intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - ThS. Võ Thị Thanh Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 5: Sổ kế toán, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên phân biệt được các loại sổ sử dụng trong công tác kế toán; thiết kế được các loại sổ kế toán cơ bản đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin kế toán; phân tích được mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán trong quá trình xử lý thông tin kế toán;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - ThS. Võ Thị Thanh Vân

  1. CHƯƠNG 5 SỔ KẾ TOÁN 1
  2. MỤC TIÊU - Phân biệt được các loại sổ sử dụng trong công tác kế toán. - Thiết kế được các loại sổ kế toán cơ bản đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin kế toán. - Phân tích được mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán trong quá trình xử lý thông tin kế toán. - Vận dụng được các loại sổ kế toán để xử lý các nghiệp vụ phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. 2
  3. CĂN CỨ GHI SỔ KẾ TOÁN - Tổ chức thu thập thông tin ban đầu: + xác định các loại chứng từ kế toán được sử dụng + quy định về lập và luân chuyển chứng từ để theo dõi sự phát sinh và biến động của các đối tượng kế toán. - Nghiệp vụ kinh tế được minh chứng bằng một bộ các chứng từ đầy đủ nhằm đảm bảo tính pháp lý của việc hình thành nghiệp vụ kinh tế đồng thời để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thực sự hoàn thành. - “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.” (Điều 3 - Luật kế toán, 2015) 3
  4. Chứng từ kế toán Tên, số hiệu Ngày, tháng, năm YẾU TỐ CỦA Tên, địa chỉ các đơn vị, cá nhân lập CHỨNG Tên, địa chỉ đơn vị, cá nhân nhận TỪ KẾ Nội dung của NVKT, tài chính phát sinh TOÁN Số lượng, đơn giá, số tiền của NVKT Chữ ký, họ tên người lập, duyệt và có liên quan
  5. 5
  6. CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ Điều 17, Luật kế toán (2015): - Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các yếu tố chủ yếu của chứng từ như đã trình bày ở phần trên, được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. - Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. - Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng. - Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy. 6
  7. KHÁI NIÊM SỔ KẾ TOÁN - Sổ kế toán chính là phương tiện hệ thống hóa thông tin kế toán trên cơ sở chứng từ để phản ánh tình hình đối tượng kế toán trong kì, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý ở mức độ nhất định. - Về hình thức, sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. - Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai. 7
  8. KHÁI NIÊM SỔ KẾ TOÁN - Về nội dung, sổ kế toán phải có các yếu tố sau đây: + Ngày, tháng, năm ghi sổ; + Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; + Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. - Sổ kế toán được lập dưới dạng phương tiện điện tử phải tuân theo quy định ở trên về hình thức và nội dung, ngoại trừ việc đóng dấu giáp lai. 8
  9. VAI TRÒ SỔ KẾ TOÁN - Thông tin từ chứng từ (dữ liệu ban đầu) sẽ được hệ thống hóa thành các chỉ tiêu theo yêu cầu của người quản lý. - Định kỳ, từ số liệu được xử lý trên hệ thống các sổ, kế toán mới có cơ sở để tổng hợp, lập ra các báo cáo kế toán. Như vậy, sổ kế toán là bước trung gian giữa chứng từ và báo cáo kế toán. 9
  10. CÁC LOẠI SỔ KẾ TOÁN - Phân loại sổ kế toán theo trình tự hệ thống thông tin: các sổ Nhật ký - Phân loại sổ kế toán theo đối tượng: Sổ Cái & Sổ chi tiết 10
  11. SỔ NHẬT KÝ - Sổ Nhật ký là sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng kế toán của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Đặc điểm: + các nghiệp vụ được ghi theo trình tự thời gian phát sinh, giúp quản lý chặt chẽ các chứng từ kế toán sử dụng tại đơn vị trong kỳ. + tạo thuận lợi cho việc tra cứu các chứng từ trong công tác kiểm tra đối chiếu số liệu khi có yêu cầu. + chưa hệ thống hóa được thông tin kế toán theo từng loại đối tượng kế toán. 11
  12. SỔ NHẬT KÝ - Kết cấu đơn giản, bao gồm các nội dung sau: + Ngày, tháng ghi sổ; + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Bao gồm sổ Nhật ký chung & các sổ Nhật ký đặc biệt (hình thức sổ kế toán Nhật ký chung). 12
  13. SỔ NHẬT KÝ CHUNG - Sổ Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái. 13
  14. SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT - Sổ Nhật ký đặc biệt là một phần của sổ Nhật ký chung dùng để ghi riêng các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến một đối tượng có phát sinh nhiều và có vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị nhằm theo dõi tập trung và cung cấp thông tin kịp thời về đối tượng đó cho quản lí. - Sổ Nhật ký thu tiền - Sổ Nhật ký chi tiền - Sổ Nhật ký mua hàng - Sổ Nhật ký bán hàng 14
  15. SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN - Sổ Nhật ký thu tiền: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (chi tiết theo ngân hàng). 15
  16. SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN - Sổ Nhật ký chi tiền: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi chi tiền (chi tiết theo ngân hàng). 16
  17. SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG - Sổ Nhật ký mua hàng: là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng loại hàng tồn kho của đơn vị như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hay hàng hóa thanh toán theo hình thức trả tiền sau (mua chịu) hoặc trừ vào số tiền đơn vị đã ứng trước cho người bán. 17
  18. SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG - Sổ Nhật ký bán hàng: là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp như: bán hàng hóa, bán thành phẩm hay bán dịch vụ thanh toán theo hình thức thu tiền sau (bán chịu) hoặc trừ vào số tiền khách đã ứng trước cho đơn vị. 18
  19. SỔ CÁI - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp, ghi theo đối tượng, dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kì và trong niên độ kế toán theo các tài khoản tổng hợp được quy định trong chế độ kế toán. 19
  20. SỔ CHI TIẾT - Sổ chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần phải được theo dõi chi tiết theo yêu cầu của quản lý. - Số liệu trên sổ chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lí chi tiết theo từng loại cụ thể đối với đối tượng kế toán tổng hợp được phản ánh trên Sổ Cái. - Sổ chi tiết được mở cho các tài khoản chi tiết hoặc các chỉ tiêu phục vụ cho quản lý, căn cứ ghi sổ là từ chứng từ gốc. - Sổ chi tiết phản ánh các đối tượng kế toán bằng các loại thước đo thích hợp (thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo thời gian lao động). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2