intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 9 - Phạm Đặng Huấn

Chia sẻ: Hồ Văn Mậu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

100
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 9 Tài chính doanh nghiệp thuộc bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ, trong chương này sẽ trình bày nội dung kiến thức cần nghiên cứu sau: Bản chất và vai trò tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, nội dung tài chính doanh nghiệp, thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 9 - Phạm Đặng Huấn

  1. CHƯƠNG 9 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
  2. I- BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ TCDN: 1- Bản chất của TCDN: - TCDN là hệ thống các quan hệ KT phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực TC, được thể hiện thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN nhằm phục vụ cho hoạt động KD của DN. PDH 2
  3. - Các quan hệ KT cơ bản cấu thành phạm trù TCDN: + Quan hệ KT giữa DN với nhà nước: DN có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước; nhà nước có các chính sách đầu tư TC cho DN như Công ty đầu tư TC nhà nước cấp phát vốn cho DNNN, tham gia góp vốn cổ phần, cho vay ... PDH 3
  4. + Quan hệ KT giữa DN với thị trường: Thị trường HH-DV là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào của DN, đồng thời là nơi các DN tiêu thụ những HH-DV đầu ra của mình; Thị trường TC là nơi cung cấp nguồn TC thỏa mãn nhu cầu vốn của DN, đồng thời là nơi các DN thực hiện các hoạt động đầu tư TC. PDH 4
  5. + Quan hệ KT trong nội bộ DN: * Quan hệ giữa DN với các đơn vị trực thuộc thể hiện qua việc phân bổ vốn, thưởng phạt vật chất ... * Quan hệ giữa những đồng sở hữu DN thể hiện qua việc góp vốn KD, phân phối lợi tức hoặc chia sẻ tổn thất ... * Quan hệ giữa DN và người lao động thể hiện qua việc trả lương, trả thưởng, thu tiền phạt, giao và thanh toán tạm ứng ... PDH 5
  6. 2- Vai trò của TCDN: - Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn TC có hiệu quả: + Căn cứ vào nhiệm vụ KD và thực tiễn thị trường, TCDN xác định nhu cầu vốn cần thiết. Trên cơ sở đó, TCDN tổ chức khai thác các nguồn vốn (NV chủ sở hữu, NV chiếm dụng, NV vay …) để thỏa mãn nhu cầu vốn đã xác định. + TCDN tổ chức phân phối sử dụng vốn cho các khâu dự trữ SX, khâu trực tiếp SX, khâu lưu thông … nhằm đảm bảo quá trình KD được liên tục và đạt hiệu quả cao nhất. PDH 6
  7. - Tạo lập các đòn bẩy TC để kích thích, điều tiết các hoạt động KT trong DN: TCDN sử dụng các chính sách tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt … để tác động tích cực đến năng suất lao động, chất lượng HH-DV, chi phí KD, lợi nhuận của DN. PDH 7
  8. - Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động KD của DN: Qua phân tích các chỉ tiêu TC cho phép nhận biết chính xác thực trạng hoạt động SX-KD của DN, từ đó có các giải pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. PDH 8
  9. II- CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN: Có thể tiếp cận cấu trúc TC của DN ở hai góc độ: + Cấu trúc vốn tài sản (tài sản, vốn). + Cấu trúc nguồn tài trợ (nguồn vốn). PDH 9
  10. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (TÓM TẮT) Tài sản Nguồn vốn 1- TS ngắn hạn 1- Nợ phải trả 1.1- Tiền 1.1- Nợ ngắn hạn 1.2- ĐT TC ngắn hạn 1.2- Nợ dài hạn 1.3- Các khoản phải thu 2- Nguồn vốn chủ SH 1.4- Hàng tồn kho 2.1- Vốn chủ SH 2- TS dài hạn 2.2- Lãi chưa P Phối 2.1- TSCĐ 2.3- Các quỹ 2.2- ĐT TC dài hạn Cộng tài sản Cộng nguồn vốn PDH 10
  11. 1- Cấu trúc vốn tài sản: 1.1- Khái niệm, đặc điểm vốn tài sản: - Vốn tài sản (tài sản, vốn) là những phương tiện, các yếu tố vật chất mà một DN phải có để tiến hành các hoạt động KD. PDH 11
  12. - Ở các DN SX và dịch vụ, quá trình luân chuyển vốn trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn dự trữ SX: DN ứng vốn tiền tệ để mua các yếu tố SX như TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ … + Giai đoạn SX: DN sử dụng các yếu tố SX để tạo SP mới. Khi đó vốn tồn tại dưới hình thái sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ ... + Giai đoạn lưu thông: Vốn tồn tại dưới hình thái thành phẩm, nợ phải thu, tiền tệ. PDH 12
  13. - Ở các DN thương mại, quá trình luân chuyển vốn trải qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn mua hàng: DN ứng vốn tiền tệ mua TSCĐ, nguyên vật liệu, hàng hóa … + Giai đoạn bán hàng: vốn tồn tại dưới hình thái nợ phải thu, tiền tệ. PDH 13
  14. - Vốn sau khi ứng ra để sử dụng vào KD phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ KD sau. Vốn không thể bị mất đi, phải được bảo toàn và phát triển. PDH 14
  15. 1.2- Các loại vốn tài sản: Nếu phân loại theo công dụng KT và đặc điểm luân chuyển giá trị thì vốn của DN được chia thành: + Vốn tài sản cố định (vốn cố định). + Vốn tài sản lưu động (vốn lưu động). + Vốn tài sản đầu tư tài chính (vốn đầu tư tài chính). PDH 15
  16. 1.2.1- Vốn cố định (VCĐ): Muốn tiến hành KD, các DN phải có tư liệu lao động (TLLĐ). TLLĐ bao gồm nhiều loại có thời gian sử dụng dài ngắn và giá trị cao thấp khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả quản lý trong điều kiện chịu giới hạn về thời gian và chi phí, cần thiết phải phân loại TLLĐ. PDH 16
  17. Những TLLĐ nào thỏa 2 điều kiện cơ bản sau đây được gọi là “TSCĐ”: + Có thời gian sử dụng dài (theo thông lệ quốc tế là từ 1 năm trở lên). • + Có giá trị lớn (quy định hiện hành ở VN là từ 10 triệu đồng trở lên). • Những TLLĐ nào không thỏa đủ 2 điều kiện nêu trên được gọi là “Công cụ dụng cụ”. PDH 17
  18. Khi tham gia quá trình KD, TSCĐ có những đặc điểm sau: + Không thay đổi hình thái tồn tại. + Tham gia nhiều chu kỳ KD, vì vậy giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần. Phần hao mòn này được chuyển dịch vào sản phẩm mới hình thành yếu tố khấu hao TSCĐ. PDH 18
  19. Kết luận: - VCĐ của DN là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của DN. - VCĐ có đặc điểm tham gia nhiều chu kỳ KD và luân chuyển giá trị dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm mới dưới hình thức khấu hao TSCĐ. PDH 19
  20. Ghi chú: Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và vô hình. Hao mòn hữu hình: Loại hao mòn này chỉ gắn với TSCĐ hữu hình. Biểu hiện của HMHH là TSCĐ giảm về mặt giá trị sử dụng và kéo theo là giá trị cũng giảm. HMHH xảy ra một mặt là do sử dụng, mặt khác là do tác động của tự nhiên. PDH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2