intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù

Chia sẻ: Vũ Quang Ninh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

407
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù

  1. Bài giảng điện tử Ngữ văn lớp 11 NGUYỄN TUÂN
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu1: Sức hấp dẫn của truyện Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu? A. Tình huống, sự kiện. B. Tính cách, số phận nhân vật. C. Các xung đột. D. Thế giới nội tâm nhân vật. Đáp án: D.Thế giới nội tâm nhân vật.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 2: Âm thanh nào trong các âm thanh sau được miêu tả ở truyện Hai Đứa Trẻ có sức vang ngân, xao xuyến và náo nức nhất đối với tâm hồn trẻ thơ A. Tiếng còi tàu. B. Tiếng đàn bầu. C. Tiếng ếch nhái. D. Tiếng trống. Đáp án: A.Tiếng còi tàu.
  4. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 3: Trong truyện Hai đứa trẻ có nhiều hình ảnh tương phản. Sự tương phản nào gây ấn tượng rõ nhất về tình trạng sống mòn mỏi, le lói của con người nơi phố huyện? A. Ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí . B. Thế giới phố huyện và một chút thế giới khác. C. Ánh sáng và bóng tối thuộc về đêm nơi phố huyện. D. Hình ảnh vũ trụ bao la và hình ảnh những con người bé nhỏ. Đáp án: A. Ánh sáng của đoàn tàu và ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí .
  5. I.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả: a. Cuộc đời : -Nguyễn Tuân (1910-1987)sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. -Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính,quận Thanh Xuân,Hà Nội. -Năm 1945, Nguyễn Tuân đến với cách mạng và dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. -Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút.
  6. I.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1.Tác giả a. Cuộc đời b. Sự nghiệp sáng tác Những sáng tác chính : (sách giáo khoa) - Một chuyến đi (1938) - Vang bóng một thời (1940) - Thiếu quê hương (1940) - ……
  7. I.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 1.Tác giả 2.Tác phẩm Chữ người tử tù (Ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng) là một truyện ngắn đặc sắc trong Vang bóng một thời – xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng” . Nếu còn sống, năm nay nhà văn Nguyễn Tuân thọ đúng 95 tuổi (1910-2005), kỷ niệm sự kiện này, nhà văn Đoàn Minh Tuấn đã cho ra mắt bạn đọc tập “Với bác Nguyễn Tuân”.
  8. I.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 1.Tác giả 2.Tác phẩm Tập truyện ngắn Vang bóng một thời : Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa cố giữ “thiên lương” và sự ”trong sạch tâm hồn” .
  9. II.Tác phẩm: Chữ người tử tù. 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù  Huấn Cao- khí phách hiên ngang, nổi tiếng tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao.  Quản ngục – người phục vụ cho triều đình phong kiến, vốn say mê chữ đẹp, từng ao ước có được chữ của ông Huấn.  Viên quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ lạnh nhạt, khinh bạc của Huấn Cao làm cho quản ngục rất khổ tâm, lại càng cháy bỏng đam mê được chữ.  Vào một buổi chiều lạnh, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ và khuyên ngục quan bỏ nghề, về quê và giữ lấy thiên lương cho lành vững.
  10. II.Tác phẩm: Chữ người tử tù. 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2.Tình huống truyện Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường : - Diễn ra nơi tù ngục, trong thời gian còn ít ngày Huấn Cao chịu án chém. Em hãy trình bày về tình huống gặp gỡ - Trong tình thế éo le: của hai nhân vật trong tác phẩm Chữ người tử tù? + Viên quản ngục - kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại khát khao ánh sáng của chữ nghĩa + Huấn Cao - người tử tù, cầm đầu cuộc nổi loạn, nổi tiếng có khí phách và tài viết chữ đẹp. Xét trên bình diện xã hội : Họ là những kẻ đối địch.  Xét trên bình diện nghệ thuật : Họ là tri kỷ, tri âm đều yêu cái đẹp.
  11. II.Tác phẩm:Chữ người tử tù 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện Tình huống độc đáo góp phần:  Nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao  sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục  Thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
  12. II.Tác phẩm:Chữ người tử tù 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện 3. Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp Thư pháp: nghệ thuật viết chữ đẹp. Nghệ thuật thư pháp?
  13. II.Tác phẩm:Chữ người tử tù 1.Tóm tắt truyện Chữ người tử tù 2. Tình huống truyện 3. Giới thiệu về nghệ thuật thư pháp - Mỗi lần đặt bút đối với nhà thư pháp là một lần sáng tạo. - Mỗi nét bút là tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tinh huyết của người nghệ sĩ. - Mỗi nét chữ đều là hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn, nhân cách người viết.
  14. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp Khải Thư Âu thể Nội dung: Hoài Đức Dịch nghĩa: Hoài mong cái Đức
  15. Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp Chữ Cần Chữ Đạo Chữ Lộc Nội dung: Cổ nhân ... duy cần hữu Nội dung: Bình tâm công Nội dung: Du sơn ngoạn thủy quan thưởng lộc tự nhiên (Ứng Hòa Dã Phu thư) (Ứng Hòa Dã Phu Hoa mộc thử hữu ... chi đạo dã thư)
  16. 3. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAO a. Huấn Cao - một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thi pháp:  Huấn cao có “tài viết chữ rất nhanh và đẹp”.  Nét chữ nết người : “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người” Nguyễn Tuân đã miêu tả nét tài hoa ở Huấn Cao qua các chi tiết nào?
  17. 3. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HUẤN CAO b. Huấn Cao - nhân cách trong sáng, cao cả. Do cảm tấm lòng “biệt nhỡn liên tài ”và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, huấn Cao đã nhận lời cho chữ. Tại sao Huấn tài viết chữ đẹp nhận Là người có Cao lại vui vẻ Chỉ cho chữ cho Huấnquản mới chỉ cho đó lời những người biết Điều trọng cái tài nhưng chữ Cao ngục ? trân nói lên vẻ đẹp ? Vì sao như vậy chữ những ai nào trong con người và yêu quý cái đẹp. ông? ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2