Bài giảng Ô nhiễm tiếng ồn và kiểm soát - Th.S Nguyễn Xuân Cường
lượt xem 42
download
Mời các bạn cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản của âm thanh; ô nhiễm tiếng ồn; sự lan truyền tiếng ồn; cấu trúc và vật liệu âm học; kiểm soát tiếng ồn được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Ô nhiễm tiếng ồn và kiểm soát" của Th.S Nguyễn Xuân Cường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ô nhiễm tiếng ồn và kiểm soát - Th.S Nguyễn Xuân Cường
- ĐẠI HỌC HUẾ PHÂN HIỆU ĐHH TẠI QUẢNG TRỊ TH.S. NGUYỄN XUÂN CƯỜNG BÀI GIẢNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ KIỂM SOÁT (NOISE POLLUTION AND CONTROL) Bộ môn: Công nghệ kỹ thuật môi trường ĐÔNG HÀ, 2012
- MỤC LỤC Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ÂM THANH ..................................3 1.1. Sóng âm ................................................................................................................3 1.2. Tần số, bước sóng, biên độ...................................................................................3 1.3. Mức áp suất âm, mức cường độ âm .....................................................................5 1.3.1. Mức áp suất âm..............................................................................................5 1.3.2. Mức cường độ âm (I) và công suất âm (W) ..................................................7 1.4. Mức to, độ to ........................................................................................................7 1.4.1. Mức to ( đơn vị: Fôn) ....................................................................................7 1.4.2. Độ to (Đơn vị: Sôn) .......................................................................................8 1.4.3. Dải tần số âm .................................................................................................9 Chương 2. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ................................................................................12 2.1. Khái niệm tiếng ồn .............................................................................................12 2.2. Các tiêu chuẩn về tiếng ồn..................................................................................12 2.3. Các loại tiếng ồn .................................................................................................12 2.4. Tác hại của tiếng ồn............................................................................................15 2.5. Quan trắc và đánh giá tiếng ồn ...........................................................................16 2.5.1. Quan trắc tiếng ồn .......................................................................................16 2.5.2. Đánh giá tiếng ồn.........................................................................................20 Chương 3. SỰ LAN TRUYỀN TIẾNG ỒN..................................................................26 3.1.Truyền âm ngoài trời ...........................................................................................26 3.2. Truyền âm qua dải cây xanh...............................................................................29 3.3. Truyền âm qua màn chắn và định luật khối lượng .............................................30 3.3.1. Các giai đoạn tổn thất âm qua màn chắn.....................................................30 3.3.2. Định luật khối lượng....................................................................................31 3.4. Tổn thất tiếng ồn thực tế.....................................................................................34 3.5. Tổng mức âm của nhiều nguồn điểm .................................................................35 Chương 4. CẤU TRÚC VÀ VẬT LIỆU ÂM HỌC ......................................................37 4.1. Vật liệu hút âm ...................................................................................................37 4.2. Cơ chế hút âm của các vật liệu dạng sợi ............................................................39 4.3. Vật liệu cách âm .................................................................................................39 Chương 5. KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN............................................................................41 5.1. Kiểm soát tiếng ồn trong nhà..............................................................................41 5.2. Kiểm soát tiếng ồn ngoài trời .............................................................................42 5.2.1. Quy hoạch kiến trúc.....................................................................................42 5.2.2. Biện pháp công trình ...................................................................................42 5.2.3. Biện pháp quản lý và giáo dục ....................................................................43 5.3. Tiếng ồn các thiết bị ...........................................................................................43 5.4. Kiểm soát tiếng ồn công nghiệp .........................................................................43
- Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ÂM THANH Âm thanh (Sound, Acoutics) là sự giao động áp lực di chuyển xuyên qua môi trường (vật liệu) mà tai người có thể cảm nhận được. Âm thanh được tao ra từ sự rung động bề mặt hoặc chuyển động hỗn loạn của dòng lưu. Con người có thể nghe thấy âm có tần số từ 16 đến 20.000 Hz. Trên mức đó gọi là sóng siêu âm, dưới gọi là hạ âm, hai sóng này tai người không nghe được. Đơn vị âm thanh phổ biến là Decibel (đề xi ben) (dB), là bội số 10 của Bel (lấy tên nhà bác học Amfed Bel (1dB = B/10). Mức dB = 0 là ngưỡng tai người nghe được, tăng 10dB thì âm thanh (cảm giác) tăng gấp đôi. Âm thanh có hai đặc trưng cơ bản, đó là: vật lý và sinh học. 1.1. Sóng âm Sóng âm là một loại sóng cơ có biên độ dao động nhỏ (tạo ra âm) mà thính giác nhận biết được. Một áp suất âm đơn giản nhất (tần số nhất định) tạo ra một sóng hình sin như sau: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào môi trường truyền. Trong điều kiện chất khí lý tưởng, hàm tốc độ phụ thuộc vào nhiệt độ của khí. c = ( gc.γ .RT )1 / 2 Trong đó: gc là hệ số chuyển đổi, 1gc = 1kg.m/N.s2 γ : tỉ số nhiệt riêng R: hằng số khí, R= 287J/kg.K (K là độ Kevin) T: Nhiệt độ tuyệt đối, K hoặc 0R Tốc độ truyền âm trong không khí ở 200 C khoảng 340 m/s; nước 1.450m/s. 1.2. Tần số, bước sóng, biên độ - Bước sóng (Wavelenght, λ) là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng đơn (hoặc hai cấu trúc lặp lại của sóng).
