intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật tố tụng Hình sự: Bài 3 - ThS. Trần Thị Liên

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

51
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật tố tụng Hình sự - Bài 3: Điều tra vụ án hình sự" tìm hiểu nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự; thẩm quyền điều tra vụ án hình sự; những quy định chung về giai đoạn điều tra vụ án hình sự; tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật tố tụng Hình sự: Bài 3 - ThS. Trần Thị Liên

  1. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Giảng viên: ThS. Trần Thị Liên 11 v1.0014112218
  2. BÀI 3 ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Giảng viên: ThS. Trần Thị Liên v1.0014112218 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Để giải quyết câu hỏi thắc mắc của ông B trong tình huống, mời  các bạn cùng đến với bài học tiếp theo của môn Luật Tố tụng hình sự – Bài 3: Điều tra vụ án hình sự v1.0014112218 3
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự. • Xác định được thẩm quyền điều tra vụ án hình sự. • Phân tích được một số hoạt động điều tra. • Trình bày được các căn cứ để tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra vụ án. v1.0014112218 4
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, người học phải học xong các môn sau: • Luật hình sự Việt Nam (Học phần 1); • Luật hình sự Việt Nam (Học phần 2). v1.0014112218 5
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật: Luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003, Luật hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004. • Đọc tài liệu tham khảo khác. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. v1.0014112218 6
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của điều tra vụ án 3.1 hình sự 3.2 Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự Những quy định chung về giai đoạn điều tra vụ án 3.3 hình sự 3.4 Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra v1.0014112218 7
  8. 3.1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.1.2. Nhiệm vụ 3.1.1. Khái niệm điều tra của giai đoạn điều tra vụ án hình sự vụ án hình sự 3.1.3. Ý nghĩa của điều tra vụ án hình sự v1.0014112218 8
  9. 3.1.1. KHÁI NIỆM ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện, đầy đủ. v1.0014112218 9
  10. 3.1.2. NHIỆM VỤ CỦA GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ • Xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. • Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án. • Lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can. • Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. v1.0014112218 10
  11. 3.1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ • Là giai đoạn chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. • Kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can. • Kết quả điều tra là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội. v1.0014112218 11
  12. 3.2. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA 3.2.1. Thẩm quyền điều tra 3.2.2. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của các cơ quan khác v1.0014112218 12
  13. 3.2.1. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA Cơ quan điều tra Công an nhân dân Quân đội nhân dân Viện kiểm sát Cơ quan Cơ quan Cơ quan Cơ quan Viện kiểm Viện kiểm sát cảnh sát an ninh điều tra an ninh sát nhân dân quân sự điều tra điều tra hình sự điều tra tối cao trung ương Chương 12 Chương 11 + Chương 12 Chương 11 + 1 số tội phạm xâm phạm  22 Bộ luật 24 Bộ luật  23 Bộ luật 24 Bộ luật hoạt động tư pháp mà người hình sự + 1 hình sự. hình sự hình sự phạm tội là cán bộ thuộc số tội phạm (Thuộc thẩm (thuộc thẩm Cơ quan tư pháp. khác. quyền của quyền của Tòa án Tòa án quân sự). quân sự). v1.0014112218 13
  14. 3.2.1. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA (tiếp theo) Các cơ quan khác bao gồm: Đơn vị bộ đội biên phòng, Cơ quan hải quan, Cơ quan kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đối với các tội ít nghiêm trọng: Điều tra và kết thúc điều tra. Điều tra đối với các tội phạm do cơ quan mình khởi tố. Đối với các tội nghiêm trọng, phức tạp: Tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. v1.0014112218 14
  15. 3.3. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.3.1. Chuyển vụ án để 3.3.2. Nhập hoặc tách vụ điều tra theo thẩm quyền án để tiến hành điều tra 3.3.4. Thời hạn tố tụng 3.3.3. Ủy thác điều tra trong giai đoạn điều tra 3.3.5. Một số hoạt động điều tra v1.0014112218 15
  16. 3.3.1. CHUYỂN VỤ ÁN ĐỂ ĐIỀU TRA THEO THẨM QUYỀN • Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. • Nếu chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh hoặc quân khu thì do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự quân khu quyết định. v1.0014112218 16
  17. 3.3.2. NHẬP HOẶC TÁCH VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỂ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA Căn cứ Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Các trường hợp nhập vụ án:  Bị can phạm nhiều tội;  Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm;  Cùng với bị can còn có người khác che giấu hoặc không tố giác tội phạm. • Các trường hợp tách vụ án:  Bị can phạm nhiều tội nhưng không thể hoàn thành việc điều tra với mọi tội phạm.  Trong vụ án có nhiều bị can cùng tham gia thực hiện 1 tội phạm nhưng có bị can đã bỏ trốn hoặc không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với mọi bị can. v1.0014112218 17
  18. 3.3.3. ỦY THÁC ĐIỀU TRA • Căn cứ: Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Nguyên tắc: Chỉ có Cơ quan điều tra mới được ủy thác điều tra. v1.0014112218 18
  19. 3.3.4. THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA • Thời hạn điều tra: Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Thời hạn gia hạn điều tra. • Thời hạn tạm giam để điều tra: Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Thời hạn điều tra bổ sung, phục hồi điều tra, điều tra lại: Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. v1.0014112218 19
  20. 3.3.5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA • Khởi tố bị can: Điều 126 đến Điều 128 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Hỏi cung bị can: Điều 129 đến Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Điều 133 đến Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Khám nghiệm hiện trường: Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Khám nghiệm tử thi: Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Đối chất, nhận dạng: Điều 138, Điều 139 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. • Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản: Điều 140 đến Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. v1.0014112218 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2