Bài giảng Phân tích kinh doanh - ĐH Lâm Nghiệp
lượt xem 9
download
Bài giảng Phân tích kinh doanh là môn học trong khung chương trình đào tạo của các ngành khối kinh tế của trường Đại học Lâm Nghiệp. Mục tiêu của môn học nằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổng hợp, tính toán, phân tích các vấn đề về yếu tố nguồn lực: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích kinh doanh - ĐH Lâm Nghiệp
- THS. VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG THS. TRẦN HOÀNG LONG PH¢N TÝCH KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
- THS. VÕ THỊ PHƯƠNG NHUNG, THS. TRẦN HOÀNG LONG BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH KINH DOANH............ 3 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích kinh doanh .......................................................3 1.1.1. Khái niệm phân tích kinh doanh ............................................................................. 3 1.1.2. Đối tượng phân tích kinh doanh ............................................................................. 4 1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích kinh doanh ......................................................... 5 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích kinh doanh ............................................ 6 1.2. Các phương pháp phân tích kinh doanh ................................................................8 1.2.1. Phương pháp so sánh .............................................................................................. 8 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết .............................................................................13 1.2.3. Phương pháp loại trừ.............................................................................................15 1.2.4. Phương pháp tương quan hồi quy ........................................................................19 1.2.5. Phương pháp liên hệ ..............................................................................................21 1.3. Tổ chức phân tích kinh doanh ............................................................................. 22 1.3.1. Khái quát chung về tổ chức phân tích kinh doanh..............................................22 1.3.2. Các loại hình phân tích kinh doanh .....................................................................23 1.3.3. Quy trình tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ............................................25 Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP........ 27 2.1. Phân tích môi trường kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp................................................................................................................ 27 2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp .........................................27 2.1.2. Phân tích thị trường ...............................................................................................28 2.1.3. Chiến lược kinh doanh...........................................................................................30 2.2. Phân tích kết quả sản xuất ................................................................................... 31 2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất................................................................................31 2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng sản xuất .................................................................36 2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng...............................................36 2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm ............................................................................38 Chương 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT....... 49 3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động.................................................................. 49 3.1.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động ..................................................50 3.1.2. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu .............................................................52 I
- 3.1.3. Phân tích tình hình phân bổ lao động ..................................................................54 3.1.4. Phân tích sử dụng thời gian lao động ..................................................................55 3.1.5. Phân tích năng suất lao động................................................................................57 3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.........................................................62 3.2.1. Tài sản cố định và yêu cầu phân tích ...................................................................62 3.2.2. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ .......................................................................62 3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định .....................................................................63 3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ ........................................................................65 3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của thiết bị sản xuất ...............................66 3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư .......................................................................69 3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư .....................................................................70 3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư...........................................................................74 3.3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư........................................................................76 Chương 4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .....82 4.1. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh .................................................................82 4.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh ...........................................................82 4.1.2. Phân loại chi phí sản xuất .....................................................................................83 4.1.3. Phân tích chi phí sản xuất .....................................................................................84 4.2. Phân tích tình hình thực hiện giá thành ...............................................................90 4.2.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa91 4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được 92 4.2.3. Phân tích một số khoản mục chủ yếu trong giá thành sản phẩm ......................98 Chương 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN......................106 5.1. Phân tích tình hình tiêu thụ.................................................................................106 5.1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ ................................................. 106 5.1.2. Phân tích độ co dãn cung cầu ............................................................................ 106 5.1.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ .......................................... 108 5.1.4. Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hòa vốn ........................... 111 5.1.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu ................ 114 5.1.6. Phân tích kỳ hạn tiêu thụ sản phẩm................................................................... 115 5.2. Phân tích lợi nhuận .............................................................................................116 5.2.1. Khái niệm, ý nghĩa .............................................................................................. 116 5.2.2. Nội dung cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp ............................................ 117 5.2.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận doanh nghiệp ......................................... 119 II
- 5.2.4. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ...................................................124 5.2.5. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.......................126 5.2.6. Phân tích tỷ suất lợi nhuận..................................................................................127 Chương 6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ........130 6.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...130 6.1.1. Mục đích, ý nghĩa phân tích tình hình tài chính ................................................130 6.1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính .............................................................131 6.2. Tài liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính .................................................. 132 6.3. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ............................................... 134 6.3.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................................134 6.3.2. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn ..........................................................138 6.3.3. Đánh giá mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính ............................................147 6.3.4. Đánh giá tình hình thừa thiếu vốn ......................................................................149 6.3.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................151 6.3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ..........................................................................154 6.3.7. Đánh giá khả năng thanh toán thông qua các hệ số cơ bản............................158 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................162 PHỤ BIỂU.......................................................................................................................163 III
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BH&CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CNSX Công nhân sản xuất CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất DN Doanh nghiệp KD Kinh doanh KQSX Kết quả sản xuất KH Kế hoạch LĐ Lao động NSLĐ Năng suất lao động NVL Nguyên vật liệu PTKD Phân tích kinh doanh PX Phân xưởng SP Sản phẩm TSCĐ Tài sản cố định TH Thực hiện IV
- LỜI MỞ ĐẦU Khi nền kinh tế phát triển, các mối quan hệ kinh tế này sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp, đòi hỏi công tác thu thập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Nhằm đáp ứng nhu cầu về nâng cao chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp các nội dung “Phân tích kinh doanh” được nghiên cứu và tổng hợp phục vụ cho các nhà quản lý và các đối tượng quan tâm. Môn Phân tích kinh doanh là môn học trong khung chương trình đào tạo của các ngành khối kinh tế của trường Đại học Lâm Nghiệp. Mục tiêu của môn học nằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng tổng hợp, tính toán, phân tích các vấn đề về yếu tố nguồn lực: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị sản xuất. Bài giảng môn Phân tích kinh doanh được tổ chức biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy của trường Đại học Lâm nghiệp. Bài giảng bao gồm 6 chương nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên của khối ngành kinh tế thuộc các hệ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên thông trường Đại học Lâm nghiệp. Phạm vi phân tích kinh doanh của bài giảng tập trung vào phân tích hoạt động kinh doanh trong đơn vị sản xuất. Bài giảng Phân tích kinh doanh do tập thể tác giả bộ môn Tài chính kế toán biên soạn, bao gồm: - ThS. Võ Thị Phương Nhung biên soạn chương 2, chương 4 và chương 6; - ThS. Trần Hoàng Long biên soạn chương 1, chương 3 và chương 5. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn tập thể các tác giả đã có nhiều cố gắng để bài giảng đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiến Việt Nam. Tuy nhiên, bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Tập thể tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và sinh viên trong quá trình sử dụng để bài giảng được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả 1
- 2
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH KINH DOANH 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích kinh doanh (PTKD) 1.1.1. Khái niệm phân tích kinh doanh Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản xuất xã hội đã trải qua nhiều phương thức, nhiều thời đại khác nhau, song đều chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Mặc dù đặc điểm kinh tế cũng như trình độ phát triển sản xuất xã hội ở mỗi nơi mỗi thời đại là khác nhau, nhưng dù ở đâu và lúc nào con người cũng luôn tìm kiếm một phương thức hoạt động có trí tuệ hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn nhằm hướng đến một đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Từ nhu cầu đó, con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải quan sát thực tế, phải tích cực tư duy, phải thường xuyên tổng hợp và phân tích các mặt hoạt động của mình. Phân tích kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích hoạt động kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát triển phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt động kinh doanh còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Phân tích kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. Phân tích kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. 3
- Như vậy, phân tích kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh. Từ đó, thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học. Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. 1.1.2. Đối tượng phân tích kinh doanh Phân tích kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài. Những thông tin này thường không có sẵn trong báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình phân tích. Trong điều kiện kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên công tác phân tích được tiến hành chỉ là các phép tính cộng trừ đơn giản. Nền kinh tế ngày càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh doanh ngày càng cao, phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng phát triển với hệ thống lý luận độc lập. Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình nó là một hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Đối tượng của phân tích kinh doanh là: “Đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể”. Phân tích kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với các môn khoa học kinh tế khác như: Các môn kinh tế ngành, thống kê, kế toán, tài chính, kế hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật... Khi tiến hành phân tích phải có sự liên hệ với các môn khoa học khác để nghiên cứu, phân tích được sâu sắc và toàn diện hơn. Nhiều vấn đề khi phân tích không thể tách rời với sự tác động qua lại của các môn khoa học khác. 4
- 1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích kinh doanh 1.1.3.1. Nội dung phân tích kinh doanh Nội dung cơ bản của phân tích kinh doanh bao gồm: - Phân tích kết quả sản xuất trong doanh nghiệp: phân tích quy mô sản xuất, tốc độ tăng trưởng sản xuất, chất lượng sản phẩm...; - Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất: phân tích tình hình sử dụng lao động, tài sản cố định, vật tư...; - Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành...; - Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp; - Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Nhiệm vụ phân tích kinh doanh Để trở thành một công cụ của công tác quản lý hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích kinh doanh có những nhiệm vụ sau: * Kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả kinh doanh đạt được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức... đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu đã xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài quá trình đánh giá trên, phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, thể lệ thanh toán, trên cơ sở pháp lý, luật pháp trong nước và quốc tế. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước tiếp theo, làm rõ các vấn đề cần quan tâm. * Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm các nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó: Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động tới chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu và những nguyên nhân tác động vào nhân tố đó. Chẳng hạn, khi nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu kinh doanh, các nhân tố làm cho doanh thu thay đổi như: sản lượng dịch vụ, chính sách giá thay đổi. Vậy các nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng dịch vụ có thể là nhu cầu của khách hàng 5
- tăng, có thể là do số lượng dịch vụ tăng lên, có thể là việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng do công nghệ phát triển, có thể do doanh nghiệp đầu tư thêm trang thiết bị để mở rộng sản xuất... Còn nhân tố giá thay đổi, có thể là do chính sách của Nhà nước, sự lựa chọn mức cước phí của ngành trong khung Nhà nước quy định thay đổi... * Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả không chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân mà trên cơ sở đó phát hiện ra các tiềm năng cần phải khai thác và những khâu còn yếu kém tồn tại, nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp phát huy hết thế mạnh, khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp. * Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định: Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được tiến độ thực hiện, những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu kiểm tra và đánh giá đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh trên tất cả các góc độ, đồng thời căn cứ vào điều kiện tác động của môi trường bên ngoài hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường để định hướng, để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét, dự báo, dự đoán sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích kinh doanh 1.1.4.1. Khái niệm nhân tố Trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khái niệm nhân tố được thường xuyên sử dụng để chỉ điều kiện tất yếu làm cho quá trình kinh tế nào đó có thể thực hiện đuợc. Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình... và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến. Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng hàng bán ra, giá cả và cơ cấu mặt hàng với cơ cấu mặt hàng có giá bán ra khác nhau. Và các yếu tố kể trên lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nữa. 6
- Trong phân tích, nguyên nhân và kết quả không phải là cố định bởi vì nghiên cứu một hiện tượng kinh doanh, một quá trình kinh doanh nào đó thì cái này có thể là nguyên nhân nhưng khi nghiên cứu một quá trình kinh doanh khác thì nguyên nhân đó lại trở thành kết quả. Có khi nguyên nhân và kết quả hợp với nhau làm cho nguyên nhân biểu hiện thành kết quả và ngược lại. 1.1.4.2. Phân loại nhân tố Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố. Việc xác định nhân tố nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng, quá trình kinh doanh. Tuy vậy vẫn có thể phân các nhân tố như sau : * Theo nội dung kinh tế bao gồm: - Nhân tố thuộc điều kiện kinh doanh (số lao động, vật tư, tiền vốn) các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh; - Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh, các nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng đến sản xuất tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp kinh doanh như: nhân tố giá cả hàng hóa, lượng hàng hóa sản xuất, tiệu thụ... * Theo tính tất yếu của nhân tố bao gồm: - Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Những nhân tố này như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp (giá thành sản phẩm, mức hao phí, thời gian lao động); - Nhân tố khách quan là những nhân tố phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động của một doanh nghiệp có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như: môi trường kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng, luật pháp, chế độ chính trị chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa, giá cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, suất tiền lương tối thiểu hay trung bình... cũng thay đổi theo. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng những nỗ lực của bản thân và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả hoạt động kinh doanh. 7
- * Theo tính chất của nhân tố bao gồm: - Nhân tố số lượng là những nhân tố phản ánh quy mô, điều kiện hoạt động kinh doanh như: số lượng lao động, vật tư, tiền vốn, sản lượng doanh thu... - Nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh như: giá thành một sản phẩm, năng suất lao động... Việc phân tích hoạt động kinh doanh theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng giúp cho việc đánh giá phương hướng, đánh giá chất lượng và giúp cho việc xác định trình tự đánh giá các nhân tố khi sử dụng phương pháp loại trừ trong phân tích hoạt động kinh doanh. * Theo xu hướng tác động của các nhân tố phân ra: - Nhân tố tích cực là những nhân tố có tác động tốt hay làm tăng độ lớn của kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Nhân tố tiêu cực là những nhân tố có tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả hoạt động kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và sự bù trừ về độ lớn của các loại nhân tố tích cực và tiêu cực để xác định ảnh hưởng tổng hợp của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tích cực và tiêu cực giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp để phát huy những nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng hạn chế tới mức tối đa những nhân tố tiêu cực, có tác động xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng cần chú rằng khi phân loại phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, có những nhân tố trong mối quan hệ với chỉ tiêu này là loại nhân tố này, nhưng trong mối quan hệ với chỉ tiêu khác trở thành nhân tố khác. Chẳng hạn: Doanh thu là chỉ tiêu phân tích khi đánh giá, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng lại là chỉ tiêu nhân tố khi phân tích chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích kinh doanh 1.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất 8
- tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: * Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Số liệu của năm trước (năm trước, quý trước, tháng trước): So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng, xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; - Các số liệu dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức): So sánh các số liệu thực hiện với số liệu dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu đề ra; - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng theo hợp đồng đã ký với khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường; - So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu của doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh trang giúp ta đánh giá được mặt mạnh yếu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc có thể là chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai. * Ðiều kiện có thể so sánh được: Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. - Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: + Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế; + Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán; + Phải cùng một đơn vị tính; - Về mặt không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. 9
