Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 - ThS. Vũ Thị Thúy
lượt xem 34
download
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 trình bày khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hợp tác quốc tế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 - ThS. Vũ Thị Thúy
- KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ Ths. Vũ Thị Thúy
- I. Khái niệm Ngành luật Ngành khoa học pháp lý LUẬT HÌNH SỰ Đạo luật HS Môn học LHS
- 1. Định nghĩa “Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy”.
- 2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Chủ thể Quan hệ PL Khách thể Nội dung
- * Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự: CQ ĐT VKS Nhà nước Tòa án CHỦ THỂ Người phạm CQ THA tội
- * Nội dung của quan hệ pháp luật hình sự NHÀ NƯỚC NGƯỜI PHẠM TỘI Quyền Nghĩa vụ -Điều tra, truy tố, xét xử người phạm - Phải tuân thủ các quy định của Luật tội, áp dụng các biện pháp ngăn chặn TTHS và LHS. và các chế tài hình sự đối với người phạm tội. - Phải chấp hành các biện pháp - Áp dụng các biện pháp miễn giảm cưỡng chế do cơ quan Nhà nước có TNHS đối với người phạm tội. thẩm quyền áp dụng. Nghĩa vụ Quyền -Chỉ áp dụng chế tài trong giới hạn - Yêu cầu các cơ quan Nhà Nhà nước luật định. chỉ áp dụng chế tài trong giới hạn luật định. - Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp - Yêu cầu các cơ quan Nhà nước của người phạm tội. phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình .
- Trắc nghiệm 1. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện. 2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Bài tập 1 A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 5.320.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh một số quan hệ pháp luật. Bằng hiểu biết về quan hệ pháp luật hình sự, hãy xác định quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự ? Tại sao? A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B; A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện; A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng đến quy chế của Nhà trường.
- 3. Phương pháp điều chỉnh của LHS: Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà hệ thống QPPL sử dụng để tác động lên đối tượng thuộc phạm vi nó điều chỉnh, nhằm hướng chúng theo một trật tự nhất định phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của LHS là phương pháp quyền uy. Phương pháp quyền uy là phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ PLHS.
- * Nội dung của phương pháp quyền uy: Nhà nước là có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà họ đã gây ra trên cơ sở các quy định của pháp luật. Người phạm tội phải chịu TNHS trước Nhà nước về tội phạm mà họ đã thực hiện. TNHS là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội.
- Trắc nghiệm 1. Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự.
- II. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LHS Nguyên tắc của luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng, áp dụng và hoàn thiện PLHS. * Ý nghĩa: - Đối với hoạt động lập pháp hình sự: - Đối với hoạt động áp dụng pháp luật hình sự: * Phân loại: - Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự: + Nguyên tắc pháp chế + Nguyên tắc dân chủ + Nguyên tắc nhân đạo + Nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và tinh thần hợp tác QT - Các nguyên tắc đặc thù của luật hình sự: + Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân + Nguyên tắc có lỗi + Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.
- 1. Nguyên tắc pháp chế Pháp chế là việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để từ phía các cơ quan Nhà nước, tổ chức, công dân.
- * Biểu hiện của nguyên tắc pháp chế: - Trong hoạt động lập pháp hình sự: - Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự
- * Những biện pháp đảm bảo thực thiện nguyên tắc pháp chế: Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn; tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới phát sinh và phi tội phạm hóa những hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội. Trong quá trình ĐT, TT, XX đối với người phạm tội phải được tiến hành theo đúng quy định của LTTHS và LHS.
- 2. Nguyên tắc dân chủ * Định nghĩa: Dân chủ là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý xã hội, quản lý Nhà nước. * Cơ sở :
- * Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ: - Nhà nước tôn trọng các quyền dân chủ của công dân; - Luật hình sự không phân biệt đối xử, không quy định đặc quyền, đặc lợi cho bất kì một chủ thể nào vì địa vị xã hội hoặc tình trạng tài sản của họ. - Đảm bảo cho công dân tự mình hoặc thông qua các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
- * Mặt chuyên chính của nguyên tắc dân chủ: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (Marx). “Nhân dân hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà xâm phạm đến quyền tự do của người khác là phạm pháp” (Hồ Chí Minh).
- 3. Nguyên tắc nhân đạo * Định nghĩa: Nhân đạo là đối xử nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, chăm lo cho con người, coi con người là vốn quý nhất của xã hội. * Nguyên tắc nhân đạo xuất phát từ: Bản chất của con người: Mục tiêu phát triển của nhân loại nói chung: Tinh thần nhân đạo của Dân tộc: Bản chất của Nhà nước ta:
- * Biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo: - Chính sách khoan hồng của Nhà nước trong xử lý tội phạm. - Mục đích của hình phạt (Điều 26): - Hệ thống hình phạt: + Quy định nhiều hình phạt không tước tự do của con người: + Hạn chế áp dụng các hình phạt có tính nghiêm khắc cao: - Quyết định hình phạt: - Hệ thống các biện pháp miễn, giảm TNHS:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 1 - Nguyễn Đình Sơn
26 p | 311 | 51
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 3 - ThS. Vũ Thị Thúy
16 p | 256 | 39
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 12 - ThS. Vũ Thị Thúy
14 p | 188 | 38
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 4 - Nguyễn Đình Sơn
26 p | 186 | 33
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 14 - ThS. Vũ Thị Thúy
57 p | 177 | 30
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 2 - ThS. Vũ Thị Thúy
29 p | 192 | 29
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 2 - Nguyễn Đình Sơn
25 p | 147 | 29
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 15 - ThS. Vũ Thị Thúy
59 p | 167 | 28
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 3 - Nguyễn Đình Sơn
11 p | 149 | 20
-
Bài giảng Luật hình sự - Bài 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự
44 p | 142 | 19
-
Bài giảng Luật hình sự: Bài 5 - Nguyễn Đình Sơn
23 p | 172 | 13
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 1 - ThS. Lưu Hải Yến
21 p | 67 | 12
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 2 - ThS. Lưu Hải Yến
14 p | 59 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 4 - ThS. Lưu Hải Yến
23 p | 70 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 6 - ThS. Lưu Hải Yến
35 p | 54 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 7 - ThS. Lưu Hải Yến
35 p | 54 | 9
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 5 - ThS. Lưu Hải Yến
14 p | 55 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn