intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê

Chia sẻ: Vũ Quang Ninh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

415
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê

  1. Đọc thêm : Khóc Dương Khuê Nguyễn Khuyến
  2. I. Giới thiệu chung
  3. • Tác giả: Nguyễn Khuyến (SGK/59) • Dương Khuê (1839-1902), hiệu Vân Trì, quê ở tỉnh Hà Tây. Đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, đỗ tiến sĩ năm 1868. Từng giữ nhiều chức vụ cao trong triều đình. năm 1897, ông cáo quan về hưu. Ông là một nhà thơ, thơ ông bộc lộ nhiều ưu tư về thời cuộc, nghệ thuật trang nhã, tinh tế. Ông là một người bạn thân của Nguyễn Khuyến.
  4. Nguyễn Khuyến Dương Khuê
  5. • Năm 1902, khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán “ Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng Thư ” sau đó được ông dịch sang chữ Nôm. • Tác phẩm viết theo thể song thất lục bát dài 38 câu.
  6. • Bố cục: 2 câu đầu: Nỗi bàng hoàng của nhà thơ khi hay tin bạn qua đời. 22 câu tiếp: hồi tưởng lại những kỉ niệm về tình bạn thân thiết. Phần còn lại: nỗi đau khôn tả trước hiện thực xót xa. • Chủ đề: Bài thơ là niềm suy tưởng, nỗi xót xa vô hạn khi nghe tin bạn mất. Đồng thời ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó của tác giả và Dương Khuê.
  7. II. Đọc hiểu tác phẩm
  8. 1. Nỗi bàng hoàng khi nghe tin bạn mất: “ Bác Dương thôi đã thôi rồi” • “Bác Dương”: cách xưng hô vừa thân thiết vừa kính trọng. • Lối nói giảm, nói tránh “Thôi đã thôi rồi” • Hư từ thôi: tiếng than nhẹ nhàng khi nghe tin Bằng thủ pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh kết hợp ngôn từ chọn lọc, câu thơ là lời than đau đớn, xót xa, uất nghẹn đến độ bàng hoàng, thảng thốt.
  9. “Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” • Các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi”: cụ thể hoá tâm trạng, làm cho câu thơ chùn xuống. Nỗi buồn, sự đau thương như bao trùm cả đất trời và lòng người.. Hai câu thơ thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì đó vô cùng thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi không những thấm sâu vào lòng ta, mà còn tỏa rộng khắp “nước mây man mác” bao la.
  10. 2. Hồi tưởng những kỉ niệm về tình bạn a) thuở trẻ : Dòng kí ức về tình bạn thắm thiết hiện về như mới đây : “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời” Đôi bạn gắn bó từ thời trẻ, cùng hưởng niềm vui đỗ cao, cùng làm quan, cùng sống bên nhau sớm hôm thân thiết, là duyên trời sắp đặt.
  11. Cùng nhau hưởng những thú vui của những bậc cao nhân mặc khách: “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần trước sau."
  12. Cùng là quan, ăn bổng lộc của vua, cùng chịu chung gian nan, hoạn nạn của kẻ mất nước: “Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng chẳng dám than trời;” Là kẻ mất nước, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê mỗi người mỗi cách sống nhưng cả hai vẫn luôn nhớ đến nhau trong tình cảm “kính yêu từ trước đến sau.”
  13. • Liệt kê gợi nhớ: cùng chơi nơi dặm khách, thú vui con hát, rượu ngon cùng nhắp, bàn soạn câu văn, cùng nhau hoạn nạn • Sử dụng nhiều điển tích điển cố: đông bích, điển phần, dương cửu, đẩu thăng. • Điệp ngữ “cũng có lúc” , “có khi” âm hưởng trùng điệp như những kỉ niệm của năm tháng hiện về dồn dập, thể hiện sự đồng điệu của hai tâm hồn. => Những kỉ niệm vui buồn, đẹp đẽ, sâu sắc của tình bạn.
  14. b) Lúc về già : Tình cảm sâu sắc hơn, thắm thiết hơn: “Bác già tôi, cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!” • Câu thơ cảm thán cùng với điệp từ “thôi” làm bộc lộ lên nỗi niềm tâm sự thầm kín xót xa của nhà thơ, dẫu hoàn cảnh cuộc sống giữa hai người có khác .
  15. Lòng quặn đau khi nhớ lại kỉ niệm lần gặp bạn lần cuối nhiều mừng vui bịn rịn, phảng phất lo âu, xúc động bồi hồi: “Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần; Cầm tay hỏi hết xa gần Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.” • Các từ “mừng rằng”, “cầm tay” bộc lộ sự quý mến thương yêu chân thành.
  16. Đoạn thơ làm nổi bật hình ảnh của đôi bạn già sau nhiều năm cách biệt được gặp lại nhau. Tình bạn keo sơn thắm thiết, bộc lộ nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.
  17. 3. Nỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực xót xa: Bất ngờ nghe tin bạn mất lòng tác giả thảng thốt: “Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi bỗng tay chân rụng rời.” • Biện pháp nói giảm, nói tránh “vội về”. • “Làm sao”, “vội”, “về ngay”, “chợt nghe”, “bỗng”, “chân tay rụng rời” là những từ ngữ chọn lọc thể hiện sự sửng sốt bàng hoàng như không tin vào sự thật đau lòng ấy, đó là nỗi mất mát quá lớn trong cuộc đời.
  18. Bạn mất, mọi thú vui đối với nhà thơ mất hết ý nghĩa: “Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua.” • Năm tiếng “không” nhắc lại liên tục trong 14 tiếng, nhịp thơ dằn xuống. Sự trống vắng đến nghẹn ngào chua xót. =>Ngôn ngữ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời. Sự trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn, cuộc sống dường như không còn một chút gì là niềm vui.
  19. “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa. Giường kia ai treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” • Mất bạn, các thú vui khác cũng không còn thú vị. • Nhà thơ dùng những điển tích về tình bạn tri âm, tri kỉ nổi tiếng thời xưa “giường” (Trần Phồn- Từ Trĩ), “đàn” (Bá Nha-Tử Kì) để nói lên nỗi đau mất bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1