intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiên cứu kinh doanh: Chương 2 - TS. Vũ Hoàng Nam

Chia sẻ: Tầm Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nghiên cứu kinh doanh - Chương 2: Đề xuất nghiên cứu kinh doanh" cung cấp cho người học các kiến thức: Một số vấn đề cơ bản về đề xuất NCKD; kết cấu nội dung đề xuất nghiên cứu, đánh giá đề xuất nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu kinh doanh: Chương 2 - TS. Vũ Hoàng Nam

  1. Chương 2 Đề xuất nghiên cứu kinh doanh 1 Nội dung • Một số vấn đề cơ bản về đề xuất NCKD • Kết cấu nội dung đề xuất nghiên cứu • Đánh giá đề xuất nghiên cứu 2
  2. Đề xuất NCKD Khái niệm đề xuất nghiên cứu kinh doanh • Đề xuất nghiên cứu – bản kế hoạch thể hiện: – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, – Lý do tiến hành nghiên cứu, – Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu, – Phương pháp nghiên cứu, – Lợi ích do nghiên cứu mang lại, và – Đối tượng tiếp nhận kết quả nghiên cứu. 3 Mục đích của đề xuất nghiên cứu • Khẳng định vấn đề nghiên cứu là cần thiết và cấp thiết • Làm cho các bên liên quan hiểu rõ nội dung của nghiên cứu dự kiến • Chứng minh những người nghiên cứu có đủ khả năng và thích hợp nhất để được lựa chọn và tiến hành nghiên cứu • Chứng minh hiệu quả của nghiên cứu 4
  3. Đề xuất NCKD Khía cạnh tổ chức của NCKD • Tính chất và đặc thù của đề xuất nghiên cứu • Tổ chức tài trợ cho thực hiện đề xuất nghiên cứu • Chi phí cho thực hiện đề xuất nghiên cứu 5 Phân loại đề xuất nghiên cứu • Căn cứ: người đưa ra đề xuất – “Bên trong”: người của doanh nghiệp chuẩn bị – “Bên ngoài”: do cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài chuẩn bị • Lựa chọn – Điều kiện để thực hiện đề xuất bên trong? – Điều kiện để thực hiện đề xuất bên ngoài? 6
  4. Đề xuất NCKD Kết cấu nội dung đề xuất nghiên cứu 1.Tóm tắt nội dung ĐXNC 9. Tóm tắt năng lực nghiên cứu 2.Vấn đề quản trị, vấn đề NC 10. Dự kiến ngân sách 3.Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 11. Kế hoạch thực hiện 4.Tổng quan nghiên cứu 12. Cơ sở vật chất, nguồn lực 5.Ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu 13. Quản lý thực hiện 6.Thiết kế nghiên cứu 14. Danh mục tài liệu tham khảo 7.Phương pháp phân tích dữ liệu 15. Phụ lục 8.Kết quả nghiên cứu dự kiến 7 1. Tóm tắt nội dung đề xuất nghiên cứu • Nêu bật nội dung chính của đề xuất – Thu hút sự quan tâm – Giúp người đánh giá nhanh chóng nắm thông tin cơ bản • Trình bày cô đọng, cung cấp nhiều thông tin nhưng không đi vào các chi tiết nhỏ • Thường bao gồm: – Khái quát vấn đề quản trị, vấn đề nghiên cứu – Mục đích và lợi ích nghiên cứu – Có thể cả tóm tắt năng lực nghiên cứu 8
  5. Đề xuất NCKD 2. Vấn đề quản trị và vấn đề nghiên cứu • Trình bày vấn đề quản trị – Mô tả hiện tượng đang diễn ra, những hậu quả có thể xảy ra và các vấn đề quản trị tương ứng – Chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề quản trị • Chỉ rõ đề xuất có thể giải quyết vấn đề quản trị trong phạm vi nào – Ranh giới nghiên cứu? 9 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu – Thực hiện nghiên cứu để làm gì? • Mục tiêu ngh.cứu được phát triển từ v.đề quản trị – Các mục tiêu cụ thể của đề xuất nghiên cứu là gì? – Nhiều mục tiêu • Sắp xếp theo tầm quan trọng giảm dần • Sắp xếp từ rộng đến hẹp • Mục tiêu ngh.cứu là căn cứ đánh giá các nội dung còn lại của đề xuất – Các nội dung cần gắn với mục tiêu đã xác định 10
  6. Đề xuất NCKD 4. Tổng quan nghiên cứu • Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu – Có ý nghĩa tham khảo, là cơ sở cho đề xuất nghiên cứu được thực hiện – Tổng hợp  đi sâu vào các nghiên cứu cụ thể liên quan trực tiếp đến đề xuất nghiên cứu • Chú ý: – Thể hiện được thông tin cần thiết làm nền tảng cho đề xuất nghiên cứu – Tránh đi vào chi tiết không liên quan đến vấn đề nghiên cứu – Cần tham khảo các tài liệu gốc 11 5. Ý nghĩa và lợi ích của nghiên cứu • Nêu rõ ý nghĩa và lợi ích của nghiên cứu – Cần biết chủ dự án quan tâm đến vấn đề gì và đề xuất nghiên cứu sẽ giúp họ giải quyết vấn đề như thế nào • Lợi ích của nghiên cứu – Nghiên cứu mang lại lợi ích gì? – So sánh lợi ích do nghiên cứu mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện nghiên cứu (chi phí được trình bày ở mục dự kiến ngân sách cho nghiên cứu) 12
  7. Đề xuất NCKD 6. Thiết kế nghiên cứu • Mô tả những công việc chính sẽ thực hiện ở khía cạnh kỹ thuật – Chọn mẫu – Phương pháp thu thập dữ liệu – Quy trình làm việc – Yêu cầu về đạo đức trong thực hiện công việc • Nên chia thành nhiều phần thể hiện các giai đoạn thực hiện đề xuất nghiên cứu • Nhiều phương án thiết kế – Cần chỉ rõ phương án được lựa chọn và giải thích 13 7. Phương pháp phân tích dữ liệu • Trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và cơ sở lý thuyết của các kỹ thuật phân tích cụ thể – Thuyết phục về kiến thức và kinh nghiệm xử lý dữ liệu – Trong nghiên cứu nhỏ, có thể gộp phương pháp phân tích dữ liệu vào thiết kế nghiên cứu • Có thể cần chuyên gia trợ giúp 14
  8. Đề xuất NCKD 8. Kết quả nghiên cứu dự kiến • Nghiên cứu dự định đạt được kết quả nào? – So sánh: • Vấn đề quản trị • Vấn đề nghiên cứu • Mục tiêu nghiên cứu • Kết quả nghiên cứu dự kiến • Việc trình bày kết quả nghiên cứu cần đáp ứng yêu cầu và điều kiện của nhà quản trị – Điều khoản trong hợp đồng nghiên cứu 15 9. Tóm tắt năng lực nghiên cứu • Giới thiệu trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm (đặc biệt là các nghiên cứu tương tự) của những người tham gia thực hiện đề xuất nghiên cứu, từ chính đến phụ • CV của người thực hiện nghiên cứu 16
  9. Đề xuất NCKD 10. Dự kiến ngân sách cho nghiên cứu • Thể hiện các khoản mục chi phí cho thực hiện đề xuất nghiên cứu • Cần tuân theo – Các yêu cầu của chủ dự án – Tổ chức thực hiện nghiên cứu 17 11. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu • Trình bày các giai đoạn thực hiện với các mốc thời gian xác định – Phỏng vấn thăm dò để xác định bản chất vấn đề quản trị và vấn đề nghiên cứu – Hoàn thiện đề xuất nghiên cứu – Xây dựng bảng hỏi – Phỏng vấn trực tiếp – Nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu – Viết báo cáo kết quả nghiên cứu • Nên lập thành sơ đồ Gantt hoặc PERT 18
  10. Đề xuất NCKD 12. Cơ sở vật chất và nguồn lực đặc thù • Việc thực hiện đề xuất nghiên cứu đòi hỏi cơ sở vật chất và các nguồn lực đặc thù nào 19 13. Quản lý thực hiện nghiên cứu • Cách thức tổ chức làm việc của nhóm nghiên cứu – Cơ cấu tổ chức – Phân công công việc và trách nhiệm, đặc biệt là trưởng nhóm nghiên cứu – Xác định quan hệ giữa nhóm nghiên cứu và chủ dự án… • Các biểu mẫu báo cáo 20
  11. Đề xuất NCKD 14. Danh mục tài liệu tham khảo • Danh mục tài liệu sử dụng để xây dựng ĐXNC • Thông tin chủ yếu – Tên tác giả – Tên tài liệu – Nhà xuất bản – Nơi xuất bản – Năm xuất bản 21 15. Phụ lục • Danh mục thuật ngữ, các từ viết tắt • CV của các thành viên nhóm nghiên cứu • Chi tiết dự kiến ngân sách • Chi tiết cơ sở vật chất và các nguồn lực đặc thù 22
  12. Đề xuất NCKD Đánh giá đề xuất nghiên cứu • Hội đồng đánh giá chính thức/không chính thức • Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đề xuất nghiên cứu có được chấp nhận hay không: – Mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với quá trình xây dựng đề xuất nghiên cứu (nội dung, hình thức, giới hạn ngân sách, các mốc thời gian) – Hình thức trình bày đề xuất nghiên cứu – Cách thể hiện các vấn đề trọng tâm của đề xuất – Cách viết đề xuất nghiên cứu 23 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2