TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
NHẬP MÔN LÍ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG<br />
KÊ TOÁN<br />
<br />
NĂM 2015<br />
1<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
NHẬP MÔN LÍ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG<br />
KÊ TOÁN<br />
<br />
Giảng viên : Võ Tuấn Thanh<br />
Bộ môn<br />
: Giáo dục tiểu học<br />
<br />
NĂM 2015<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Lí thuyết xác suất và thống kê toán hiện là một môn học cơ bản, ngày càng được<br />
ứng dụng rộng rãi trong khoa học kĩ thuật, giáo dục …. Vì vậy tài liệu, giáo trình để<br />
tham khảo và học tập bộ môn này khá phong phú. Mặc dù vậy đối với học phần “Nhập<br />
môn lí thuyết xác suất và thống kê toán” của chương trình cao đẳng sư phạm đào tạo<br />
giáo viên tiểu học chưa có giáo trình chính thống.<br />
So với yêu cầu chi tiết nội dung mà học phần mô tả, thì hầu hết các tài liệu và<br />
giáo trình hiện có chưa đáp ứng được vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ở bậc<br />
học này. Để giúp sinh viên học tập học phần này theo phương thức đào tạo theo hệ<br />
thống tín chỉ như hiện nay, chúng tôi biên soạn bài giảng “Nhập môn lí thuyết xác suất<br />
và thống kê toán” trên cơ sở đề cương chi tiết, tham khảo nhiều tài liệu, nhằm tích cực<br />
hoá hoạt động, kích thích sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề cho người học.<br />
Bài giảng này tương ứng với thời lượng 30 tiết. Nội dung gồm ba chương:<br />
Chương 1: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất.<br />
Chương 2: Biến ngẫu nhiên.<br />
Chương 3: Thống kê toán.<br />
Vì thời lượng chỉ gồm hai tín chỉ, yêu cầu người học chỉ tiếp cận ở mức độ nhập<br />
môn, hơn nữa nội dung được biên soạn cho sinh viên bậc cao đẳng ngành giáo dục tiểu<br />
học nên chúng tôi cố gắng diễn đạt các khái niệm và các kết luận dưới dạng ngôn ngữ<br />
giản dị, thích hợp với đối tượng. Để có thể khai thác sâu hơn về kiến thức môn học<br />
này, người học có thể tham khảo thêm các tài liệu [1], [2], [3] và [4].<br />
Đây là lần đầu tiên biên soạn bài giảng này với phương thức đào tạo theo hệ<br />
thống đào tạo tín chỉ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong<br />
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và sinh viên trong nhà trường.<br />
Xin chân thành cảm ơn.<br />
TÁC GIẢ<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1.<br />
<br />
BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN VÀ XÁC SUẤT<br />
<br />
A. MỤC TIÊU<br />
KIẾN THỨC:<br />
Cung cấp cho người học những kiến thức về:<br />
- Những khái niệm cơ bản về xác suất.<br />
- Một số phương pháp định nghĩa xác suất thường sử dụng.<br />
- Một số tính chất cơ bản của xác suất.<br />
- Các công thức tính xác suất độc lập, xác suất điều kiện, dãy phép thử<br />
Bécnuli.<br />
KĨ NĂNG:<br />
Hình thành và rèn luyện cho người học kĩ năng:<br />
- Giải các bài toán về xác suất cổ điển, xác suất hình học, xác suất điều kiện…<br />
- Vận dụng để xử lí các bài toán xác suất trong thực tế và nghiên cứu khoa<br />
học.<br />
THÁI ĐỘ:<br />
Chủ động tìm tòi, phát hiện và khám phá các ứng dụng của xác suất trong thực tế.<br />
B. NỘI DUNG<br />
1.1. Khái niệm về biến cố.<br />
1.1.1. Phép thử<br />
Định nghĩa: Phép thử là sự thực hiện một nhóm các điều kiện xác định (có thể<br />
được lặp lại vô số lần).<br />
1.1.2. Biến cố<br />
Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp hai loại sự kiện: sự kiện ngẫu nhiên và<br />
sự kiện tất yếu.<br />
