Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng - Ths. Trương Bá Nhẫn
lượt xem 48
download
Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng trình bày đại cương về nghiên cứu bệnh chứng, các vấn đề cần thiết kế & thực hiện trong nghiên cứu bệnh chứng, thu thập thông tin về bệnh, thu thập thông tin về bệnh và tiếp xúc, lí giải kết quả nghiên cứu bệnh chứng. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Y.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu bệnh chứng - Ths. Trương Bá Nhẫn
- NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG Ths. Trương Bá Nhẫn Bộ môn Dịch tễ học Khoa YTCC – Trường ĐHYD Cần Thơ
- ĐẠI CƯƠNG • Nghiên cứu bệnh – chứng là một trong hai loại nghiên cứu DTH phân tích quan sát • Đối tượng chọn lựa ngay từ đầu là: những người có / không có mắc bệnh quan tâm nghiên cứu. NC này có 2 nhóm: Nhóm bệnh gồm những người có mắc căn bệnh Nhóm chứng gồm những người không mắc bệnh đang được nghiên cứu. →Tỉ số chênh về tiếp xúc và không tiếp với yếu tố nguy cơ nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh được so sánh giữa hai nhóm.
- ĐẠI CƯƠNG Tiền sử tiếp xúc của 2 nhóm sẽ được xác định bằng cách: hỏi trực tiếp, khảo sát các hồ sơ bệnh lý, hoặc các loại hồ sơ khác. NC bệnh - chứng giúp đánh giá sự kết hợp giữa bệnh tật và tiếp xúc. Thích hợp với các bệnh có thời kỳ tiềm ẩn kéo dài /bệnh hiếm.
- ĐẠI CƯƠNG Chọn ca bệnh: ca bệnh hiện mắc / mới mắc. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ giữa các yếu tố tiếp xúc và bệnh tật Giúp đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố tiếp xúc đưa đến sự xuất hiện bệnh.
- ĐẠI CƯƠNG • Ưu điểm: Nhanh, ít tốn kém. Rất thích hợp NC các bệnh: có thời kỳ tiềm ẩn dài (latent period). các bệnh hiếm. Cùng lúc khảo sát tác động của nhiều yếu tố căn nguyên của bệnh. Bước đầu tìm được bệnh căn và biện pháp phòng chống ở những bệnh mà sự hiểu biết về bệnh còn hạn chế.
- ĐẠI CƯƠNG • Hạn chế: Không hiệu quả trong đánh giá các tiếp xúc hiếm, trừ trường hợp phần trăm nguy cơ quy trách cao. Không thể tính trực tiếp tỷ lệ bệnh mới ở nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc. Mối quan hệ thời gian giữa tiếp xúc và bệnh tật: khó xác định Có nhiều sai số hệ thống, đặc biệt là sai số chọn lựa và sai số nhớ lại.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nhóm bệnh và nhóm chứng phải tương đồng: chọn lựa đối tượng nghiên cứu & nguồn thông tin về sự tiếp xúc
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Lựa chọn nhóm bệnh: Xem xét: tiêu chuẩn chẩn đoán, nguồn cung cấp số ca bệnh, bệnh mới hay bệnh toàn bộ. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh: rõ ràng, chính xác sao cho những người được chọn vào nhóm bệnh hoàn toàn thuần nhất, chính xác dù biểu hiện của nhiều bệnh có thể rất giống nhau.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN Thí dụ: K cổ tử cung & thân tử cung có ra huyết âm đạo K thân tử cung: tình trạng kinh tế xã hội cao, có ít bạn tình. K cổ tử cung: tình trạng kinh tế xã hội thấp, có nhiều bạn tình. Nếu các tiêu chuẩn chẩn đoán không tách biệt, các đối tượng nhận vào nhóm bệnh sẽ không thuần nhất → trở ngại đến việc truy tìm nguyên nhân.