intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 15: Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)

Chia sẻ: Vũ Quang Ninh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:10

242
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 15: Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích) thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 15: Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích) trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 15: Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng (trích)

  1. Bài giảng Ngữ văn 11 CHA CON NGHĨA NẶNG - HỒ BIỂU CHÁNH
  2. CHA CON NGHĨA NẶNG- HỒ BIỂU CHÁNH I. Tác giả Hồ Biểu Chánh: - Tên thật Hồ Văn Trung(1885-1958) – Quê quán: làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công, Tiền Giang) - Là một trong số ít người đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. - Để lại hơn một trăm tiểu phẩm ở nhiều thể loại, đặc biệt đề tài là cuộc sống con người Nam Bộ. - Những tác phẩm chính: 64 quyển tiểu thuyết: Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Chị Đào chị Lý, Tại tôi,… và truyện dài U TÌNH LỤC -1909  Là nhà văn đóng góp cho sự hình thành thể lọai tiểu thuyết của dân tộc trong những năm phôi thai của thời kì hiện đại hóa văn học (Tiểu thuyết bằng chữ Quốc Ngữ).
  3. CHA CON NGHĨA NẶNG- HỒ BIỂU CHÁNH I. Tác giả Hồ Biều Chánh: II. Tác phẩm CHA CON NGHĨA NẶNG 1/Xuất xứ: Trích từ tác phẩm thứ 15 cùng tên của HBC, xuất bản 1929 2/Đọc đoạn trích: Nghe Audio 3/Tóm tắt: (Học tiểu dẫn/SGK) 4/Chủ đề: Ca ngợi tình nghĩa cha con cao quý, thiêng liêng
  4. CHA CON NGHĨA NẶNG- HỒ BIỂU CHÁNH I. Tác giả Hồ Biều Chánh: II. Tác phẩm CHA CON NGHĨA NẶNG III. Tìm hiểu đọan trích 1/ Tình huống truyện: - Tình huống giàu kịch tính: Cuộc trở về bí mật trong đêm của Trần Văn Sửu không được gặp con mà lại phải ra đi. - Cuộc chạy đuổi trong đêm giữa hai cha con. - Cuộc gặp gỡ tại cầu Mê Tức. => Làm nổi bật chủ đề, dụng ý của nhà văn.
  5. III. Tìm hiểu đọan trích 2/ Tình nghĩa cha con a) Người cha Trần Văn Sửu: - Dù trốn đi biệt xứ nhưng Trần Văn Sửu vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con. - Không quản nguy hiểm quyết về thăm con  sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi . - Ngồi một mình trên cầu anh nghĩ: ”Bây giờ mình sống làm chi….chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”  Định tự tử vì sự bình yên của con. - Trần Văn Sửu là con người công minh, độ lượng, vị tha: “Con không nên phiền trách … con còn nhớ làm chi”. => Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. Trần Văn Sửu không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.
  6. III. Tìm hiểu đọan trích 2/ Tình nghĩa cha con a) Người cha Trần Văn Sửu: b) Người con - thằng Tí: - Cha chạy, con đuổi theo cho bằng được, “nắm tay, dòm mặt, ôm cứng cha”, nài nỉ cha trở về...  Khao khát gặp cha, mong nhớ cha, tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt. - Đòi đi theo cha “cha đi đâu, con theo đó”, “ Đi theo đặng làm nuôi cha”...  lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để báo hiếu cho cha. - Nhất quyết không cho cha đi - Bàn tính kế họach đi theo cha “ đưa cha về Phú Tiên ... thưa chuyện với ông ngoại rồi đi theo cha”  Khôn ngoan, quyết đoán, hiếu nghĩa. =>Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.
  7. III. Tìm hiểu đọan trích 2/ Tình nghĩa cha con a) Người cha Trần Văn Sửu: b) Người con - thằng Tí: c) Cuộc đối thoại giữa hai cha con: - Nếu Sửu bỏ đi thì coi như là mất hẳn hai con, nhưng các con lại được hạnh phúc, còn quay lại sống trong tình phụ tử thì vô tình làm tan tành hạnh phúc của con.  Hi sinh nhu cầu của mình để là tròn bổn phận lớn của người cha. - Thằng Tí muốn được cha cùng sống. Ấy là lòng hiếu nghĩa, nhưng làm như thế thì cha bị bắt, tính mệnh của cha sẽ nguy hiểm và hạnh phúc của nó ắt hẳn cũng bị đe doạ.  Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng. =>Cuộc đối thoại giằng co đầy mâu thuẫn và rất xúc động, làm đậm nét mối quan hệ máu mủ ruột rà đáng quý: cha quên mình chỉ nghĩ đến con, ngược lại con lại nghĩ đến cuộc sống an lành của cha lúc tuổi về già.
  8. III. Tìm hiểu đọan trích 3/ Tổng kết * Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện: theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian. - Miêu tả nhân vật: tả trực tiếp, chú ý đến lời nói và hành động. - Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam bộ. * Nội dung: - Ngợi ca, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống. Đó là tinh thần sẵn sàng hi sinh vì người khác, là tình nghĩa gia đình, cha con sâu nặng, là những giá trị đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
  9. CHA CON NGHĨA NẶNG- HỒ BIỂU CHÁNH I. Tác giả Hồ Biều Chánh: II. Tác phẩm CHA CON NGHĨA NẶNG III. Tìm hiểu đọan trích IV. Tổng kết (SGK)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2