- λ = c/f = c.T - Tần số (Frequency, f) là số lần lặp lại sóng điều hòa - simple harmonic wave (sóng hình sin) trong 1s. Đơn vị tần số là Hz – số lần lặp lại trong 1s (1Hz = 1/s, 1 lần trong 1 giây). 2π f = 1/T; f = c/ λ ; k = Trong đó: λ c: vận tốc truyền sóng (m/s); F: tần số (1/s); λ : bước sóng (m); k là số lượng sóng trong một khoảng cách nhất định. - Biên độ (Amplitude): là biên độ áp suất lớn nhất (PM), biên độ áp suất căn bậc hai trung bình (Root Mean Square: rms) Prms, có đơn vị là Pascal (Pa). Prms = 0,707 PM Biên độ dao động là độ dời lớn nhất của các phần tử so với vị trí cân bằng. Biên độ dao động thể hiện độ mạnh, yếu của âm thanh. Biên độ càng lớn, âm thanh càng mạnh. - Chu kì (Period, T): thời gian cần thiết truyền được một khoảng cách = 1 bước sóng (chu kì sóng), T = 1/f. Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện biên độ và bước sóng [9]
- Ví dụ tính toán: Sóng có tần số 250 Hz truyền trong môi trường không khí tại 25 độ C. Hằng số riêng không khí là 287 J/kg.K; tỉ số nhiệt riêng là 1,4. Xác định tốc độ truyền âm, bước sóng và số bước sóng? 1.3. Mức áp suất âm, mức cường độ âm 1.3.1. Mức áp suất âm - Áp suất âm (Acoustic Pressure) là chênh lệch giữa áp suất âm và áp suất khí quyển. Hình 1.2: Biểu đồ áp suất âm 1. yên tĩnh, 2. âm thanh nghe thấy, 3. áp suất khí quyển, 4. áp suất âm tức thời Áp suất âm thường được dùng là rms (root mean square: căn bậc hai của bình quân tổ hợp số, hay gọi là áp suất trung bình) và Prms tức là P . 2 Ta có P = P max (Pmax chính là biên độ của sóng) 2 Công thức tính áp suất: P = ρ .c.u (u là vận tốc tức thời – vận tốc giao động các phần tử) Trong đó: P = Zs.u (Zs là trở kháng âm riêng – Pa.s/m; u là vận tốc tức thời – vận tốc giao động của các phần tử) Zs = ρc / gc ( ρ là mật độ hạt hay mật độ môi trường; c là vận tốc truyền âm; gc là đơn vị chuyển đổi, 1gc = 1kg.m/N.s2; Zs là kháng trở điển hình) - Mức áp suất âm (dB): Weber Fechner phát hiện rằng cảm giác âm thanh của tai không tỷ lệ bậc nhất với năng lượng kích thích mà đúng hơn với Logarit của nó. Đó chính là cơ sở của một đơn vị đánh giá âm thanh mới theo thang Logarit gọi là mức âm. Lp =10lg(Prms/Pref)2 = 20lg(Prms/Pref) = 20lgPrms – 20lgPref . Trong đó:
- Prms là áp suất toàn phương trung bình (Pa); Pref (Po) là áp suất âm đối chiếu (áp suất âm nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được), Pref = 2.10-5 N/m2 = 2.10-5Pa [9, trang 29] Lp cũng có thể được tính theo công thức thực nghiệm sau [9]: Lp = 20lgPrms + 94 (dB) - Mức áp suất âm theo đặc tính A (A – weighted sound pressure level): LpA = 10lg(PA/Pref)2 (dBA) Trong đó: pA là áp suất toàn phương trung bình theo đặc tính A, Pa; - Mức áp suất âm theo %: Là mức áp suất âm theo đặc tính A được đo khi dùng đặc tính thời gian “F” khi vượt N% của khoảng thời gian đo đạc. Ký hiệu là LAN,T. Ví dụ: LN95,1h là mức âm theo đặc tính A vượt 95% trong 1 giờ. - Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A (dB): Là giá trị mức áp suất âm theo đặc tính A của âm thanh liên tục, ổn định trong khoảng thời gian T (mức áp suất trung bình trong khoảng thời gian, LAeq,T): Trong đó: + LAeq,T là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A (dBA) được xác định trong khoảng thời gian T, bắt đầu từ t1 và kết thúc ở t2 (T = t2 – t1). + PA (t) là mức áp suất âm tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh. + P0 (Prms) là áp suất âm đối chiếu.