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Thí dụ: NC bệnh-chứng để kiểm định mối quan hệ giữa thói quen vệ sinh và tiêu chảy cấp ở trẻ em < 5 tuổi. Tiêu chuẩn nhận vào: tiêu chảy cấp Số lần đi tiêu: + 3 lần hay hơn 3 lần /ngày + Tăng bất thường so với trước đây Tính chất phân: + lỏng (không thành khuôn) hay + toàn nước Thời gian kéo dài: < 2 tuần Tiêu chuẩn loại trừ: Có suy dinh dưởng kèm theo.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nguồn cung cấp cho nhóm bệnh: Những người bị bệnh được điều trị tại cơ sở y tế: NC bệnh chứng dựa vào bệnh viện. được dùng nhiều vì dễ thực hiện và ít tốn kém Những người bị bệnh lấy từ trong quần thể, cộng đồng: NC bệnh chứng dựa vào quần thể (tất cả những người bị bệnh hay một ngẫu nhiên từ quần thể) kiểm soát những sai số hệ thống do chọn lựa kinh phí và giá thành cao
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Chọn ca bệnh mới / ca bệnh toàn bộ: Chọn ca bệnh toàn bộ: dễ đạt cỡ mẫu (nhất là bệnh hiếm). lý giải kết quả có thể gặp rắc rối vì khó xác định quan hệ thời gian Chọn ca bệnh mới: chỉ chọn ca bệnh ngay khi vừa chẩn đoán xong Đòi hỏi thời gian dài mới đạt cỡ mẫu Quan hệ thời gian xác định rõ Khi xác định một yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh, thì phải xác định chắc chắn rằng sự tiếp xúc đã xảy ra trước khi phát bệnh
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Lựa chọn nhóm bệnh theo hướng đại diện hay không? Mẫu ngẫu nhiên thì kết quả thu được từ nghiên cứu của mẫu sẽ dể cho việc tổng quát hóa (ngoại suy) kết quả nghiên cứu. Bất kỳ nghiên cứu nào, điều cần lưu ý trước tiên là tính giá trị NC chứ không phải việc tổng quát hoá kết quả NC. Nếu nhóm bệnh được lấy từ một quần thể không hoàn toàn đại diện, nhưng nếu nhóm này cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy thì tốt hơn là mẫu đại diện nhưng thông tin không đủ & thiếu tin cậy
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Chọn nhóm chứng: Là nhóm người không mắc bệnh nghiên cứu dùng để so sánh sự khác biệt về tần suất và mức độ tiếp xúc với yếu tố nguy cơ so với nhóm bệnh. Chọn nhóm chứng sao cho sát hợp để có thể so sánh được với nhóm bệnh vì không có nhóm chứng nào là tốt nhất cho mọi tình huống. Khi chọn một nhóm chứng cần xem xét những đặc tính và nguồn của nhóm bệnh
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Chọn nhóm chứng: Cách thức chọn lựa nhóm bệnh và nhóm chứng phải giống nhau. Bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ hay một hạn chế nào được áp dụng trên nhóm bệnh cũng phải được áp dụng trên nhóm chứng. Có 3 nguồn nguồn cung cấp cho nhóm chứng: Nhóm chứng tại bệnh viện Nhóm chứng từ một quần thể tổng quát Nhóm có liên quan hệ đặc biệt với nhóm bệnh:
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nhóm chứng bệnh viện: Ưu điểm của nhóm chứng từ bệnh viện: Dễ xác định, có sẵn, đủ số lượng nên giá thành thấp. Thông tin do họ cung cấp sẽ chính xác hơn nên giảm được sai số do nhớ lại (recall bias). Chọn cùng bệnh viện có nghĩa là giữa nhóm bệnh và nhóm chứng có cùng lý lẽ để chọn lựa cơ sở điều trị. Nhóm chứng bệnh viện thường hợp tác nghiên cứu tốt hơn vì vậy sẽ làm giảm được sai số do không đáp ứng (non – response bias).
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nhược điểm của nhóm chứng ờ bệnh viện là: Đối tượng thường khác với những người khoẻ về nhiều mặt. Có thể không đại diện chính xác cho sự phân bố của tiếp xúc ở quần thể mà từ đó nhóm bệnh được lấy ra. Nhóm chứng bệnh viện, thì tỷ lệ hút thuốc, uống thuốc ngừa thai, nghiện rượu cao hơn so với nhóm chứng ở cộng đồng. Dùng nhóm chứng bệnh viện để nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ kể trên (hút thuốc, uống thuốc ngừa thai, nghiện rượu) có thể dẫn đến ước lượng sai hậu quả của tiếp xúc và bệnh tật.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Những bệnh/ nhóm bệnh nào không nên được chọn làm nhóm chứng? Những bệnh có liên quan dương hay âm với yếu tố nguy cơ đang nghiên cứu không được chọn làm nhóm chứng. Ví dụ: Nghiên cứu bệnh K phổi, thì nhóm chứng không được chọn từ những người ở khoa tai mũi họng.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Nhóm chứng từ một quần thể tổng quát: • Khi nhóm bệnh chọn một quần thể nào thì nhóm chứng nên là mẫu ngẫu nhiên được chọn từ quần thể đó là lý tưởng nhất. • Nếu nhóm bệnh chọn ở bệnh viện thì khó tìm được một quần thể hay cộng đồng nào tương thích với nhóm bệnh vì vậy phải chọn nhóm chứng từ bệnh viện. • Tuy nhiên, nếu đã chọn nhóm chứng từ bệnh viện nhưng không đảm bảo ý nghiã khoa học thì lúc đó nên chọn thêm nhóm chứng từ một quần thể tổng quát.
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN THIẾT KẾ & THỰC HIỆN • Khó khăn khi chọn nhóm chứng từ quần thể: Tốn kém và mất thời gian. Danh sách hộ khẩu, thẻ cử tri… không có sẵn. Khó gặp được người chứng. Chất lượng thông tin kém hơn vì nhóm chứng thường ít nhớ, hoặc nhớ không chính xác thông tin so với nhóm bệnh và nhóm chứng trong bệnh viện. Không tích cực tham gia vào nghiên cứu . Tình trạng tiếp xúc của người đồng ý và không đồng ý tham gia NC có thể khác nhau vì vậy tính giá trị của NC có thể bị ảnh hưởng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Khám một bệnh nhân tim mạch - GS.TS Nguyễn Lân Việt, BS. Nguyễn Tuấn Hải
122 p | 269 | 49
-
Bài giảng Nghiên cứu đoàn hệ - Ths. Trương Bá Nhẫn
44 p | 298 | 28
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Ung thư vòm họng
11 p | 140 | 24
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Vải nến (Psoriasis) - BS.CKII. Bùi Khánh Duy
19 p | 99 | 13
-
Bài giảng Nghiên cứu điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non bằng liệu pháp Surfactant tại Khoa nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh 2014-2018
22 p | 43 | 8
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Ung thư các xoang mặt
19 p | 82 | 8
-
Bài giảng Điều trị bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường: Lựa chọn ức chế men chuyển hay chẹn thụ thể anginotensin II - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
38 p | 98 | 6
-
Bài giảng Nghiên cứu bệnh - chứng
18 p | 81 | 6
-
Bài giảng chuyên đề: Triệu chứng lâm sàng của bệnh loạn dưỡng cơ
18 p | 87 | 6
-
Bài giảng Xuất bản quốc tế: Bắt đầu từ thiết kế nghiên cứu - PGS.TS. Hoàng Văn Minh
32 p | 24 | 5
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân COPD có di chứng lao phổi - Ths.Bs. Chu Thị Cúc Hương
31 p | 56 | 5
-
Bài giảng Nghiên cứu giá trị chất chỉ điểm sinh học NGAL huyết tương trong chẩn đoán hội chứng tim thận típ 1 - ThS.BS.CKII. Phan Thái Hảo
46 p | 31 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu hình thái và chức năng tim bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa
35 p | 34 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu nồng độ natri máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - BS. Nguyễn Tất Trung
29 p | 35 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu sự biến đổi các thông số điện thế muộn ở bệnh nhân tứ chứng Fallot
54 p | 26 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn - Ths Bs. Lê Tiến Dũng
31 p | 44 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm hội chứng Brugada tại địa bàn Bắc Bình Định - BSCK2. Phan Long Nhơn
38 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn