạm gồm hai bộ phận: quy định và chế tài.
  20. * Quy định : Là một bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự nêu về tội phạm. Gồm quy định giản đơn, quy định mô tả và quy định viện dẫn. * Chế tài : Là một bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự nêu ra loại và mức hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã được nêu trong phần quy định. Gồm chế tài tương đối dứt khoát và chế tài lựa chọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2