- LAeq,T được dùng để đánh giá tiếng ồn môi trường hoặc tiếp xúc nghề nghiệp. 1.3.2. Mức cường độ âm và công suất âm a. Cường độ âm (Acoustic Intensity) Cường độ âm ở một điểm nào đó trên phương đã cho trong trường âm là tổng năng lượng âm thanh đi qua một đơn vị diện tích bề mặt S vuông góc với phương truyền âm, tại điểm đó trong một đơn vị thời gian. P P 2 rms - Đối với sóng phẳng: I = (I = ) W/m2(J/m2.s) (C là vận tốc truyền sóng) ρC ρC - Đối với sóng cầu: I = W/4πr2 (W/m2) (W là công suất âm) Sóng truyền qua qua không gian chủ yếu là sóng hình cầu b. Công suất âm (Sound Power, Acoustic Power, P) Công suất âm là tổng năng lượng âm thanh phát ra từ một nguồn trong một khoảng thời gian, đơn vị Watts. P = I.A (A là diện tích) 1.4. Mức to, độ to Mức to, độ to của âm thanh là sức mạnh cảm giác do âm thanh gây nên trong tai người, nó phụ thuộc vào áp suất & tần số của âm. Tần số càng thấp thì tai người càng khó nghe thấy. 1.4.1. Mức to (Fôn) Cảm giác to nhỏ khi nghe âm thanh của tai người được đánh giá mức to & xác định theo phương pháp so sánh giữa âm cần đo với âm tiêu chuẩn.
- Fon có giá trị bằng mức áp suất âm của âm chuẩn có cùng mức to với âm đó. Dùng tai người để nghe và so sánh mức to. Âm chuẩn là âm anh dao động hình sin sóng phẳng và tần số 1.000Hz. Ví dụ, âm thanh A có tần số 200Hz có mức âm thanh là 50dB và nghe tương đương âm thanh (mức to – cảm giác tai người) có tần số 1000Hz và mức âm là 60dB, lúc đó độ to (Fôn) của âm thanh A là 60. - Với âm tiêu chuẩn: Mức to ở ngưỡng nghe là 0 Fôn, ngưỡng chói tai là 120 Fôn. - Cùng 1 giá trị áp suất âm, âm tần số càng cao => mức to càng lớn. Bằng phương pháp thực nghiệm người ta vẽ được biểu đồ đường mức to (Fôn) Hình 1.3: Biểu đồ các đường đồng mức to (Nguồn: ISO 226, 1987a; D.W. Robinson & Dadson, 1956) 1.4.2. Độ to (Sôn) Khi so sánh âm này to hơn âm kia bao nhiêu lần ta dùng khái niệm "độ to". Đó là một đơn vị chủ quan do cảm nhận cường độ âm. Độ to là 1 thuộc tính của thính giác, cho phép phán đoán tính chất mạnh yếu của âm thanh. Giá trị 1 Son = Âm tần số là 1.000Hz và mức âm là 40 dB. Âm 5.000 Hz có mức âm cũng là 40 dB nhưng tai nghe thấy to gấp đôi âm trên thì nó được đánh giá là âm có độ to 2 Son. Mối liên hệ giữa Sôn & Fôn như sau:
- S = 2 0,1( F −40 ) (Từ CT Log10S = 0.03 (F - 40) Như vậy, nếu mức to của 1 âm = 40F => độ to của âm đó S = 1 Sôn. Khi mức to tăng 10F (hoặc 10dB tại 1 kHz) thì độ to tăng gấp 2. 1 Son = 40 Fon, tương ứng tần số 1 kHz và 40dB. 1.4.3. Dải tần số âm Thông thường, để đánh giá âm, người ta chỉ sử dụng mức âm tổng cộng mà không phân tích chúng theo các tần số. Thực tế thì việc phân tích âm thanh trên mỗi tần số trong phạm vi 20hz – 20.000 hz là rất phức tạp và nhiều khi không cần thiết. Vì vậy, để thống nhất, ISO đề nghị sử dụng các dãy tần số âm tiêu chuẩn khi nghiên cứu âm thanh cũng như khi chế tạo các thiết bị đo. Mỗi dãy tần số được xác định bởi tần số giới hạn dưới f1 và tần số giới hạn trên f2. Khi đó bề rộng của dãy tần số được xác định: ∆ f = f2 – f1 Khi chọn một dãy tần số nghiên cứu, bộ lọc tần số chỉ cho năng lượng âm thanh của các tần số nằm giữa phạm vi của hai tần số giới hạn xác định của dãy này đi qua. Có ba dãy tần số âm chính: Dãy tần số 1 octave thường được sử dụng trong nghiên cứu tiếng ồn các khu dân cư, trong thành phố và trong phòng. Dãy tần số 1/3 octave thường được sử dụng trong nghiên cứu cách âm của các kết cấu nhà cửa. Dãy tần số 1/2 octave ít được sử dụng. Tai người không phản ứng đồng thời với độ tăng tuyệt đối của tần số âm thanh mà theo mức tăng tương đối của nó. Khi tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm tăng lên 1 tông , gọi là 1 octave tần số. Người ta chia tần số âm thanh ra thành nhiều dải, trong đó giới hạn trên (f2) của lớn gấp đôi giới hạn dưới (f1) hay 1 octave tương ứng f2/f1 = 2. Dải nửa octave f2/f1 3 = 2 ; dải 1/3 = 2
- Hình 1.4: Các dải 1 octave và 1/3 octave Toàn bộ dải tần số âm thanh mà tai người nghe được chia ra làm 11 octave tần số và có giá trị trung bình là 31,5; 63; 125; 250; 500; 1000; 2000; 4000; 8000; 16.000. Tiêu chuẩn cho phép của tiếng ồn được quy định ở 8 octave : 63; 125; 250; 500; 100; 200; 400; 800. Bảng 1.1: 8 octave cho phép Các máy đo độ ồn, mức to của âm (đơn vị là dBA) là mức cường độ âm chung của tất cả các dải octave tần số đã qui định về tần số 1000Hz. Ta gọi âm thanh đó là dBA là âm thanh tương đương. Đọc thêm: Âm thanh và cảm giác nghe của tai người Tần số âm thanh mà con người nghe được không nguy hại: 16Hz – 16.000Hz [Randall F. Barron] và mức âm nghe được là 16Hz – 20.000Hz (0 – 120dB). Mức thấp (sóng hạ âm - infrasound) hoặc cao hơn (sóng siêu âm - ulfrasound) khoảng đó, con người không nghe được. Mức âm thanh chuẩn thường (âm nhạc) là 440Hz. Áp suất âm, mức âm của một số nguồn ồn [WHO]
- Chương 2. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 2.1. Khái niệm tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh khó chịu hoặc có hại cho con người. Tiếng ồn có tính chủ quan nhất định. 2.2. Các tiêu chuẩn về tiếng ồn Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn môi trường (QCVN 26:2010/BTNMT) (theo mức âm tương đương), dBA TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ 1 Khu vực đặc biệt 55 45 2 Khu vực thông thường 70 55 Khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác. Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính. 2.3. Các loại tiếng ồn Các nguồn ồn chính bao gồm: - Nguồn ồn công nghiệp, xây dựng: tiếng ồn từ hoạt động các nhà máy, nhà xưởng, xây dựng… - Nguồn ồn giao thông: tổng hợp tiếng ồn do các chi tiết và vận động của phương tiện gây ra.
