intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Những nội dung mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính - ThS. Nguyễn Thị Thiện Trí

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

270
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Những nội dung mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính do ThS. Nguyễn Thị Thiện Trí thực hiện sau đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về sự ra đời của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 so với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Những nội dung mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính - ThS. Nguyễn Thị Thiện Trí

  1. NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Trình bày: Ths. Nguyễn Thị Thiện Trí
  2. Nội dung chính: A. Giới thiệu sự ra đời của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 B. Khái quát về Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 C. Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 so với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002
  3. A. Sự ra đời của Luật Xử lý VPHC 2012 - Cơ sở cho việc ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính: + Bất cập của Pháp lệnh Xủ lý vi phạm hành chính + Nhu cầu của xã hội + Mối tương quan về “nguồn luật” với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật VN
  4. - Quá trình ban hành Luật Xử lý VPHC: - Manh nha và “thai nghén” từ đầu những năm 2000 - Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, hội nghị ở 3 miền Bắc, Trung, Nam - Qua 5 lần dự thảo - Được Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 thông qua với tỷ lệ như sau: - Để bảo đảm thi hành, Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 24 về triễn khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính - Hiệu lực của Luật: từ 01/7/2013 (trừ một số nội dung được xác định thời điểm 01/01/2014)
  5. B. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2012: - Về cơ cấu: Luật được chia thành 6 nội dung lớn với 6 phần với tổng thể 142 điều: phần 1: Những quy định chung; phần 2: Xử phạt VPHC; phần 3: các biện pháp xử lý hành chính; phần 4: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC; phần 5: Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên phần 6: Điều khoản thi hành
  6. - Về nội dung: có những cách quy định mới trong văn bản Luật: - Bổ sung những nội dung hoàn toàn mới - Bỏ một số nội dung không còn phù hợp - Thay đổi từ những quy định cũ - Dẫn chiếu quy định của các văn bản khác => Có gần 60% điểm mới trong Luật Xử lý VPHC
  7. C. Những điểm mới của Luật Xử lý VPHC: I/ Những khái niệm mới II/ Những quy định về xử phạt VPHC III/ Những quy định về biện pháp xử lý hành chính IV/ Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt V/ Những quy định về xử lý vi phạm hành
  8. I/Các khái niệm pháp lý mới: - Tên gọi của “biện pháp xử lý hành chính” - Khái niệm vi phạm hành chính - Biện pháp thay thế xử lý VPHC - Người không có năng lực TNHC - Người nghiện ma túy
  9. II/ Những quy định về Xử phạt vi phạm hành chính của Luật Xử lý vi phạm hành chính
  10. 1/ Chủ thể vi phạm hành chính: (tương tự Pháp lệnh Xử lý VPHC) - Công dân Việt Nam + Nhóm chủ thể là người chưa thành niên: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Nhóm chủ thể thông thường: từ đủ 18 tuổi + Nhóm chủ thể vi phạm hành chính là người có chức vụ; - Tổ chức: Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước .v.v… - Cá nhân, tổ chức nước ngoài
  11. 2/ Thẩm quyền quy định về vi phạm hành chính (Điều 4 Luật) Quốc Hội ủy quyền cho những chủ thể sau quy định về vi phạm hành chính: - Ủy ban thường vụ Quốc hội (chỉ được quy định về thủ tục xem xét áp dụng các biện pháp cử lý hành chính của Tòa án) - Chính phủ: quy định chủ yếu - HĐND thành phố trực thuộc trung ương (chủ thể mới)
  12. 3/ Nguyên tắc xử lý VPHC (Điều 3 Luật) Luật bổ sung 2 nguyên tắc mới làm thay đổi một cách cơ bản các quy định về xử phạt VPHC: * Nguyên tắc chứng minh VPHC * Nguyên tắc áp dụng mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần so với mức phạt cá nhân
  13. 4/ Thời hiệu xử phạt VPHC (Đ6 Luật) - 1 năm đối với hầu hết các lĩnh vực - 2 năm đối với các lĩnh vực được Luật quy định: Luật bổ sung 4 lĩnh vực sau: báo chí; sản xuất, kinh doanh hàng hóa XNK; sản xuất, buôn bán hàng cấm; quản lý lao động nước ngoài - Dẫn chiếu quy định của Luật Quản lý thuế đối với hành vi vi phạm về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế - Không có ngoại lệ với trường hợp tiếp nhận vụ việc từ cơ quan điều tra
  14. Cách tính thời hiệu: Luật quy định 2 cách xác định thời hiệu: - Từ lúc hành vi chấm dứt nếu vi phạm đã kết thúc; - Từ lúc bị phát hiện nếu vi phạm đang được thực hiện (So với Pháp lệnh: tính từ lúc hành vi được thực hiện)
  15. 5/ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ * Tình tiết tăng nặng: (Điều 10 Luật) - Luật bổ sung 4 tình tiết tăng nặng: - Đồng thời bỏ 01 tình tiết: vi phạm trong tình trạng say rượu * Tình tiết giảm nhẹ (Điều 9 Luật) Luật bổ sung 02 tình tiết giảm nhẹ: - Tích cực giúp cơ quan phạt hiện VPHC - Vi phạm trong tình trạng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn tình thế cấp thiết
  16. => Không bị xử phạt VPHC khi vi phạm trong tình trạng: phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng và vi phạm trong tình trạng bất khả kháng (Luật bổ sung 01 trường hợp)
  17. 6/ Thời hạn được xem là chưa bị xử phạt (được xóa vi phạm) • Pháp lệnh quy định chung là sau 01 năm cho các trường hợp. • Luật quy định thời gian xóa vi phạm theo mức độ vi phạm được thể hiện qua hình thức xử phạt: – 6 tháng nếu bị xử phạt cảnh cáo – 01 năm nếu bị xử phạt hình thức phạt tiền
  18. 7/ Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (Điều 21) •Các hình thức xử phạt chính: Được áp dụng độc lập - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Trục xuất; Luật bổ sung 02 hình thức xử phạt chính: - Tước quyền sử dụng GP, CC hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
  19. * Các hình thức xử phạt bổ sung: Hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, trừ trường hợp pháp luật quy định khác Luật giữ nguyên 03 hình thức xử phạt bổ sung được Pháp lệnh quy định, thêm 01 hình thức mới: - Tước quyền sử dụng, giấy phép chứng chỉ, đình chỉ hoạt động (mới) - Tịch thu tang vật, phương tiện - Trục xuất
  20. Hình thức phạt tiền (Điều 23) - Mức phạt tiền trong xử phạt VPHC: từ 50.000 đ – 1 tỷ đ (từ 100.000 đ – 2 tỷ đ/v tổ chức) - Với khu vực nội thành của các TP trực thuộc TW được nâng mức phạt gấp đôi trong 3 lĩnh vực - Cách xác định mức phạt tiền: - Mức trung bình khung - Theo số lần, tỷ lệ phần trăm giá trị, số lượng hàng hóa…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2