intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chia sẻ: Vũ Quang Ninh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

524
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố

  1. Bài giảng Ngữ văn lớp 11 THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
  2. THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ I. Thành ngữ. Bài tập 1 (SGK tr 66) . Một duyên hai nợ . Năm nắng mười mưa + Một duyên hai nợ: Bà Tú một mình gánh vác kinh tế gia đình, nuôi cả chồng và các con. + Năm nắng mười mưa: Nỗi cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa, vất vả bội phần của bà Tú.
  3. So sánh: . Một duyên hai nợ -- Một mình phải nuôi cả chồng và con. . Năm nắng mười mưa -- Lao động vất vả dưới nắng mưa. - Cấu tạo: + Dùng thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, chặt chẽ, cố định. + Cân đối nhịp nhàng - ý nghĩa: + Khái quát cao, sâu sắc, hàm súc. + Giàu sắc thái biểu cảm.
  4. Bài tập 2 (SGK tr 66) (1) Đầu trâu mặt ngựa: Chỉ những kẻ vô lại, hung hãn. (2) Cá chậu chim lồng: Tình cảnh sống phụ thuộc, mất độc lập, mất tự do, tù túng, chật hẹp. (3) Đội trời đạp đất: Nói lối sống ngang tàng, tự do, không chịu bó buộc của một người nào đó. + Tính hình tượng: . Quan lại sai nha đến nhà Kiều. . Lối sống tự do, phóng túng của từ hải. . Con người anh hùng của Từ Hải.
  5. + Tính biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ về sự việc con người được nói đến. + Tính hàm súc: Các thành ngữ có tác dụng gợi suy nghĩ sâu sắc hơn với người đọc về các đối tượng được đề cập. Thành ngữ: . Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, ngắn gọn, chặt chẽ, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn. . Thành ngữ có giá trị nổi bật về: Tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc, sự khái quát sâu sắc về ý nghĩa.
  6. Bài tập 3 (bài 6 SGK) (1) Mẹ tròn con vuông: Người xưa quan niệm trời là tròn, đất là vuông nên hai khái niệm đó chỉ sự trọn vẹn. Nói người phụ nữ ở cữ, mẹ con đều khỏe mạnh. (2) Trứng khôn hơn vịt: Chỉ con cái hoặc người ít tuổi cứ tỏ ra là khôn ngoan hơn cha mẹ hay người lớn.(Nhưng trong thực tế người ta lại cho rằng: Con hơn cha là nhà có phúc) (3) Nấu sử sôi kinh: Chỉ những người học sinh xưa miệt mài, chăm chỉ học hành.
  7. (4) Lòng lang dạ thú: (Lang là chó sói), chê những kẻ ăn ở tráo trở, có tâm địa hèn hạ, độc ác. (5) Phú quí sinh lễ nghĩa: Chỉ những kẻ vì có tiền mà bày vẽ khoe khoang. (6) Đi guốc trong bụng: Đã biết rõ thâm tâm của một kẻ nào đó.(Thường nói đến những ý đồ xấu) (7) Nước đổ đầu vịt: Đầu vịt không thấm nước. ý nói sự nhận thức chậm trễ hoặc không nhận thức được của người nào đó trước vấn đề về đời sống xã hội.
  8. (8) Dĩ hòa vi quí: Lấy sự hòa thuận mà đối xử với nhau là hơn cả. (9) Con nhà lính tính nhà quan: Chê những người không giàu có mà đòi hỏi ăn sang mặc tốt. (10) Thấy người sang bắt quàng làm họ: Chê những kẻ khoe khoang là có quan hệ thân thiết với người có thanh thế, tuy rằng thực tế là không đúng.
  9. Đặt câu: 1. Hôm qua, chị Lan sinh cháu gái đầu lòng; mẹ tròn con vuông. 2. Anh Nam nói theo kiểu: Trứng khôn hơn vịt. 3. Dạo này, Quang và Hải miệt mài ôn thi như đang nấu sử sôi kinh. 4. Sở Khanh vào loại người lòng lang dạ thú. 5. Bác Chiêu đang làm ăn được đã bắt đầu phú quí sinh lễ nghĩa
  10. Đặt câu: 6. Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi ấy chứ. 7. Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì. 8. Lối làm việc của anh ấy hay dĩ hòa vi quí. 9. Nhà anh ta nghèo, nhưng lại quen thói con nhà lính tính nhà quan. 10. Ôi chao! Anh ấy hay thấy người sang bắt quàng làm họ chứ thật ra có mối quen biết nào đâu.
  11. II. điển cố Bài 4. (Bài 3 SGK) - Giường kia : Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về thì lại treo lên. - Đàn kia: Bá Nha và Chung Tử Kỳ là đôi bạn tri ân. Bá Nha cho rằng chỉ có Chung Tử Kỳ là người thưởng thức được tiếng đàn của mình, ngoài ra không còn ai nữa. Nên khi Chung Tử Kỳ chết thì Bá Nha đập nát đàn.(Có thuyết nói rằng Bá nha treo đàn không gảy nữa). -> Hai câu thơ nói điều đáng quí của tình bạn tri ân và nỗi đau mất tình bạn tri ân đó giữa cuộc đời.
  12. Điển cố: . Những chuyện chép trong sách vở xưa. . Không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ. . Xuất phát từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong các văn bản quá khứ để nói lên những điều khái quát trong cuộc sống con người. . Ngắn gọn, hàm súc, thâm thúy. . Ngày nay, trong văn học hoặc giao tiếp nói chung có thể hình thành những điển cố mới.
  13. Bài 5 (Bài 4-SGK) - Ba thu: Kinh Thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề’’ (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói khi Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác lâu như ba năm. - Chín chữ: Gốc trong Kinh Thi. Đó là các chữ; sinh(đẻ), cúc(nâng đỡ), phủ(vuốt ve), súc(nuôi cho bú mớm), trưởng(nuôi cho lớn), dục(dạy dỗ), cố(trông nom), phục(khuyên răn), phúc(che chở).
  14. - Chín chữ: Bao quát công lao khó nhọc của cha mẹ sinh thành và nuôi dạy con cái. . Dẫn điển này, Thúy Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với bản thân mình, cha mẹ ngày một già, mà mình sống biền biệt nơi đất khách quê người, chưa báo đáp được cha mẹ. - Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xưa có người đi làm quan xa, viết thư về thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi’’. Dẫn điển tích này, Thúy Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi.
  15. - Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh(lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng(lòng trắng của mắt). dẫn điển tích này, Từ Hải muốn nói với Thúy Kiều rằng chàng biết Thúy Kiều ở chốn lầu xanh, hàng ngày phải tiếp khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai. Câu nói thể hiện lòng quí trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.
  16. Bài 6 (Bài 7 SGK) 1. Gót chân A-sin: Điểm yếu nhất trong con người A- sin, một nhân vật anh hùng phi phàm trong thiên sử thi Hy-Lạp: I-li-át của Hô-me-rơ. 2. Nợ như chúa Chổm: Theo truyền thuyết, khi nhà Mạc cuớp ngôi nhà Lê, con của vua Chiêu Tông là Duy Ninh tục gọi là chúa Chổm, phải đi lang thang, vay nợ mà ăn, sau nhờ có Nguyễn Kim lập lên làm vua (Tức Lê Trang Tông) thì người đến đòi nợ rất đông. -> ý nói: Người mắc nợ nhiều quá. 3. Đẽo cày giữa đường: Câu chuyện ngụ ngôn khuyên con người ta cần có lập trường vững vàng trong cuộc sống.
  17. Bài 6 (Bài 7 SGK) 4. Sở Khanh: Nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nổi tiếng bạc tình, lừa lọc. 5. Sức trai Phù Đổng: Chỉ Thánh Gióng, nhân vật trong truyền thuyết có sức khỏe vô song. ý nói sức mạnh như vũ bão của sức trẻ.
  18. Đặt câu: (1) Chỗ ấy chính là cái gót chân A-sin của đối phương đấy. (2) Dạo này anh ta nợ như chúa Chổm. (3) Anh nên suy nghĩ chắc chắn rồi hãy làm đừng như anh chàng đẽo cày giữa đường nhé! (4) Thời buổi kinh tế thị trường này, chẳng thiếu gì những gã Sở Khanh, chị nên cẩn thận nhé! (5) Lớp trẻ đang tiến công vào lĩnh vực mới với sức trai Phù Đổng
  19. So sánh sự giống và khác nhau giữa thành ngữ và điển cố : • giống nhau: + hình thức ngắn gọn + nội dung ý nghĩa hàm súc • khác nhau: + thành ngữ : là những cụm từ có tính cố định về cấu tạo. + điển cố : là những từ, cụm từ không có tính cố định về cấu tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2