- - Nguồn ồn sinh hoạt: bao gồm kinh doanh, công cộng… Các loại tiếng ồn: - Tiếng ồn cơ khí: tiếng ồn phát sinh do rung ở máy, thiết bị hoặc do va đập các chi tiết của chúng. Công thức xác định mức công suất ồn: W = ρcS (v 2 )σ rad W: Mức công suất âm (watt) ρ : Mật độ không khí (kg/m3) c: Tốc độ âm thanh (m/s) σ rad : Hiệu ứng bức xạ S: Diện tích bề mặt rung v: vận tốc rung - Tiếng ồn khí động: tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển động của các chất khí hoặc của vật chuyển động trong khí với vận tốc khí hoặc sinh ra do sự chảy của các chất lỏng hay sự phun chất cháy trong vòi phun. - Tiếng ồn điện từ: tiến ồn phát sinh do dao động của các chi tiết trong thiết bị cơ điện chịu ảnh hưởng của lực điện từ biến đổi. - Tiếng ồn thủy động (Fluid Noise): Tiếng ồn phát sinh trong các quá trình chuyển động của chất lỏng. Thông thường tiếng ồn phát sinh do vật liệu rắn có hình bánh xe hoặc chân vịt của thuyền tác động vào chất lỏng. Tốc độ dòng chảy quyết định đến công suất âm, nếu tăng gấp đôi tốc độ dòng chảy, W tăng 18 – 24 dB. Để giảm tốc độ dòng chảy, cần dùng thiết bị khuếch tán (diffusers) hoặc tấm ngăn cản hạn chế dòng chảy. Mô tả một số thiết bị gây ồn trong công nghiệp [8]: - Tiếng ồn máy hàn xì (Gas Jets): Mức công suất ồn cách 1m của thiết bị xả hơi có thể đạt đến 105dB. - Quạt thông gió và quạt hút (Ventilator and Exhaust Fans): Biên độ mức công suất âm rất rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Thiết bị nén (Compressors): Hầu hết các máy nén đều có công suất ồn lớn. Độ ồn mỗi lần nén (đóng, đập) có thể lên đến 105 dBA.
- - Mô tơ điện (Electric Motors): Bộ phận phát sinh nguồn ồn chủ yếu từ cánh quạt, tùy theo công suất máy sẽ phát sinh độ ồn khác nhau. Độ ồn mô tơ điện có thể đạt 106dBA. - Máy cưa xẻ gỗ (Woodworking Machines): Độ ồn phát sinh, độ rung ở các thiết bị cắt, nghiền; độ ồn do nguyên nhân khí động lực (ở các thiết bị quạt); độ ồn ở thiết bị quạt bụi, ống loại bỏ mùn cưa. Độ ồn có thể đạt đến 106dB. - Thiết bị khí nén (Pneumatic Tools): Bao gồm, máy khoan, súng bắn hơi, búa hơi, máy phá bê tông… Cơ chế phát sinh ồn: sự tác động giữa máy và bề mặt (bao gồm cả việc truyền rung); việc xả khí nén; cấu trúc bên trong thiết bị. Độ ồn của thiết bị khí nén cầm tay có thể đạt đến 110dB. Bảng 1.2: Mức ồn tiêu biểu các ngành công nghiệp ở Singapor [Tan Kia Tang 1995]
- Bảng 1.3: Mức ồn trung bình (LAeq) (đo trong 8 h) và mức ồn cực đại (LCpeak) ở các khu vực công nghiệp [(Pekkarinen, Starck 1987] 2.4. Tác hại của tiếng ồn Theo EPA, năm 1991 có khoảng 9 triệu công dân Mỹ bị phơi nhiễm thường xuyên với mức ồn trung bình 85 dB(A) trở lên và tăng lên 30 triệu người vào 1990. Con số ngày ở Đức là 12 – 15% dân số, tương đương 4 – 5 triệu người [9].
- Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 phương diện: - Tác động về mặt cơ học; - Tác động về mặt sinh học; - Tác động lên các hoạt động xã hội; Tiếng ồn có tác động xấu đối với con người, thể hiện: - Quấy rầy giấc ngủ - Tác dụng đối với thính giác Liệt kê một số khoảng giá trị mức ồn có ảnh hưởng tới thính giác [9]: + Mức phơi nhiễm tiếng ồn của công nhân từ 85 – 90 dB (f ~3.000Hz) trong một thời gian dài (30 – 40 năm) là có thể gây mất thính giác. Khuyến cáo, mức tiếp xúc tối đa của công nhân nơi làm việc là 85dB trong 8h/ngày. + Giảm 3 – 5 dB, thời gian phơi nhiễm cho phép có thể tăng gấp đôi. + Mức ồn tối đa bất thường (impulses noise) mà tai người có thể chịu đựng được là 140dB, tại mức này con người có thế chịu đựng được 100 lần/ngày; tại mức 130dB là 1.000 lần/ngày; 120dB là 10.000 lần/ngày. - Tác dụng đối với thông tin; - Tác dụng đối với thể lực, đối với tâm thần và hiệu quả làm việc của con người. 2.5. Quan trắc và đánh giá tiếng ồn 2.5.1. Quan trắc tiếng ồn (28/2011/TT-BTNMT) a. Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn - Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành; - Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn; - Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn; - Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian; - Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn; - Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.
- b. Thông số quan trắc - LAeq mức âm tương đương; - LAmax mức âm tương đương cực đại; - LAN,T mức phần trăm; - Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp); - Cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông). c. Thời gian và tần suất quan trắc: - Tần suất quan trắc tiếng ồn, tối thiểu phải là 04 lần/năm. - Thời gian quan trắc: + Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu; + Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc; d.Thiết bị quan trắc Yêu cầu chung của thiết bị quan trắc: - Theo TCVN 5964:1995; - Có kèm theo bộ phân tích tần số. - Được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị. e. Phương pháp quan trắc (TCVN 5964:1995 và TCVN 5965:1995) Các phép đo âm thanh chính: - Đo phân tích mức âm thanh theo tần số - Đo mức âm tổng cộng về năng lượng theo các thang hiệu chỉnh gần đúng về cảm giác âm thanh của cơ quan thính giác người. - Đo tích lũy theo từng khoảng thời gian để xác định trị số trung bình năng lượng âm thanh, hay còn gọi là mức âm tương đương - Ghi lại mức áp suất âm ( trên băng giấy) hoặc ghi lại âm thanh trên băng, đĩa và hiển thị âm thanh. - Đo thời gian âm vang của phòng và chất lượng cách âm của các kết cấu. - Đo các tính năng âm học của vật liệu …
- Các phép đo âm thanh đều sử dụng một máy đo mức âm có cơ sơ đồ giới thiệu trên hình dưới đây Mạch hiệu chỉnh A, B, C dB Microphon Khuyếch đại Khuyếch đại Kim đo Bộ lọc - Các phép đo ngoài trời: Giảm phản xạ âm đến tối thiểu, cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất. - Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng: Cách tòa nhà khoảng 1-2m và cách mặt đất từ 1,2-1,5m. - Các phép đo tiếng ồn giao thông: + Độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất [QCVN]; cách trục đường ít nhất 7,5m [1] + Phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu; + Phải tránh các nguồn tiếng ồn gây nhiễu ảnh hưởng tới phép đo. - Các phép đo trong nhà: + Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét; Phòng kinh doanh karaoke thì đo tại cửa sổ, cửa phòng. + Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999). - Đo tiếng ồn ổn định và không ổn định: + Tiếng ồn ổn định có độ biến âm không quá 5dB, thường sử dụng phép đo chậm + Tiếng ồn không ổn định, thường sử dụng phép đo nhanh Tìm hiểu thêm: Các máy đo âm thanh
