intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật tố tụng Hình sự: Bài 5 - ThS. Trần Thị Liên

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu cung cấp đến các bạn sinh viên tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu, Tailieu.vn giới thiệu "Bài giảng Luật tố tụng Hình sự - Bài 5: Xét xử vụ án hình sự" nhằm tìm hiểu xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật tố tụng Hình sự: Bài 5 - ThS. Trần Thị Liên

  1. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giảng viên: ThS. Trần Thị Liên 11 v1.0014112218
  2. BÀI 5 XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Giảng viên: ThS. Trần Thị Liên v1.0014112218 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Để giải quyết thắc mắc của A và B trong tình huống, mời các bạn  cùng đến với bài học tiếp theo của môn Luật Tố tụng hình sự – Bài 5: Xét xử vụ án hình sự. v1.0014112218 3
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được các quy định chung về khái niệm, thẩm quyền xét xử sơ thẩm và các quy định về thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. • Trình bày được các quy định chung về khái niệm, thủ tục xét xử phúc thẩm, các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm. v1.0014112218 4
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, người học phải học xong các môn sau: • Luật hình sự Việt Nam (Học phần 1); • Luật hình sự Việt Nam (Học phần 2). v1.0014112218 5
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật: Luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003, Nghị quyết số 04/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn phần “Xét xử sơ thẩm” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003; Nghị quyết số 05/2005 của Hội đồng Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn phần “Xét xử phúc thẩm” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. v1.0014112218 6
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1 Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 5.2 Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự v1.0014112218 7
  8. 5.1. XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 5.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử sơ thẩm 5.1.2. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự sơ thẩm vụ án hình sự 5.1.4. Những quy định chung 5.1.3. Chuẩn bị xét xử về thủ tục tố tụng sơ thẩm vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm v1.0014112218 8
  9. 5.1.1. KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ • Khái niệm: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật. • Nhiệm vụ: Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất là: Tiến hành giải quyết vụ án bằng việc ra bản án, quyết định việc bị cáo có tội hay không phạm tội. • Ý nghĩa: Đánh giá toàn bộ những chứng cứ có trong vụ án hình sự để đưa ra kết luận cuối cùng. Bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. v1.0014112218 9
  10. 5.1.2. THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực: Xét xử tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng (trừ một số tội phạm Thẩm đặc biệt). quyền xét xử theo sự việc (Điều 170 Bộ luật tố Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án tụng hình quân sự quân khu: Xét xử tội sự 2003) đặc biệt nghiêm trọng và những tội thuộc thẩm quyền xét xử của cấp dưới nhưng lấy lên để xét xử. v1.0014112218 10
  11. 5.1.2. THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ (tiếp theo) Tòa án quân sự: Xét xử 2 đối tượng: quân nhân phạm tội, thường dân phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội (Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án Thẩm quân sự 2002). quyền xét xử theo đối tượng Tòa án nhân dân: Xét xử các tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Toàn án quân sự. v1.0014112218 11
  12. 5.1.2. THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ (tiếp theo) Trường hợp 1: Tòa án xét xử là Tòa án nơi tội phạm thực hiện. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (Điều 171 Bộ luật tố Trường hợp 2: Nếu tội phạm được tụng hình thực hiện ở nhiều nơi hoặc không xác sự 2003) định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. v1.0014112218 12
  13. 5.1.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM Tội ít nghiêm trọng: không quá 30 ngày. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Tội nghiêm trọng: không quá 45 ngày. (tính từ ngày Thẩm phán chủ tọa phiên Tội rất nghiêm trọng: không quá 60 ngày. tòa nhận hồ sơ vụ án) Tội đặc biệt nghiêm trọng: không quá 90 ngày. v1.0014112218 13
  14. 5.1.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM Quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung: Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Quyết định tạm đình chỉ vụ án: Điều 180 Bộ luật Các quyết định tố tụng hình sự 2003. của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Quyết định đình chỉ vụ án: Điều 180 Bộ luật tố sơ thẩm tụng hình sự 2003. Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. v1.0014112218 14
  15. 5.1.4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ • Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm: Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.  Thành phần: 1 Thẩm phán + 2 Hội thẩm hoặc 2 Thẩm phán + 3 Hội thẩm.  Đối với vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội: Phải có 1 Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. • Giới hạn xét xử: Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.  Tòa án chỉ xét xử bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố.  Có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc theo tội khác bằng hoặc nhẹ hơn. • Viện kiểm sát rút quyết định truy tố: Khoản Điều 222, Điều 195, Bộ luật tố tụng hình sự 2003.  Tại phiên tòa, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố.  Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án. • Trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa: Thủ tục Thủ tục Tranh luận Nghị án Tuyên án bắt đầu xét hỏi v1.0014112218 15
  16. 5.1.4. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ (tiếp theo) • Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm:  Kiểm sát viên: Bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa (Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2003).  Bị cáo: (Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự 2003) phải có mặt tại phiên tòa, nhưng có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong ba trường hợp:  Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;  Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;  Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ. v1.0014112218 16
  17. 5.2. XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 5.2.1. Khái niệm, nhiệm 5.2.2. Kháng cáo, vụ, ý nghĩa của xét xử kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phúc thẩm 5.2.3. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự v1.0014112218 17
  18. 5.2.1. KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ • Khái niệm: Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. • Nhiệm vụ: Xét xử lại vụ án. Kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. • Ý nghĩa: Sửa chữa những sai lầm trong việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Đảm bảo áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất. v1.0014112218 18
  19. 5.2.2. KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị. v1.0014112218 19
  20. 5.2.2. KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM (tiếp theo) • Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. • Chủ thể của quyền kháng cáo: Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.  Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.  Người được Tòa án tuyên vô tội.  Người bào chữa.  Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.  Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.  Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.  Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ. • Chủ thể của quyền kháng nghị:  Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm.  Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. v1.0014112218 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2