intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn GDCD lớp 7 - Chủ đề: Lòng nhân ái

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:72

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn GDCD lớp 7 - Chủ đề: Lòng nhân ái được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là yêu thương con người; biểu hiện của yêu thương con người; ý nghĩa của yêu thương con người; khái niệm đoàn kết, tương trợ; biểu hiện của đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ;... Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn GDCD lớp 7 - Chủ đề: Lòng nhân ái

  1. Trường THCS Thành phố Bến Tre Tổ Sử - Địa - GDCD Bài giảng Giáo dục công dân 7 Chủ đề LÒNG NHÂN ÁI
  2. Chủ đề: LÒNG NHÂN ÁI 1. Yêu thương con người 2. 2. Đoàn kết, tương trợ
  3. 1. Yêu thương con người
  4. Tìm hiểu truyện đọc (Học sinh tự đọc)
  5. Tìm hiểu bài
  6. Câu hỏi Câu 1. Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
  7. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 2. Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ đâu? Lòng yêu thương con người bắt nguồn tự sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác; mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ.
  8. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 3. Em hãy kể một số việc làm biểu hiện lòng yêu thương con người? § Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác. § Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn. § Biết hi sinh quyền lợi của bản thân để giúp đỡ người khác. §…
  9. Câu hỏi (Tiếp theo) Ví dụ: § Người thầy thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân. § Các thầy, cô giáo tận tụy dạy dỗ học sinh nên người. § Hi sinh thân mình để cứu bạn khỏi chết đuối. § Động viên, an ủi, giúp đỡ người khuyết tật. § Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. § Giúp đỡ bạn nghèo. §…
  10. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 4. Vì sao chúng ta cần phải yêu thương con người? § Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng. § Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng.
  11. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 5. Em hãy kể tên một số phong trào thể hiện tấm lòng yêu thương con người mà em đã tham gia? § Phong trào quyên góp tiền, quần áo, sách vở ủng hộ bạn nghèo vượt khó. § Phong trào quyên góp tiền, quần áo, sách vở ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt. § Phong trào quyên góp áo ấm giúp đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa chống rét. §…
  12. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 6. Em hãy kể tên một số chương trình truyền hình thể hiện tấm lòng yêu thương con người mà em biết? § Chương trình quyên góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt “Miền Trung yêu thương”. § Chương trình ủng hộ người nghèo: “Tết cho người nghèo” của TRAPHACO, chương trình “Tết Mậu Tí 2008 cho người nghèo” của Báo Công an nhân dân và Chuyên đề An ninh nhân dân,… § Chương trình giao lưu văn nghệ gây quỹ cho các mảnh đời bất hạnh.
  13. Câu hỏi (Tiếp theo) § Chương trình “Áo ấm tặng người nghèo” của lãnh đạo và công nhân viên chức - lao động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. § Quỹ “Tấm lòng vàng” ủng hộ người nghèo do Báo Lao động tổ chức. §…
  14. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 7. Thương yêu và thương hại khác nhau như thế nào? § Thương yêu: Xuất phát từ tấm lòng vô tư, trong sáng, chân thành. Ví dụ: Khi bạn gặp khó khăn, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ và không mong chờ bạn trả ơn cho mình. § Thương hại: Xuất phát từ động cơ cá nhân không tốt, không chân thành  Sự thương hại sẽ làm tổn thương người khác.
  15. Câu hỏi (Tiếp theo) Câu 8. Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó là gì? § Trái với yêu thương là thù hận, mâu thuẫn nhau, căm ghét nhau. § Hậu quả sẽ đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người sẽ không thể sống thanh thản được.
  16. Câu hỏi và bài tập
  17. Bài tập a (SGK/16-17) Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống sau đây: 1. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải. 2. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
  18. Bài tập a (SGK/16-17) (Tiếp theo) 3. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn. 4. Trung hỏi vay tiền của Hồng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay mà còn khuyên Trung không nên hút thuốc lá.
  19. Bài tập a (SGK/16-17) (Tiếp theo) § Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập thể lớp 7A thể hiện lòng yêu thương con người vì biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn, kể cả với những người không thân thiết. § Hành vi của Toàn thể hiện sự ích kỉ, không có lòng yêu thương con người. Bởi vì, Toàn chỉ quan tâm, giúp đỡ với bạn thân. Còn đối với những người khác, Toàn dè dặt, không giúp đỡ và không thể hiện lòng yêu thương người khác.
  20. Bài tập b (SGK/17) Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình thương yêu của con người đối với con người? § Tục ngữ: § “Thương người như thể thương thân”. § “Lá lành đùm lá rách”. § “Chia ngọt, sẻ bùi”. § “Chị ngã em nâng”. § “Máu chảy ruột mềm”. § “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. §…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2