- - Máy đo đảm bảo tiêu chuẩn: IEC 60651: Standard for Sound Level Meters IEC 60804: Standard for Integrating Sound Level Meters ANSI S1.4: Standard for Sound Level Meters ANSI S1.43: Standard for Integrating Sound Level Meters - Đặc điểm chính của máy đo âm hiện nay: + Đạt tiêu chuẩn: thường là IEC 651 loại I, II hoặc IEC: 61672-2002 (TCVN 6775:2000), IEC: 61260-1995 + Máy đo: có phân tích dải âm (Integrating Sound Analyzer: thường là dải 1/1 và 1/3 octave) hoặc không (Intergrating Sound Level Meter/ Sound level meter): + Các giá trị đo: Lp, LA/LC, LAeq, LAE (mức áp suất âm tiếp xúc), LAmax, LAmin, LAN, Lpeak, LCpeak, LAtm5, LAI, LAieq ... + Thời gian đo: 10 giây, 1, 5, 10, 15, 30 phút, 1, 8, 24 giờ hoặc chỉnh bằng tay (tối đa 200 giờ). + Thang đo (weighting): A; C; Z; Flat Vd1: A: 30 - 80dB; C : 50-100dB; Flat: 80-130dB; Vd2: (A): 28 - 30dB, (C): 36 - 130dB, (Z): 40 - 130dB, (Cpeak): 55 - 141dB, (Zflatpeak): 60 - 141dB + Thang tần số đo: Thang tần số rộng: 10Hz - 20kHz - Hiệu chỉnh mức A, B, C, D: Mục đích của máy đo âm thanh là phản ánh đúng cảm giác của tai người. Tuy nhiên máy (microphon) nhạy cảm với mọi tần số âm thanh, còn tai người cảm thụ bằng chức năng sinh lý (Fon), phụ thuộc rất nhiều vào tần số âm. Do đó cần phải đưa vào máy các mạch hiệu chỉnh tương ứng với đường đồng mức to gần mức khảo sát nhất. Để đơn giản hóa, người ta chia các đường đồng mức to thành ba vùng và xác định một đường trung bình cho mỗi vùng đó (ở tần số 1000Hz). - Vùng A: các đường đồng mức to từ 0 đến 40dB - Vùng B: từ 40 đến 70 dB - Vùng C: trên 70dB Như vậy, ta có các mạch hiệu chỉnh A, B, và C tương ứng kết quả đo mức âm được biểu diễn dB A, dB B và dB C.
- Sau này lại được bổ sung thêm D để xác định âm có tần số cao như máy bay. Vì vậy, để đo âm chính xác thì phải điều hiệu chỉnh A, B, C, D cho tương ứng với âm thanh thực tế như trên. Tuy nhiên, cách đo như vậy quá nhiều phức tạp và nhiều khi không thể thực hiện được. Vì vậy, hiện nay các phép đo, đánh giá trên thế giới và Việt Nam, người ta quy định sử dụng mạch hiệu chỉnh A (dBA) để đánh giá tất cả âm thanh. Mức A cũng phù hợp trong việc đánh giá tổn thương thính giác do tiếng ồn gây ra. 2.5.2. Đánh giá tiếng ồn a. Đánh giá tiếng ồn môi trường QCVN 26:2010/BTNMT quy định tiếng ồn hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. (theo mức âm tương đương), dBA TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ 1 Khu vực đặc biệt 55 45 2 Khu vực thông thường 70 55 Theo TCXDVN 175:2005 “Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định: - Đánh giá tiếng ồn nơi công cộng theo 02 cách: Leq (dBA) đối với phòng thông thường; Theo đường NR (noise rating) - Phòng được xem là đạt yêu cầu khi: Leq nhỏ tiêu chuẩn và đường NR thực tế không có điểm nào nằm cao hơn đường NR tiêu chuẩn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng ô nhiễm tiếng ồn
14 p | 1286 | 323
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn
7 p | 325 | 80
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 2
4 p | 298 | 77
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 3
11 p | 262 | 76
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 5
0 p | 240 | 69
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm phóng xạ 1
9 p | 262 | 68
-
BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ part 6
0 p | 277 | 63
-
Giáo trình Ô nhiễm không khí: Phần 2 - Đinh Xuân Thắng
175 p | 226 | 60
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm tiếng ồn 2
8 p | 224 | 58
-
Bài giảng ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm tiếng ồn - Phần ô nhiễm tiếng ồn 1
7 p | 201 | 56
-
Bài giảng Tích hợp liên môn: Chống ô nhiễm tiếng ồn
30 p | 367 | 48
-
Bài giảng Ô nhiễm không khí & tiếng ồn: Chương 1
52 p | 196 | 40
-
Bài giảng Môi trường đại cương - ThS. Trịnh Ngọc Đào
18 p | 232 | 37
-
Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2: Công nghệ môi trường không khí
74 p | 162 | 37
-
Bài giảng Công nghệ môi trường: Chương 3 - GS.TS Đặng kim Chi
72 p | 138 | 23
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Phần 2
29 p | 106 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn