intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự: Chương 3 - Trần Ngọc Lan Trang

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

239
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là bài giảng Luật Hình sự: Chương 3 do Trần Ngọc Lan Trang biên soạn. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về tội phạm với những nội dung như khái niệm tội phạm; phân loại tội phạm; phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác; vấn đề nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự: Chương 3 - Trần Ngọc Lan Trang

  1. GV: Trần Ngọc Lan Trang 
  2. 1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa - Định nghĩa hình thức về tội phạm: “Tội phạm được hiểu là các hành vi do luật hình quy định”. Vd: BLHS Pháp 1810: “Tội phạm là hành vi bị LHS cấm hoặc là hành vi bị đạo luật HS trừng trị”. BLHS Thụy Sĩ 1937: “Tội phạm là hành vi do LHS cấm bằng nguy cơ xử phạt”. Ưu điểm: Khuyết điểm:
  3. 1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa - Định nghĩa nội dung về tội phạm: “Tội phạm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. Vd: BLHS Trung Quốc 1997: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH và phải chịu hình phạt theo quy định của PL”.  Ưu điểm:
  4. 1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa -Định nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam: Khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 quy định “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
  5. 1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa -Định nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự VN Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, theo quy định pháp luật hình sự thì phải bị áp dụng hình phạt.
  6. 1. Khái niệm tội phạm 1.2. Các dấu hiệu của tội phạm 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội 1.2.2. Tính có lỗi của tội phạm 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt
  7. 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội - Nguyên tắc hành vi Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ. - Tính nguy hiểm cho xã hội là một phạm trù khách quan
  8. 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội - Tính nguy hiểm cho xã hội được ghi nhận tại khoản 1 điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…” - Tính nguy hiểm cho xã hội phải ở mức độ đáng kể – khoản 4 điều 8 BLHS
  9. 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội Căn cứ đánh giá tính nguy hiểm + Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà LHS bảo vệ; + Mức độ thiệt hại về vật chất, tinh thần mà tội phạm gây ra; + Phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm; + Tính chất và mức độ lỗi; + Động cơ, mục đích phạm tội; + Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; + Nhân thân người phạm tội; + Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khác.
  10. 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội Kết luận: Tính nguy hiểm là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm và là một trong những tiêu chí để phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
  11. 1.2.2. Tính có lỗi Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. - Nguyên tắc có lỗi Tính có lỗi của tội phạm được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 BLHS “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội… thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”
  12. 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự Tính trái PLHS có nghĩa là tội phạm về mặt hình thức phải được quy định trong BLHS. -Nguyên tắc pháp chế “không có tội nếu không có luật”. -Cơ sở pháp lý: điều 2 BLHS “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định thì mới phải chịu TNHS”. -Ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS…”
  13. 1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự Mối quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự - mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức -Một hành vi tuy nguy hiểm nhưng chưa được quy định trong BLHS thì hành vi đó không phải là tội phạm -Một hành vi đã được quy định trong BLHS nhưng không đảm bảo tính nguy hiểm thì cũng không phải là tội phạm
  14. 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt Tội phạm có tính chịu hình phạt nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải chịu hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
  15. 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt - Quan điểm thứ nhất: Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu của tội phạm như các dấu hiệu khác. - Quan điểm thứ hai: Tính phải chịu hình phạt không phải là một dấu hiệu của tội phạm
  16. 1. Khái niệm tội phạm 1.2. Các dấu hiệu của tội phạm Kết luận: Các dấu hiệu của tội phạm có mối liên hệ mật thiết với nhau tuy có tính độc lập tương đối nhưng luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì vậy khi xem xét một dấu hiệu nào đó của tội phạm chúng ta cần đặt chúng trong mối liên hệ với các dấu hiệu khác để có thể thấy được vai trò cũng như ý nghĩa của từng dấu hiệu.
  17. 1. Khái niệm tội phạm 1.3. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm - Một khái niệm mang tính cơ bản, nền tảng của luật hình sự. - Cơ sở phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác - Cơ sở để xây dựng phần các tội phạm cụ thể và trên cơ sở đó quy định các khung hình phạt tương ứng.
  18. 2. Phân loại tội phạm Phân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được quy định trong BLHS thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.
  19. 2.1. Các căn cứ phân loại tội phạm  Căn cứ vào loại quan hệ xã hội được LHS bảo vệ: tội phạm được chia thành 14 chương trong BLHS (XI  XXIV) -Các tội xâm phạm an ninh quốc gia -Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người -Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân -Các tội xâm phạm sở hữu -… -…
  20. 2.1. Các căn cứ phân loại tội phạm  Căn cứ vào hình thức lỗi: -Tội phạm có lỗi cố ý -Tội phạm có lỗi vô ý  Căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm: - Tội phạm có chủ thể đặc biệt - Tội phạm có chủ thể thường  Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: căn cứ phân loại tội phạm theo khoản 2 điều 8 BLHS năm 1999.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2