Sự kiện tất yếu là sự kiện mà ta hoàn toàn biết được là nó xảy ra hay không xảy<br />
ra.<br />
Sự kiện ngẫu nhiên là sự kiện mà ta không thể xác định một cách chắc chắn là<br />
nó xảy ra hay không xảy ra, ta còn gọi là biến cố ngẫu nhiên. Người ta thường kí hiệu<br />
các biến cố ngẫu nhiên là A, B , ...<br />
Sự kiện tất yếu mà ta biết chắc chắn là nó xảy ra ta còn gọi là biến cố chắc chắn,<br />
kí hiệu là Ω. Sự kiện tất yếu mà ta biết chắc là nó không thể xảy ra gọi là biến cố<br />
không thể hay biến cố rỗng, kí hiệu là .<br />
1.1.3. Ví dụ<br />
- Gieo một lần con xúc xắc được xem như tiến hành một phép thử. Kết quả của<br />
phép thử này là mặt trên con xúc xắc có thể là một chấm ( ta kí hiệu là B 1), hai chấm<br />
(B2), hoặc ba chấm (B3), hoặc bốn chấm (B4), hoặc năm chấm (B5), hoặc sáu chấm<br />
(B6).<br />
Các sự kiện B1 xảy ra hay B2 xảy ra ... là các biến cố ngẫu nhiên.<br />
<br />
4<br />
<br />
Ta gọi A là sự kiện số chấm ở mặt trên là chẳn hoặc lẻ thì A là biến cố chắc<br />
chắn.<br />
Gọi C là sự kiện mà mặt trên của con xúc xắc có số chấm là 7 thì C là biến cố<br />
không thể.<br />
- Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất, ta gọi A là sự kiện mặt ngửa (mặt số)<br />
xuất hiện, B là sự kiện mặt sấp (mặt quốc huy) xuất hiện, thì A, B là hai biến cố ngẫu<br />
nhiên.<br />
Biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên gọi chung là biến cố.<br />
1.1.4. Phép toán và quan hệ giữa các biến cố<br />
- Ta thực hiện 1 phép thử. Các kết quả có thể khi phép thử được thực hiện gọi là<br />
các biến cố sơ cấp (hoặc các biến cố cơ bản).<br />
- Tổng hai biến cố A và B là một biến cố, kí hiệu là A B sao cho biến cố tổng<br />
A B xảy ra khi và chỉ khi A xảy ra hoặc B xảy ra.<br />
- Tích hai biến cố A và B là một biến cố, kí hiệu là A B hoặc AB sao cho biến<br />
cố tích AB xảy ra khi và chỉ chỉ A xảy ra và B xảy ra<br />
- Hai biến cố A và B gọi là xung khắc nếu xảy ra biến cố này thì không thể xảy<br />
ra biến cố kia (A và B xung khắc với nhau thì AB = ).<br />
- Hiệu của biến cố A trừ biến cố B là một biến cố, kí hiệu là A\B sao cho biến<br />
cố A\B xảy ra khi và chỉ khi A xảy ra nhưng B không xảy ra.<br />
- Biến cố B được gọi là đối lập với biến cố A nếu và chỉ nếu A và B là hai biến<br />
cố xung khắc và trong phép thử luôn xuất hiện một trong trong hai biến cố này. Biến cố<br />
đối lập của biến cố A ta kí hiệu là A , ta có A = Ω\A .<br />
- Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B, kí hiệu A B nếu biến cố A xảy ra<br />
thì biến cố B phải xảy ra.<br />
Ví dụ: Khi gieo con xúc xắc, gọi<br />
D = {số chấm ở mặt trên con xúc xắc là số lẻ}, khi đó ta có<br />
B1 D<br />
B3 D<br />
- Hai biến cố A và B được gọi là tương đương với nhau nếu A B và B A.<br />
Viết A = B<br />
Nhận xét:<br />
a. Ta có thể mở rộng các quan hệ biến cố cho 3, 4 biến hoặc nhiều hơn nữa.<br />
b. Khi xét quan hệ giữa các biến cố ta không nên dùng minh hoạ hình học để<br />
thay thế cho định nghĩa mà phải bám chặt định nghĩa để xét, biểu diễn hình học không<br />
thể phản ánh chính xác trong mọi trường hợp.<br />
Ví dụ: Hai người cùng bắn vào một mục tiêu.<br />
Gọi A = “anh thứ nhất bắn trúng bia”<br />
B = “Anh thứ hai bắn trúng bia”<br />
Hai biến cố này không xung khắc với nhau, nhưng khó mô tả hình học cho biến cố<br />
tích AB (trường hợp hai anh cùng bắn trúng bia).<br />
- Hệ n biến cố A1, A2 , ..., An gọi là một nhóm đầy đủ các biến cố nếu :<br />
. Chúng xung khắc với nhau từng đôi một AiAj = , i ≠ j<br />
<br />
5<br />
<br />