Chương này giúp sinh viên: Hiểu được các khái niệm về đo lường trong nghiên cứu marketing, phân biệt các loại thang đo, hiểu được các khái niệm và nhiệm vụ của bản câu hỏi, biết tiến trình thiết kế bản câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 6 - ThS. Vũ Thịnh Trường
- ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU
& THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI
6
chương
- Mục tiêu chương
Chương này giúp sinh viên:
Hiểu được các khái niệm về đo lường trong
nghiên cứu marketing
Phân biệt các loại thang đo
Hiểu được các khái niệm và nhiệm vụ của
bản câu hỏi
Biết tiến trình thiết kế bản câu hỏi
- Nội dung chương
6.1. Khái niệm về đo lường trong nghiên cứu
marketing
6.2 Các loại thang đo lường
6.3 Khái niệm và nhiệm vụ của bản câu hỏi
6.4 Tiến trình thiết kế bản câu hỏi
- 6.1. Khái niệm về đo lường
trong nghiên cứu marketing
- Đo lường?
Quá quen thuộc, quá dễ?
" Đo chiều cao,
cân nặng.
Đo huyết áp,
thử sức kéo "
- Nhưng, chúng ta có biết?
Đo trạng thái
của con người
thì đo thế nào đây?
- Khái niệm
Đo lường trong nghiên cứu là quá trình gắn
những con số hoặc các biểu tượng đối với những
đặc tính của các sự vật, hiện tượng
- Ví dụ:
Để đánh giá mức độ yêu thích nhãn hiệu Honda,
người ta có thể sử dụng những số 1, 2, 3, 4 và 5
để biểu thị, trong đó (1) hoàn toàn không thích,
(2) không thích, (3) bình thường, (4) thích, (5)
rất thích.
- Lợi ích của việc đo lường
Giúp cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
Biến các đặc tính của sự vật thành dạng có thể
phân tích, so sánh được
- 6.2. Các loại thang đo
trong nghiên cứu marketing
- Các loại thang đo lường
Thang đo biểu danh
(Nominal scale)
Thang đo thứ tự
Các (Ordinal scale)
loại
thang Thang đo khoảng
đo (Interval scale)
Thang đo tỷ lệ
(Ratio scale)
- Thang đo định danh
Sử dụng các con số hoặc ký tự để
phân loại đối tượng
Chỉ có ý nghĩa định danh, không có ý
nghĩa định lượng
Tồn tại một quan hệ tương ứng một-
một giữa con số và đối tượng
- Thang đo định danh(tt)
Có thể sử dụng câu hỏi 1 lựa chọn (SA) hoặc câu
hỏi nhiều lựa chọn (MA)
Phân loại: - Thang nhị phân (Dichotomy Scale)
- Thang điều mục (Category Scale)
- Ví dụ về Thang đo định danh
1. Bạn có thích nhãn hiệu xe máy Suzuki hay
không?
1. Có 2. Không
2. Tình trạng hôn nhân của bạn là
1. Đã có gia đình 2. Chưa có gia đình
3. Bạn biết đến các nhãn hiệu nào sau đây?(MA)
1. Double Rich
2. Sunsilk
3. Rejoice
4. Pantene
- Thang đo thứ tự
Dùng để xếp hạng các đặc tính của
sự vật, hiện tượng theo một thứ tự
nhất định
Cấp độ của thang đo lường này bao
gồm cả thông tin về sự biểu danh
và xếp hạng theo thứ tự
- Thang đo thứ tự (tt)
Cho phép xác định một đặc tính của một sự
vật này có hơn một sự vật khác hay không,
nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự
khác biệt này
2 dạng: - Câu hỏi xếp hạng
- Câu hỏi so sánh cặp
- Ví dụ về Thang đo thứ tự (Ordinal scale)
Bạn vui lòng sắp xếp thứ tự từ 1 đến 6 theo mức độ quan
tâm của bạn khi chọn mua một nhãn hiệu thời trang, theo
cách thức: (1)quan tâm nhất, (6) ít quan tâm nhất
1. Thương hiệu
2. Giá cả
3. Địa điểm mua hàng
4. Thái độ phục vụ của nhân viên
5. Cách trang trí cửa hàng
6. Chất lượng sản phẩm
- Thang đo khoảng cách
(Interval scale)
Thang đo khoảng có tất cả các thông tin của
một thang thứ tự
Cho phép so sánh sự khác nhau giữa các
thứ tự đó
Các con số biểu thị những điểm cụ thể trên
thang đo lường
- Các loại thang đo khoảng
Thang Likert: Thang đo liệt kê một chuỗi phát biểu,
nhận định và người trả lời sẽ đánh giá theo 5 mức độ.
Ví dụ:
Trả lời Hoàn Đồng Đồng ý Không Hoàn
toàn ý một đồng ý toàn
Nội dung hỏi đồng ý phần không
đồng ý
Giá cả là yếu tố vô
cùng quan trọng khi
mua hàng
Bạn luôn là người
quyết định mua sản
phẩm
- Các loại thang đo khoảng (tt)
Thang Stapel: Sử dụng 1 từ/1 cụm từ
Có thang điểm với các bậc cộng(+) hoặc trừ(-)
Ví dụ : Bạn hãy đánh giá ý kiến về tính tẩy sạch của
bột giặt Omo
+3 +2 +1
Tính tẩy sạch
-1 -2 -3
- Các loại thang đo khoảng (tt)
Thang đối nghĩa: Sử dụng 2 nhóm ở 2 cực có
nghĩa trái ngược nhau
Ví dụ:
Bạn thấy bao bì của sản phẩm A thế nào?
Rất xấu Rất đẹp
1 2 3 4 5 6 7