intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý luận dạy học đại học: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học ở đại học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:9

568
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lý luận dạy học đại học: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học ở đại học bao gồm những nội dung về nội dung nguyên tắc; nguyên nhân có nguyên tắc này; liên hệ thực tiễn trong dạy học đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý luận dạy học đại học: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học ở đại học

  1. LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể trong quá trình dạy học ở đại học
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1) NỘI DUNG NGUYÊN TẮC 2) TẠI SAO CÓ NGUYÊN TẮC NÀY? 3) LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC: NGUYÊN TẮC NÀY ĐƯỢC QUÁN TRIỆT NHƯ THẾ NÀO? Trang 2
  3. NỘI DUNG NGUYÊN TẮC Quá trình dạy học ở đại học, về bản chất là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên. Để thực hiện tốt, sinh viên phải phát huy cao độ vai trò chủ thể của mình, vai trò chủ thể của cá nhân bao giờ cũng thống nhất với vai trò chủ thể của tập thể. Trang 3
  4. TẠI SAO CÓ NGUYÊN TẮC NÀY? Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất tâm lí của sinh viên: mang tính chủ thể. Tâm lí của mỗi chủ thể có đặc điểm riêng về quan điểm, hành vi, thái độ, đạo đức, tình cảm… Khi phản ánh thế giới, mỗi chủ thể đưa vào thế giới quan của bản thân để tạo nên hình ảnh của riêng mình về thế giới. Khi tiếp thu cùng một nội dung bài giảng, các sinh viên với những điểm xuất phát khác nhau sẽ lĩnh hội bài giảng ở các mức độ khác nhau. Trang 4
  5. TẠI SAO CÓ NGUYÊN TẮC NÀY? Tương tự như vậy, cùng một tác động của giảng viên, các sinh viên khác nhau có nhưng phản ứng tích cực, tiêu cực khác nhau. Chính vì vậy, để thu được hiệu quả cao trong quá trình dạy học, việc đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân từng sinh viên và tập thể sinh viên là cần thiết để đảm bảo kết quả chung cần đạt được ở tập thể sinh viên, cũng như phát huy được khả năng riêng ở từng sinh viên. Điều này rất cần thiết với việc chuẩn bị cho sinh viên bước vào đời với tư cách là một người cán bộ khoa học, nhà hoạt động xã hội trẻ. Trang 5
  6. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC: NGUYÊN TẮC NÀY ĐƯỢC QUÁN TRIỆT NHƯ THẾ NÀO? - Giảng viên:  Hiểu biết đầy đủ đặc điểm của tập thể và của từng cá nhân (bao gồm nhu cầu, khả năng, năng khiếu nghề nghiệp).  Có nhưng biện pháp tác động đến cả tập thể mà còn có những biện pháp tác động đến từng cá nhân sinh viên. Trang 6
  7. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC: NGUYÊN TẮC NÀY ĐƯỢC QUÁN TRIỆT NHƯ THẾ NÀO? - Tập thể:  Cần đề ra cho mỗi thành viên những yêu cầu chung phù hợp với mục tiêu đào tạo chung, nhiệm vụ dạy học ở đại học nói riêng.  Tổ chức các hoạt động học tập, nghiên cứu dưới hình thức tập thể một cách hợp lí. - Cá nhân:  Xác nhận, ủng hộ nhưng yêu cầu chung.  Thực hiện nghiêm túc, bổ sung, làm phong phú và hoàn thiện yêu cầu đó. Trang 7
  8. MỘT SỐ Ý TRAO ĐỔI TRONG NHÓM:  Để đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể thì cả giảng viên, tập thể và cá nhân cùng phải cố gắng và thực hiện những yêu cầu trên.  Tuy nhiên thực tế thì bên cạnh những giảng viên, cá nhân và tập thể hoạt động và làm việc tích cực thì một số khác không được như vậy. Cụ thể: giảng viên chỉ đến lớp với mục tiêu hoàn thành bài giảng mà không quan tâm sinh viên học như thế nào, hiểu bài đến đâu, cách làm việc ra sao. Giảng viên chưa hình thành được động cơ học tập đúng đắn, hứng thú học tập, sự say mê trong nghiên cứu. Trang 8
  9. MỘT SỐ Ý TRAO ĐỔI TRONG NHÓM:  Tập thể không tìm được tiếng nói chung giữa các cá nhân và như thế không mang lại kết quả tốt.  Cá nhân học tập chưa nghiêm túc, ỷ lại vào người khác trong quá trình thảo luận nhóm đến lớp để chép bài mà không quan tâm tập thể cần gì và làm gì, làm biếng, không chuẩn bị gì khi đến lớp, trên lớp chỉ biết nghe và ghi thụ động. Sinh viên chưa chủ động nghiên cứu trước bài học, chưa liên hệ với thực tế cuộc sống và nhà trường của mình./. Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2