Bài giảng: Ô nhiễm không khí
lượt xem 175
download
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn… Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn, núi lửa, cháy rừng, nước biển bốc hơi, quá trình thối rữa của xác động thực vật…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí
- I. Định nghĩa và các nguồn gây ô nhiễm không khí II. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí III. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí IV. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí V. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
- I. Định nghĩa và các nguồn gây ô nhiễm không khí 1. Định nghĩa ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn…
- 2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí cơ bản 2.1. Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn, núi lửa, cháy rừng, nước biển bốc hơi, quá trình thối rữa của xác động thực vật… Đặc điểm: Tổng lượng tác nhân gây ô nhiễm thiên nhiên thường rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên khắp trái đất, ít khi tập trung tại một vùng và thực tế con người, sinh vật cũng đã quen thích nghi với các tác nhân đó.
- 2.2. Nguồn ô nhiễm nhân tạo Rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hoá thạch ( gỗ, củi, than…), hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, nông nghiệp...
- - Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp bởi hai quá trình chính: đốt nhiên liệu hoá thạch để lấy nhiệt và bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất. + Đặc điểm: nồng độ chất độc hại cao và tập trung. + Phân loại nguồn thải công nghiệp: nguồn thải cao hay thấp; nguồn thải điểm (các ống khói nhà máy), nguồn thải di động, nguồn thải diện (khói và khí rò rỉ, khí thải của một khu công nghiệp), nguồn thải có tổ chức hay không có tổ chức, nguồn thải ổn định liên tục hay theo chu kì,…
- Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại có khác nhau, phụ thuộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và phương pháp đốt. + Các nhà máy nhiệt điện: các chất độc hại trong khói thải gồm CO2, NOx, CO, SO2 và bụi tro.
- + Ngành vật liệu xây dựng: Thải ra một lượng lớn khí HF, SO2, CO, CO2 và NOx. + Ngành hoá chất và phân bón thải vào khí quyển nhiều khí độc hại khác nhau với đặc tính khó phát loãng sau khi ra ngoài môi trường. + Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra nhiều loại bụi khói kim loại, khói thải.
- - Nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường giao thông Khí thải của động cơ đốt trong: CO, CO2, hơi chì, NOx + bụi cuốn theo chuyển động của phương tiện giao thông
- - Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nhiên liệu chất lượng kém, thải ra các khí CO và CO2 là chính. Đặc điểm: lượng khí thải nhỏ nhưng phân bố dày và cục bộ trong từng không gian nhà nên độc hại trực tiếp đến con người.
- II. Các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí • Thuật ngữ “tác nhân gây ô nhiễm không khí” được sử dụng để chỉ các phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người, gây tác hại cho sức khoẻ, tổn thất cho thực bì, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau. • Các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí có thể: • ở thể rắn (bụi, bồ hóng, muội than…), • ở dưới hình thức giọt (sương mù sunfat), • hoặc ở thể khí ( SO2, NO2, CO…).
- Các tác nhân chính gây ô nhiễm không khí Tác nhân Thay đổi Lớp Nguyên sinh hoặc Đặc trưng thứ sinh Bụi Thay đổi Hạt nhỏ Nguyên sinh Các hạt rắn Chì Pb Hạt nhỏ Nguyên sinh Các hạt rắn Axit sunfuric H2SO4 Hạt nhỏ Thứ sinh Giọt lỏng Nitơ đioxyt NO2 Nitơ oxit Thứ sinh chủ yếu Khí màu nâu đỏ Sunfua đioxit SO2 Sunfua Nguyên sinh Khí không màu, ôxit có mùi mạnh Cacbon mônoxit CO Cacbon Nguyên sinh Khí không màu, ôxit không mùi Mêtan CH4 Cacbua Nguyên sinh Khí không màu, hyđro không mùi Benzen C6H6 Cacbua Nguyên sinh Chất lỏng với hyđro mùi vị ngọt Ôzôn O3 Chất Thứ sinh Khí màu xanh oxihoá xám với mùi vị quang ngọt hoá
- • Bao gồm: Các loại ôxit (NOx, CO,CO2, H2S, các khí halogen…), • các phần tử lơ lửng (hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật…), • các loại hạt bụi nặng (bụi đất đá, bụi kim loại…), • các khí quang hoá (ôzôn, FAN, FB2N…), • các khí thải có tính phóng xạ, • nhiệt, • tiếng ồn.
- * Trong đó, những chất nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC. - Cacbon điôxyt: với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh. Khi lượng CO2 tăng vượt quá mức cho phép sẽ là một trong những tác nhân quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
- - Sunfua điôxyt SO2: Có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa, đốt nhiên liệu than, dầu mỏ,…Loại khí này rất độc hại đối với sức khoẻ con người (phổi, hô hấp), gặp hơi nước và mưa thì tạo nên mưa axit. - Cacbon mônoôxyt (khói xe máy) CO: độc hại với người và động vật, ở nồng độ 250ppm CO có thể gây tử vong cho người.
- - Nitơ ôxit NOx: được sản sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và là khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính - Clorofluoro cacbon (CFC): được sử dụng nhiều trong công nghiệp và thiết bị làm lạnh; là một trong những nguyên nhân làm lớp ôzôn của Trái đất bị mỏng dần. - Mêtan và Hyđro sunfua: gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ Trái đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn giao thông và công nghiệp - Khái niệm tiếng ồn Tiếng ồn là loại âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. - Nguyên nhân gây nên tiếng ồn: do các hoạt động công nghiệp, nhưng chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải
- • Ảnh hưởng : quấy rầy giấc ngủ, ảnh hưởng tới thính giác, tác động xấu tới tinh thần và hiệu quả làm việc của con người. • Biện pháp: giảm tiếng ồn tại nguồn ồn( bộ phận giảm âm), trồng cây xanh hút âm tốt, thành lập vành đai ngăn tiếng ồn xung quanh khu công nghiệp, ban hành luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.
- III. Tác hại của ô nhiễm không khí 1. Ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người - Tác động qua đường hô hấp, trực tiếp lên mắt và da. - Các loại bệnh: ngạt thở, viêm phù phổi, ho, hen suyễn, lao phổi, ung thư… - Ô nhiễm môi trường không khí ở khu công nghiệp Thượng Đình tác động tới sức khoẻ con người
- Địa phương (xã, Tỉ lệ % số người mắc bệnh trên tổng số phường, nhà người được khám máy) Viêm Viêm Ho Viêm phế mũi dị thường hô hấp quản ứng xuyên dưới mãn tính Thượng Đình 8,9 13,8 17,9 9,1 Khương Đình 6,8 12,3 14,8 6,6 Thanh Xuân 5,9 15,0 13,9 13,6 Nhân Chính 4,6 5,6 10,2 4,9 Cao su SV 14,8 16,1 51,5 26,4 Xà phòng 14,8 18,7 58,4 18,4 Định Công 1,2 4,6 1,4 0,7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Ô nhiễm không khí
42 p | 1595 | 462
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí: Phần 1
24 p | 445 | 74
-
Bài giảng Môi trường: Ô nhiễm không khí
50 p | 315 | 66
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí - ThS.BS. Phan Thị Trung Ngọc
87 p | 224 | 53
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí: Phần 2
35 p | 177 | 49
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí & tiếng ồn: Chương 1
52 p | 198 | 40
-
Bài giảng môn Môi trường đô thị: Ô nhiễm không khí – kiểm soát ô nhiễm không khí - ThS. Đặng Nguyễn Thiên Hương
26 p | 233 | 37
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí: Phần 3
7 p | 181 | 31
-
Bài giảng Vệ sinh không khí
53 p | 155 | 19
-
Bài giảng Tác động của các chất ô nhiễm không khí - Huỳnh Ngọc Anh Tuấn
38 p | 91 | 14
-
Bài giảng Hóa học môi trường không khí - Chương 4: Các chất ô nhiễm không khí vô cơ (TS. Nguyễn Nhật Huy)
39 p | 33 | 7
-
Bài giảng Hóa học môi trường không khí - Chương 2: Nguồn gốc và tác hại của các chất ô nhiễm không khí (TS. Nguyễn Nhật Huy)
64 p | 35 | 7
-
Bài giảng Xử lý ô nhiễm không khí – Lê Thị Thái Hà
50 p | 44 | 7
-
Bài giảng Hóa học môi trường không khí - Chương 5: Các chất ô nhiễm không khí hữu cơ (TS. Nguyễn Nhật Huy)
35 p | 27 | 6
-
Bài giảng Môi trường không khí: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
0 p | 66 | 3
-
Bài giảng Môi trường không khí: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh (tt)
0 p | 79 | 1
-
Bài giảng Môi trường không khí: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
0 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn