Chương 3. MÔ TẢ DỮ LIỆU BẰNG<br />
CÁC CHỈ TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG<br />
Lê Phương<br />
Bộ môn Toán kinh tế<br />
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh<br />
Homepage: http://docgate.com/phuongle<br />
<br />
Nội dung<br />
1 Số tuyệt đối<br />
2 Số tương đối<br />
3 Các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung<br />
<br />
Trung bình cộng<br />
Trung bình điều hòa<br />
Trung bình nhân<br />
Số yếu vị (Mode)<br />
Số trung vị<br />
4 Các đặc trưng đo lường độ phân tán<br />
<br />
Khoảng biến thiên<br />
Độ lệch tuyệt đối trung bình<br />
Phương sai và độ lệch chuẩn<br />
Hệ số biến thiên<br />
<br />
Số tuyệt đối<br />
Khái niệm<br />
Số tuyệt đối là chỉ tiêu khối lượng thống kê biểu hiện quy mô, khối<br />
lượng của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
• Thu thập được từ điều tra thống kê.<br />
• Gắn liền với một hiện tượng kinh tế xã hội.<br />
<br />
Phân loại<br />
1<br />
<br />
Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên<br />
cứu trong một khoảng thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kỳ có<br />
thể cộng lại để cho ra trị số của thời kỳ dài hơn.<br />
Ví dụ: quí 1 năm 2015 xí nghiệp A bán được 120.000 sản phẩm.<br />
<br />
2<br />
<br />
Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh mặt lượng của hiện tượng<br />
nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.<br />
Ví dụ: lượng tiền mặt vào lúc 0 giờ ngày 1/1/2015 của công ty X<br />
là 17.352.780.000 đồng.<br />
<br />
Số tuyệt đối<br />
Đơn vị tính<br />
Có 3 loại đơn vị tính chủ yếu dùng cho các số tuyệt đối như sau<br />
1<br />
<br />
Hiện vật: là đơn vị tính toán phù hợp với đặc điểm vật lý của hiện<br />
tượng (dài, cao, diện tích, khối lượng, số đơn vị. . . ).<br />
• đơn vị hiện vật tự nhiên: người, cái, chiếc, con, sản phẩm. . .<br />
• đơn vị hiện vật quy ước: kg, tạ, tấn, lít, mét. . .<br />
• đơn vị hiện vật quy đổi: sức ngựa, tấn quy thóc. . .<br />
<br />
2<br />
<br />
Thời gian: như giờ công, ngày công. . . dùng để tính lượng lao<br />
động hao phí.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tiền tệ: đồng (VND), đôla Mỹ (USD), euro (EUR), bảng Anh<br />
(GPD). . .<br />
<br />
Ví dụ: 30 lao động, 100 doanh nghiệp, 10 hecta đất canh tác, 8 giờ,<br />
500.000 USD. . .<br />
<br />
Số tương đối<br />
Khái niệm<br />
Số tương đối là chỉ tiêu chất lượng thống kê biểu hiện quan hệ so<br />
sánh giữa hai chỉ tiêu khác nhau của hiện tượng nghiên cứu. Nó phản<br />
ánh trình độ phát triển, quan hệ so sánh, kết cấu, trình độ phổ<br />
biến. . . của hiện tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
• Không phải là con số thu thập được từ điều tra thống kê,<br />
• Mỗi số tương đối đều có giá trị gốc để so sánh.<br />
<br />
Phân loại<br />
• động thái / kế hoạch: chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời<br />
<br />
gian,<br />
• cường độ: chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau,<br />
• kết cấu: bộ phận với tổng thể,<br />
• không gian: các bộ phận của cùng một tổng thể.<br />
<br />