intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Một số muối quan trọng - Hóa 9 - GV.N Phương

Chia sẻ: Nguyễn Ái Phương | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

309
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Một số muối quan trọng giúp học sinh nắm được các t/chất vật lý và HH của NaCl và KNO3. Trạng thái thiên nhiên và cách khai thác muối NaCl. Biết ứng dụng của NaCl và KNO3 trong đời sống và trong công nghiệp. Vận dụng những t/chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và bài tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Một số muối quan trọng - Hóa 9 - GV.N Phương

  1. BÀI GIẢNG HÓA HỌC 9 BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG 1
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ : 1 ) Thế nào là phản ứng trao đổi ? Điều kiện phản ứng trao đổi thực hiện được ? Viết PTPƯ minh họa ? Đáp án : Phản ứng trao đổi là PƯHH, trong đó hai hợp chất tham gia PƯ trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng, để tạo ra những hợp chất mới không tan hoặc dễ bay hơi . 2
  3. Điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra : Phản ứng trao đổi trong dung dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có một chất dễ bay hơi hoặc chất không tan . VD : CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 Na2SO4 + BaCl2 NaCl + BaSO4 3
  4. 2) Thực hiện dãy biến hóa sau : Na2O  NaOH  Na2SO4  BaSO4 . Đáp án : Na2O + H2O  2NaOH 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O Hoặc : 2NaOH + SO3  Na2SO4 + 2H2O Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl Hoặc : Na2SO4 + Ba(NO3)2  BaSO4 + 2NaNO3 Hoặc : Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NaOH 4
  5. NỘI DUNG BÀI HỌC I - MUỐI NATRICLORUA ( NaCl) 1. Trạng thái tự nhiên 2. Cách khai thác 3. Ứng dụng II - MUỐI KALINITRAT ( KNO3) 1. Tính chất 2. Ứng dụng 5
  6. I-MUỐI NATRICLORUA (NaCl): 1) Trạng thái tự nhiên: - Muối Natriclorua tồn tại ở dạng hòa tan trong nước biển. Phơi nước biển sẽ thu được một hỗn hợp các muối, trong đó thành phần chính là NaCl . - Ngoài ra, muối NaCl còn tồn tại trong lòng đất dưới dạng muối mỏ . 6
  7. 2) Cách khai thác : Biển Muối kết tinh Ruộng muối 7
  8. Người ta khai thác NaCl từ nước mặn ở biển hoặc hồ nước mặn bằng cách cho bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh . Ở những nơi có mỏ muối, khai thác bằng cách đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất, đá đến mỏ muối . Sau khi khai thác được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch . 8
  9. Thảo luận nhóm(1phút) Xây dựng sơ đồ một số ứng dụng quan trọng của muối NaCl Gia vị bảo quản thực phẩm (2) NaHCO3 (1) Na (3) đpnc + Chế tạo hợp kim Na2CO3 NaCl + Chất trao đổi Cl2 (4) nhiệt +SX thủy tinh Đp +Chế tạo xà phòng dd +Chất tẩy rửa tổng hợp NaClO (5) NaOH (6) H2 (7) Cl2 (8) 9
  10. 3) Ứng dụng : • Làm gia vị và bảo quản thực phẩm . • Dùng để sản xuất : Na; H2 ; Cl2 ; NaOH ; Na2CO3 ; NaHCO3 . 10
  11. II – MUỐI KALINITRAT (KNO3) : 1) Tính chất : Muối KNO3 tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Muối KNO3 có tính chất ôxi hóa mạnh . 2KNO3  2KNO2 + O2 (r) (r) (k) Kalinitrat Kalinitrit 11
  12. 3) Ứng dụng : - Chế tạo thuốc nổ đen . - Làm phân bón (cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng ) . - Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp. 12
  13. - Tác dụng tốt của muối ăn : Một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, bảo quản thực phẩm, làm nguyên liệu sản xuất NaOH, Cl2, HCl, ... - Ảnh hưởng xấu của muối ăn : Đất nông nghiệp bị nhiễm mặn làm cây trồng bị chết. Con người không thể sử dụng nước mặn trong sinh họat....... Tóm lại : Một chất bất kỳ có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu hoàn toàn là do cách sử dụng của con người . 13
  14. Thảo luận đôi bạn(1ph) 1- Bài tập 1 trang 36 SGK : Có những muối sau : CaCO3 ; CaSO4 ; Pb(NO3)2 ; NaCl Muối nào nói trên : a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó ?................... Pb(NO3)2 b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó ?..... NaCl c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao ?..................... CaCO3 d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao ?..................... CaSO4 14
  15. 2- Bài tập 2 : Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, sản phẩm thu được là : A- NaOH ; H2 ; Cl2 . B- NaCl ; NaClO ; H2 ; Cl2 . C- NaCl ; NaClO ; Cl2 . D- NaClO ; H2 ; Cl2 . 15
  16. 3 - Bài tập 3 : Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl . Hãy viết 2 phương trình hóa học minh họa ? 16
  17. 4 - Bài tập 4 : Hãy ghép các nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp : CỘT A CỘT B 1 - Muối làm nguyên liệu sản A- KNO3 xuất vôi, xi măng : 2 - Muối rất độc đối với người và B - MgSO4 động vật: 3 - Muối được sản xuất nhiều ở C- CaCO3 vùng bờ biển nước ta : 4 - Muối được dùng làm thuốc nổ D - Pb(NO3)2 đen : E- NaCl 17
  18. 4 - Bài tập 4 : Hãy ghép các nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp : CỘT A CỘT B 1 - Muối làm nguyên liệu sản A- KNO3 xuất vôi, xi măng : 2 - Muối rất độc đối với người và B - MgSO4 động vật: 3 - Muối được sản xuất nhiều ở C- CaCO3 vùng bờ biển nước ta : 4 - Muối được dùng làm thuốc nổ D - Pb(NO3)2 đen : E- NaCl 18
  19. Hướng dẫn HS về nhà : • Học bài và làm bài tập : 2,3,4,5 trang 36 SGK . • Đọc phần : “Em có biết ? “ trang 36 SGK • Chuẩn bị bài “ Phân bón hóa học “ : - Em hãy tìm hiểu những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ? - Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào ? - Mỗi nhóm chuẩn bị một số mẫu phân hóa học. 19
  20. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khoẻ ! 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2