intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 32 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

180
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp học sinh nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học. Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học. Quý thầy cô cùng tham khảo bộ sưu tập Tuyển tập một số bài giảng ngữ văn 10 về: Nội dung và hình thức của văn bản văn học. Chúc quý thầy cô dạy tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 32 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học

  1. I. Các khái niệm của nội dung, hình thức trong văn bản văn học 1. Các khái niệm về mặt nội dung a. Đề tài: Là lĩnh vực đời sống được nhà văn lựa chọn và thể hiện. b. Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. (Văn bản có một hoặc nhiều chủ đề.)
  2. c. Tư tưởng của văn bản: Là sự lí giải đối với chủ đề, là nhận thức muốn trao đổi, nhắn gửi. d. Cảm hứng nghệ thuật: là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà, sâu sắc truyền cảm, hấp dẫn người đọc.
  3. 2. Các khái niệm về mặt hình thức a. Ngôn từ: Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, hình tượng và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. ( Mang dấu ấn của tác giả.)
  4. b. Kết cấu Là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. (Kết cấu phải thích hợp hài hoà với nội dung văn bản: Có kết cấu hoành tráng của sử thi, kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, có kết cấu rộng mở theo dòng suy nghĩ của tuỳ bút, tạp văn.)
  5. c. Thể loại - Là những qui tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung. - Thể loại có đổi mới, chuyển biến theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.
  6. II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung, hình thức VBVH - Nội dung có giá trị: là nội dung tư tưởng nhân văn sâu sắc. - Hình thức có giá trị: là hình thức phù hợp với nội dung. (Hình thức cần mới mẻ, hấp dẫn, có tính nghệ thuật cao.) - VBVH cần có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung: nội dung tư tưởng cao đẹp, hình thức hoàn mĩ.
  7. III. Luyện tập Bài tập 1: So sánh đề tài của “TĐ” và “BĐC” - Giống: Đều viết về cuộc sống bị bóc lột, áp bức rất cơ cực của nông dân ở nông thôn trước CMT8 và sự phản kháng của họ.
  8. - Khác: + Tắt đèn: Miêu tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu thuế, nông dân bị áp bức bóc lột đủ đường, phải vùng lên phản kháng. + Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống lầm than của nông dân bị áp bức bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát chống lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0