intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Luật tố tụng hành chính - GV. Lê Việt Sơn

Chia sẻ: Nguyễn Minh Hiếu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:39

627
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với kết cấu nội dung gồm 8 bài, bài giảng môn "Luật tố tụng hành chính" giới thiệu đến các bạn những nội dung khái quát về ngành luật tố tụng hành chính, thẩm quyền xét xử hành chính của tòa án nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Luật tố tụng hành chính - GV. Lê Việt Sơn

  1. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Giảng Viên : Lê Việt Sơn Các văn bản quy phạm pháp luật : 1. Luật Tố tụng hành chính 2015 ( Có hiệu lực từ 01/7/2016); 2. Nghị quyết 02/2011/HĐTP –TANDTC; 3. Thông tư 03/2003 VKSNDTC và TANDTC; 4. Thông tư 02/2013 VKSNDTC và TANDTC; 5. Nghị quyết 01/2015; 6. Pháp lệnh lệ phí – án phí Tòa án năm 2009; 7. Luật tổ chức TAND 2014. BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNH  CHÍNH ­­¥­­ I –Tài phán hành chính, vụ án hành chính, tố tụng hành chính : 1. Tài phán hành chính : a. Khái niệm : Tài phán hành chính là tổng thể  quyền hạn của Tòa án hoặc của cơ  quan hành  chính nhà nước về  việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự  kiện cụ  thể  nhằm để giải quyết tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định. b. Phân loại về tố tụng hành chính : 1
  2. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Hiểu theo nghĩa rộng : tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp hành chính, khi   đó tố tụng hành chính chỉ là 1 bộ phận của tài phán hành chính. ­ Hiểu theo nghĩa hẹp : giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tòa án,  khi đó tố tụng hành chính và tài phán hành chính là như nhau. 2. Vụ án hành chính : a. Khái niệm : Vụ  án hành chính là vụ  án phát sinh khi cá nhân, cơ  quan, tổ  chức khởi kiện yêu  cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính,  quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định  xử lý vụ  việc cạnh tranh, danh sách cử  tri của cơ quan nhà nước và được Tòa án  thụ lý theo quy định của pháp luật. Điều kiện để vụ án hành chính phát sinh : ­ Điều kiện cần : có hành vi khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. ­ Điều kiện đủ : việc khởi kiện được TAND thụ lý giải quyết. b. Đặc điểm của vụ án hành chính : ­ Đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của khiếu kiện, còn  những đối tượng về tài sản, về nhân thân không phải là đối tượng của tranh chấp   vụ án hành chính. ­ Người bị  kiện trong vụ  án hành chính luôn là cơ  quan nhà nước hoặc có thẩm   quyền trong cơ  quan nhà nước, còn người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ  quan, tổ  chức bị tác động bởi các khiếu kiện. 3. Tố tụng hành chính : a. Khái niệm : Tố tụng hành chính là toàn bộ các hoạt động ( các giai đoạn ) được tiến hành trong   quá trình giải quyết vụ án  hành chính. b. Các giai đoạn tố tụng hành chính : ­ Bước 1 : Khởi kiện và thụ lý vụ án. ­ Bước 2 : Chuẩn bị xét xử sơ thẩm. 2
  3. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Bước 3 : Xét xử sơ thẩm. ­ Bước 4 : Xét xử phúc thẩm. ­ Bước 5 : Giám đốc thẩm, tái thẩm. ­ Bước 6 : Thi hành án hành chính. Các trường hợp vụ  án hành chính chỉ  trải qua 2 giai đoạn : rút đơn  kiện hoặc người kiện chết. III – Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh nghành luật  tố tụng hành chính : 1. Khái niệm nghành luật tố tụng hành chính : 2. Đối tượng điều chỉnh nghành luật TTHC : Là những quan hệ  xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính từ  giai đoạn thi hành án hành chính. Các nhóm quan hệ : 3 nhóm ­ Nhóm quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với nhau.   ( mối quan hệ bắt buộc và bình đẳng ) ­ Nhóm quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với người  tham gia tố tụng ( mệnh lệnh bắt buộc ). ­ Nhóm quan hệ giữa người tham gia tố tụng với nhau (mối quan hệ bình đẳng ). 3. Phương pháp điều chỉnh : Phương pháp điều chỉnh của nghành luật tố  tụng hành chính là cách thức, biện   pháp mà nghành luật tố tụng hành chính sử  dụng để  tác động đến các quan hệ  xã   hội thuộc phạm vi điều chỉnh của nghành luật tố tụng hành chính. Có 2 phương pháp : ­ Mệnh lệnh bắt buộc. ­ Bình đẳng. 3
  4. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh IV – Quá trình hình thành và phát triển của nghành luật tố tụng hành chính : ­ Giai đoạn : 1945 – trước 1975 ­ Giai đoạn : 1975 – trước 1996 ­ Giai đoạn : từ 1996 – đến nay. Hiện nay : ­ Bỏ qua giai đoạn tiền tố tụng. ­ Lĩnh vực vụ án hành chính được mở rộng. ­ Thời hiệu khởi kiện lâu hơn. ( Điều 116 – Luật TTHC 2015 )  V – Các nguyên tác của nghành luật TTHC : 1. Khái niệm nguyên tắc của nghành luật TTHC : Là những tư  tưởng, quan điểm mang tính chỉ  đạo xuyên suốt trong quá trình xây   dựng áp dụng và thực hiện pháp luật tố tụng hành chính. 2. Phân loại nguyên tắc : a. Nguyên tắc chung :  Nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng và công khai :  ( Điều 16 Luật TTHC 2016 ) ­ Tòa án phải xét xử công khai :  + Cho phép tất cả các công dân VN đủ  16 tuổi trở lên được quyền tham dự phiên  tòa; cho phép những cơ quan thông tấn báo chí được quyền tham dự đưa tin về vụ  việc xét xử. + Kế hoạch xét xử hàng tuần, hàng tháng của Tòa án được niêm yết công khai tại   trụ sở của Tòa án. + Đối với những vụ  án liên quan bí mật nhà nước, thuần phong mỹ  tục của dân   tộc thì Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. ­ Vụ  án hành chính phải được xét xử  kịp thời, đúng thời hạn theo đúng thủ  tục  pháp luật quy định. 4
  5. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh  Ý nghĩa : góp phần tuyền truyền giáo dục phổ biến pháp luật cho người dân.  Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, hội thẩm ngang quyền với   thẩm phán : ( Điều 12 Luật TTHC 2015 ) ­ Việc giải quyết vụ án hành chính tại phiên tòa cấp sơ  thẩm phải có sự  tham gia  của Hội thẩm nhân dân trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. ­ Hội thẩm nhân dân tham gia vào quá trình xét xử  thông qua các hoạt sau đây :   nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia xét xử, nghị án .. Điều 39 Luật TTHC  ­ Khi xét xử  thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền với nhau. Tạo điều   kiện cho người dân tham gia vào công tác xét xử  Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ  tuân theo pháp luật :   ( Điều 13 Luật TTHC ) ­ Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập với người tham gia tố tụng. ­ Độc lập giữa thẩm phán và hội thẩm với nhau trong các giai đoạn nghiên cứu hồ  sơ vụ án, nghị án, xét hỏi,.. ­ Độc lập giữa thẩm phán, hội thẩm nhân dân với thủ trưởng cơ quan của mình. ­ Độc lập giữa Tòa án nhân dân cấp dưới với Tòa án nhân dân cấp trên.’ ­ Khi xét xử  thẩm phán và hội thẩm nhân dân tuân theo pháp luật : đảm bảo tính   đúng đắn khách quan trong hoạt động xét xử.  Nguyên tắc tiếng nói và ngôn ngữ trong TTHC  : ( Điều 21 Luật TTHC 2015 ) ­ Tiếng nói và chữ viết dùng trong TTHC là tiếng Việt. ­ Trách nhiệm thuê người phiên dịch thuộc về trách nhiệm của Tòa án.  Ý nghĩa : giúp cho đương sự được bảo vệ được quyền lợi của mình 1 cách  tốt nhất.  Nguyên tắc bảo đảm việc xét xử sơ thẩm và phúc thẩm :  ( Điều 11 Luật TTHC  2015 ) ­ Việc giải quyết vụ án hành chính có thể trải qua 2 cấp xét xử : sơ thẩm và phúc   thẩm. 5
  6. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Việc xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi đương sự kháng cáo hoặc viện kiểm sát  kháng nghị. ­ Giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là 1 cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản  án.  nguyên tắc này có 1 trường hợp ngoại lệ là đối với khiếu kiện về danh sách cử  tri trải qua 1 cấp xét xử sơ thẩm.  Ý nghĩa : đảm bảo tính chính xác, đúng đắn trong hoạt động xét xử. Nguyên tắc viện kiểm sát chỉ tuân theo pháp trong TTHC: ( Điều 25 Luật TTHC 2015 ) ­ Trong   TTHC   VKS   chỉ   có   chức   năng   kiểm  sát   việc  tuân   theo  pháp   luật   trong  TTHC. ­ Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính từ giai đoạn khởi kiện  và thụ lý đến giai đoạn thi hành án hành chính.  Ý nghĩa : đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính được chính xác, đúng  đắn và khách quan. b. Nguyên tắc đặc thù : Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện ( Điều 8 Luật  TTHC 2015 ) ­ Cá nhân, cơ  quan, tổ  chức được quyền tự  mình quyết định việc khởi kiện hoặc   không khởi kiện vụ án hành chính. ­ Người khởi kiện được quyền rút, thay đổi, bổ  sung yêu cầu khởi kiện theo quy  định của pháp luật.  Ý nghĩa : giúp cho người khởi kiện có thể lựa chọn hành vi tố tụng tốt nhất   để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nguyên tắc đối thoại trong TTHC ( Điều 20 Luật TTHC ) ­ TA phải có trách nhiệm tổ chức đối thoại trừ những trường hợp không đối thoại  được hoặc những vụ án không cần phải đối thoại ( giải quyết khiếu kiện về cử  không cần đối thoại ). 6
  7. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Kết quả đối thoại không mang tính bắt buộc giữa các bên. Đối thoại có thể thực  hiện trong các giai đoạn tố tụng khác nhau.  Ý nghĩa : giúp cho vụ án hành chính được diễn ra nhanh chóng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BÀI 2 ­  THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ­­¥­­ I – Thẩm quyền xét xử hành chính của TAND : 1. Khái niệm về thẩm quyền xét xử hành chính của TAND : Thẩm quyền xét xử  của TAND là phạm vi quyền của tòa án trong vụ  việc thụ lý  và giải quyết vụ án hành chính. 2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền xét xử hành chính của TAND : ­ Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện. ­ Đối với hoạt động tố tụng ­ Đối với hoạt động quản lý nhà nước : nâng cao tinh thần trách nhiệm của người   ban hành ra quyết định hành chính, người bị kiện chuẩn bị trước để hầu tòa. 3. Các loại thẩm quyền xét xử hành chính của TAND : ­ Thẩm quyền theo loại vụ việc bị khiếu kiện. ­ Thẩm quyền theo cấp Tòa án ( 4 cấp Tòa án ) ­ Thẩm quyền theo lãnh thổ. Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện : Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện xác định vụ  việc xảy ra có thuộc thẩm   quyền giải quyết TAND theo thủ tục TTHC hay không. ( Điều 30 Luật TTHC ) 7
  8. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh II – Các loại việc thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của TAND:  (Điều 30 Luật TTHC 2015 ) 1. Quyết định hành chính : a. Khái niệm quyết định hành chính: Khoản 1 Điều 3 Luật TTHC 2015 b. Đặc điểm của quyết định hành chính : ­ Quyết định hành chính phải thể  hiện dưới hình thức bằng văn bản ( Khoản 1   Điều 1 Nghị quyết 01/2011) ­ QĐHC phải có cơ  quan hành chính nhà nước giao quyền hoặc người có thẩm   quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Vd : cơ quan được trao quyền nhưng không phải là cơ quan hành chính : đơn vị lực   lượng vũ trang nhân dân, quân đội,.. 8
  9. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ QĐHC phải có nội dung liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước ( không bao   gồm hoạt động tư  pháp, lập pháp ), ngoại trừ  QĐHC liên quan đến bí mật nhà  nước trong 3 lĩnh vực : An ninh, quốc phòng, ngoại giao và không mang tính nội bộ  cơ mật.  Ngoài ra, trừ quyết định của tòa án trong việc xử lý hành chính khác, quyết định xử  lý của TA đối với hành vi cản trở hoạt động tố  tụng.  Quyết định hành chính nội  bộ cơ quan. ( Khoản 6 Điều 3 Luật TTHC 2015). 2.  Hành vi hành chính : a. Khái niệm hành vi hành chính : ( Khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015) b. Đặc điểm của hành vi hành chính : ­ Hành vi hành chính của cơ  quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ  quan nhà nước. ­ Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. ­ Hành vi hành chính phải liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ  công vụ  được  giao. ­ Hành vi hành chính phải được thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính,  không liên quan đến trường hợp loại trừ tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều   30 Luật TTHC 2015. 3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc : a. Khái niệm :  Khoản 5 Điều 3 Luật TTHC 2015, Khoản 2 Điều 30 Luật TTHC 2015 b. Đặc điểm : ­ Là văn bản thể hiện dưới dạng hình thức là quyết định. ­ Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ công chức ban hành. Trong các hình thức kỷ  luật chỉ  có hình thức kỷ  luật buộc thôi việc được quyền   khởi kiện vụ án hành chính là vì : + Mức độ nghiêm trọng của vụ việc. 9
  10. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh + Các hình thức khác mang tín nội bộ. + Giữ mối quan hệ giữa các cá nhân trong cơ quan ở mức ổn định, tốt. + Do phương pháp quản lý hành chính là quyền uy phục tùng. ­ Chỉ có công chức từ tổng cục trường và tương đương trở xuống mới được quyền   khởi kiện.( Tổng cục trưởng : thứ trưởng, bộ trưởng,.. Tương đương TCT : cục   trưởng, vụ trưởng, hiệu trưởng,… ) Tại sao : + Vì cán bộ được bầu không có hình thức buộc thôi việc. + Được quyền khởi kiện nhưng kiện theo tố tụng dân sự. 4. Khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử : ­ Đối với loại khiếu kiện này công dân chỉ  được quyền khiếu kiện khi không có   tên hoặc ghi tên sai mà không được quyền khởi kiện về quy trình bầu cử  và  tư cách ứng cử viên. ­ Đối với loại khiếu kiện này thì trước khi thực hiện việc khởi kiện thì cá nhân, tổ  chức, cơ quan phải thực hiện khiếu nại trước. ­ Công dân chỉ được quyền khởi kiện về 2 danh sách cử tri sau đây : + Danh sách cử tri bầu cử ĐBQH, HĐND + Danh sách cử tri trưng cầu ý dân. ­ Đối với loại khiếu kiện này được giải quyết theo 1 thủ  tục đặc biệt được quy  định tại Chương XII của Luật TTHC 2015. 5. Quyết định giải quyết khiếu nại về  quyết định xử  lý vụ  việc cạnh  tranh :  Khoản 3 Điều 1 Nghị Quyết 02/2011 III – Thẩm quyền theo cấp Tòa án : 1. Khái niệm : Thẩm quyền theo cấp TA giúp xác định vụ  việc xảy ra thuộc thẩm quyền giải   quyết của TAND CẤP TỈNH hay TAND CẤP HUYỆN. 10
  11. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh Thẩm quyền theo lãnh thổ giúp xác định vụ việc xảy ra thuộc phạm vi giải quyết   trên địa giới hành chính của TA nào. ( Điều 31 và Điều 32 Luật TTHC 2015 ) 2. Đặc điểm : a. Xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án : Lưu ý : Đối với QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch   UBND cấp huyện thì thuộc thẩm quyền Tòa án cấp tỉnh. b. Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ : Lưu ý : ­ Đối với QĐHC, HVHC của cơ  quan nhà nước cấp TW mà người  khởi kiện không có nơi cư trú và nơi làm việc tại Việt Nam thì kiện  tại TA cùng trụ  sở  với cơ quan đã ban hành khiếu kiện. ( Khoản 1,   khoản 2 Điều 32 Luật TTHC 2015 ). 11
  12. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Đối với QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở  nước ngoài mà người khởi kiện không có nơi cư trú và nơi làm việc   tại Việt Nam thì kiện tại TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND TP.   Hồ Chí Minh ( Khoản 5 Điều 32 Luật TTHC 2015 ). ­ Đối với quyết định buộc thôi việc của cơ quan nhà nước cấp tỉnh cà  cấp trung ương thì kiện tại TA mà người khởi kiện có nơi làm việc   trước khi bị  kỷ  luật buộc thôi việc ( Khoản 6 Điều 32 Luật TTHC   2015 ).  IV – Tranh chấp thẩm quyền, chuyển, nhập, tách vụ  án hành  chính: 1. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính :  a. Các loại tranh chấp về thẩm quyền : ­ Tranh chấp TAND với Cơ quan nhà nước. ­ Tranh chấp TAND với TAND. b. Quy   định   của   pháp   luật   giải   quyết   tranh   chấp   thẩm   quyền : ­ TAND với Cơ  quan nhà nước : Theo sự  lựa chọn của  đương sự  ( quy định tại Điều 33 Luật TTHC 2015 ) ­ TAND với TAND  : quy định tại Điều 34 Luật TTHC. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ 12
  13. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh BÀI 3 – CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG – NGƯỜI TIẾN  HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG ­­¥­­ 13
  14. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh I ­ Cơ quan tiến hành tố tụng : 1. Khái niệm : Cơ  quan tiến hành tố  tụng hành chính là cơ  quan nhà nước mà theo quy  định của pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong việc   giải quyết vụ án hành chính và kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính. 2. Các cơ quan tiến hành tố tụng : 2.1 Tòa án nhân dân : a. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân : ­ TAND tối cao : Điều 21 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND cấp cao : Điều 30 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND cấp tỉnh : Điều 38 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND cấp huyện : Điều 45 Luật tổ chức Tòa án. b. Nhiệm vụ của TAND : ­ TAND cấp huyện : Điều 44 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND cấp tỉnh : Điều 30 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND cấp cao : Điều 29 Luật tổ chức Tòa án. ­ TAND tối cao : Điều 20 Luật tổ chức Tòa án. 2.2 Viện kiểm sát nhân dân : Xem giáo trình II – Người tiến hành tố tụng : 1. Khái niệm : Người tiến hành tố  tụng là những cán bộ  công chức nhà nước mà  theo quy định của pháp luật có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất  định trong việc giải quyết vụ  án hành chính và kiểm sát việc giải   quyết vụ án hành chính. 2. Những người tiến hành tố tụng : 14
  15. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh a. Chánh án TAND : Điều 37 Luật TTHC 2015 ­ Khái niệm : chánh án TAND là người được bầu, bổ nhiệm theo quy   định pháp luật để tổ chức công tác xét xử. ­ Các chức danh chánh án : cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao và tối cao. ­ Con đường hình thành : bầu cử hoặc bổ nhiệm. ­ Nhiệm vụ, quyền hạn : Điều 37 Luật TTHC. b. Thẩm quyền : ­ Khái niệm : là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của  pháp luật được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. ( khoản 1 Điều 65 Luật tổ chức Tòa án ) ­ Các   nghạch   thẩm   phán   :   sơ   cấp,   trung   cấp,   cao   cấp   thẩm   phán   TAND tối cao. ( Điều 66 Luật Tổ tổ chức tòa án nhân ) ­ Tiêu chuẩn bổ nhiệm : Tiêu chuẩn chung ( Điều 67 Luật tổ chức tòa  án), tiêu chuẩn riêng ( Điều 68, Điều 69 Luật tổ chức Tòa án ) ­ Nhiệm vụ, quyền hạn : Điều 38 Luật TTHC. c. Hội thẩm nhân dân : ­ Khái niệm : hội thẩm nhân dân là người được bầu theo quy định của  pháp pháp luật để làm nhiệm xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền  của Tòa án. ­ Con đường hình thành : bầu cử. ­ Nhiệm vụ : d. Thư ký tòa án : ­ Khái niệm : thư  ký Tòa án là người được tuyển dụng và bổ  nhiệm  vào nghạch thư ký Tòa án để hổ trợ thẩm phán trong công tác xét xử. ­ Con đường hình thành : tuyển dụng và được bổ nhiệm. ­ Nhiệm vụ và quyền hạn : Điều 41 Luật tố tụng hành chính. 15
  16. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh III – Những trường hợp từ chối hoặc thay đổi người tiến hành   tố tụng : 1. Ý nghĩa của việc từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng : ­ Đảm bảo tính vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ  án  hành chính. ­ Đảm bảo đúng trình tự thủ tục tố tùng. 2. Căn cứ từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng : ­ Căn cứ chung : Điều 45 Luật TTHC 2015. ­ Căn cứ riêng : Điều 46, Điều 47, Điều 50 Luật TTHC 2015. III – Người tham gia tố tụng hành chính : 1. Khái niệm về  người tham gia tố  tụng hành chính :  ( Điều 53 Luật  TTHC 2015) Người tham gia tố  tụng hành chính là cá nhân hoặc tổ  chức có quyền và  nghĩa vụ  tố  tụng nhất  định tham gia vào quá trình tố  tụng để  bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, hoặc hổ  trợ  cơ  quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hành chính. 2. Các chủ thể tham gia tố tụng hành chính : ­ Đương sự  : Người khởi kiện, người bị  kiện, người có quyền và   nghĩa vụ liên quan. ­ Người tham gia tố tụng hành chính khác : người đại diện, người bảo  vệ  quyền lợi hợp pháp, người làm chứng, người giám định, người  phiên dịch,.. 2.1. Người khởi kiện :  a. Khái niệm : Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015. b. Đặc điểm của người khởi kiện : + Người khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức. 16
  17. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh + Người khởi kiện là người bị  xâm phạm trực tiếp bởi các khiếu   kiện. + Người khởi kiện phải có năng lực chủ  thể  tố  tụng hành chính  ( Điều 54 , Điều 117 Luật TTHC 2015) c. Quyền và nghĩa vụ  của người khởi kiện   : ( Điều 55 và Điều 56 Luật  TTHC 2015 ) + Quyền và nghĩa vụ chung của đương sự : Điều 55 Luật TTHC  + Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện : Điều 56 Luật TTHC 2.2. Người bị kiện : a. Khái niệm : Khoản 9 Điều 3 Luật TTHC 2015 b. Đặc điểm : ­ Người   bị   kiện   luôn   là   cơ   quan   nhà   nước   hoặc   cá   nhân   có   thẩm  quyền trong cơ quan nhà nước. ­ Người bị kiện là người có thẩm quyền trong việc ban hành ra khiếu  kiện. ­ Kiện chức danh, chức vụ trong cơ quan.  Lưu ý :  ­ Quyết định xử phạt là : cá nhân. ­ Quyết định về  quản lý đất đai như  giao đất, thuê đất, thu hồi đất,  bồi thường tái định cư : Uỷ ban nhân dân. ­ Truy thu thuế : Cục trưởng cục thuế, chi cục tr ưởng c ục thuế   cá  nhân. ­ Quyết định cha cho con: UBND cấp xã. ­ Hành vi hành chính : đăng ký tạm trú, tạm vắng : Trưởng công an  phường. ­ Hành vi từ chối cấp đăng ký kinh doanh : Phòng đăng ký kinh doanh 17
  18. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh  Kiện là kiện chức danh, chức vụ trong cơ quan mà không phải là cá  nhân người giữ chức danh, chức vụ đó. c. Quyền và nghĩa vụ của người bị kiện : Điều 53 và 57 Luật TTHC. 2.3. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: a. Khái niệm người có quyền và nghĩa vụ liên quan : Khoản 10 Điều 3 Luật TTHC 2015  b. Đặc điểm người có quyền và nghĩa vụ liên quan : ­ Người có quyền và nghĩa vụ liên có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ  chức. ­ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng bị tác động trực tiếp bởi  kiện. ­ Tham gia tố  tụng theo đề  nghị  của chính mình, của đương sự  khác  hoặc Tòa án đưa vào. ­ Người có quyền và nghĩa vụ  liên quan cũng là người bị  xâm phạm  trực tiếp bởi các khiếu kiện.  Lưu ý  : Người có quyền và nghĩa vụ  liên quan được chia  làm 2 loại ­ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. ­ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. 2.4. Người đại diện : a. Phân loại người đại diện :  ­ Đại diện theo pháp luật ­ Đại diện theo ủy quyền. b. Điều kiện trở thành người đại diện trong TTHC : 18
  19. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh ­ Đại diện theo pháp luật : các trường hợp luật định ( khoản 2 Điều  60 Luật TTHC 2015 ) ­ Đại diện theo ủy quyền c. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện : d. Các trường hợp cấm làm người đại diện : Khoản 7 Điều 60 Luật TTHC 2015 2.5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự : a. Khái niệm : Người bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự  là  người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  của đương sự. ( khoản 1 Điều 61 Luật TTHC 2015 ) b. Điều kiện trở  thành người bảo vệ  quyền và lợi ích hợp  pháp của đương sự : ­ Được đương sự nhờ. ­ Tòa án làm thủ tục đăng ký. c. Phân loại người bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của  đương sự: ­ Luật sư. ­ Trợ giúp viên pháp lý. ­ Công dân Việt Nam đủ điều kiện. Một người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  cho nhiều người trong cùng 1 vụ  án nếu như  quyền và lợi ích hợp  pháp của những người này ko đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể bảo vệ quyền  lợi cho 1 người. 3. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính : 19
  20. Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh a. Các trường hợp kế thừa : Điều 59 Luật TTHC 2015 ­ Trường hợp 1 : người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền và  nghĩa vụ  của họ được thừa kế  thì người thừa kế  được quyền tham  gia tố tụng. ­ Trường hợp 2 : người khởi kiện là cơ quan tổ chức bị hợp nhất, sát  nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế  thừa   quyền, nghĩa vụ của cơ quan nêu trên. ­ Trường hợp 3 : người bị kiện bị hợp nhất, sát nhập, chia tách, giải   thể thì người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của người đó tham gia tố  tụng. b. Một số lưu ý về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng : ­ Chỉ áp dụng kế thừa đối với những khiếu kiện liên quan đến tài sản,  không áp dụng những khiếu kiện liên quan về nhân thân. ­ Việc kế  thừa có thể  áp dụng trong tất cả  các giai đoạn của vụ  án   hành chính. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BÀI 4 – KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ­­¥­­ Có 6 giai đoạn giải quyết vụ án hành chính : 1. Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính; 2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính;  3. Xét xử sơ thẩm; 4. Xét xử phúc thẩm; 5. Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; 6. Thi hành án. I­ Khởi kiện vụ án hành chính : 1. Khái niệm và đặc điểm khởi kiện vụ án hành chính : 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2