- Ví dụ: Nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của 2 doanh nghiệp (DN) A và B. DN A có lợi tức là 100 triệu đồng và DN B là 50 triệu đồng. Nếu nhìn vào kết quả đó mà chúng ta vội vàng kết luận rằng DN A đạt hiệu quả kinh doanh gấp 2 lần DN B thì chưa có cơ sở vững chắc, cho dù cùng thời gian kinh doanh như nhau. Nhưng, nếu đi sâu nghiên cứu và biết thêm quy mô về vốn hoạt động của DN A và DN B, giả sử vốn hoạt của DN A gấp 4 lần vốn hoạt động của DN B thì kết luận trên sẽ không đúng, mà ngược lại có thể DN B có hiệu quả hơn DN A chứ không phải DN A hiệu quả hơn DN B. * Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: + Số tuyệt đối: Là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế ở điều kiện thời gian và không gian nhất định. Ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại chỉ tiêu khác; + So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế. - So sánh mức biến động tuyệt đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: Là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. Công thức: Mức biến động Trị số chỉ Trị số Hệ số tuyệt đối có điều = tiêu kỳ - chỉ tiêu x điều chỉnh chỉnh phân tích kỳ gốc - So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: Là kết quả so sánh của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu phân tích có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung. 10
- Mức biến động tương Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích = đối có điều chỉnh Trị số chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh Ví dụ: Để minh họa ta sẽ phân tích chi phí tiền lương của lao động giữa thực hiện với kế hoạch đặt trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại một doanh nghiệp với số liệu thu thập như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Chi phí lương (triệu đồng) 100 110 2. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1.000 1.200 Từ bảng trên ta lập bảng tính toán số liệu như sau: So sánh Kế Thực Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tốc độ hoạch hiện (trđ) tăng/giảm (%) 1. Chi phí lương (trđ) 100 110 +10 +10 2. Doanh thu tiêu thụ (trđ) 1.000 1.200 +200 + 20 - So sánh mức biến động tuyệt đối: + So sánh số tuyệt đối về Tổng quỹ lương thực tế so với kế hoạch: 110 - 100 = 10 (triệu đồng) + So sánh số tuyệt đối về chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ giữa thực tế và kế hoạch ta có: 1.200 – 1.000 = 200 (triệu đồng) - So sánh theo số tương đối: 110 + Số tương đối hoàn thành kế hoạch quỹ lương: 100 110% 100 1200 + Số tương đối hoàn thành kế hoạch doanh thu là: 100 120% 1000 Có thể đưa ra nhận xét như sau: - Tổng quỹ lương tăng 10% so với kế hoạch, tương ứng mức tăng 10 triệu đồng; - Tổng doanh thu tiêu thụ tăng 20% so với kế hoạch, tương ứng mức tăng 200 triệu đồng. 11
- Nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí lương thực tế so với kế hoạch DN đã vượt chi 10% tương ứng 10 triệu đồng. Nếu xét chỉ tiêu tổng quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ trong năm cho ta thấy, tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương là 10% (120% - 110%). Để thấy rõ việc chi lương này có hợp lý hay không, ta phải tính mức biến động tương đối của chỉ tiêu chi phí lương giữa thực tế so với kế hoạch được điều với hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau: Mức biến động chi phí lương = 110 - (100 x 120%) = 110 - 120 = -10 (triệu đồng) Như vậy, kết quả mức độ biến động tương đối có điều chỉnh trên cho ta thấy, so với kế hoạch, thực tế số tiền đã tiết kiệm được trong chi trả lương là 10 triệu đồng. Trong điều kiện như mục tiêu kế hoạch đề ra, doanh thu thực hiện 1.200 triệu đồng thì tiền lương thực tế phải chi trả là 120 triệu đồng, nhưng thực tế DN chỉ trả 110 triệu đồng, do đó DN đã tiết kiệm được 10 triệu đồng quỹ lương. Qua đây mới cho ta thấy rõ được thực chất tình hình chi trả lương của DN. * Một số loại số tương đối thường dùng: Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp, cụ thể như sau: + Số tương đối kế hoạch: Bao gồm số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch; + Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu. Ví dụ: Có tài liệu phân tích về kết cấu lao động ở 1 doanh nghiệp như sau: Kế hoạch Thực tế Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (người) (%) (người) (%) Tổng số lao động 1.000 100 1.200 100 Trong đó: - Công nhân sản xuất 900 90 1.020 85 - Nhân viên quản lý 100 10 180 15 Như vậy, cùng với sự biến động của tổng số lao động thì kết cấu lao động cũng thay đổi, tỷ trọng công nhân sản xuất giảm từ 90% xuống còn 85%, tỷ trọng nhân viên quản lý tăng từ 10 lên 15%. Xu hướng thay đổi này không tạo điều kiện tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp. 12
- + Số tương đối động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau. Ví dụ: Có tài liệu về doanh thu qua các năm ở 1 doanh nghiệp như sau: Năm N-4 N-3 N-2 N-1 N Chỉ tiêu Doanh thu (triệu đồng) 1.000 1.200 1.380 1.518 1.593,9 Số tương đối động thái kỳ 120 138 151,8 159,39 gốc cố định (%) Số tương đối động thái kỳ 120 115 110 105 gốc liên hoàn (%) Như vậy doanh thu qua các năm của DN đều tăng so với năm N - 4, điều này cho thấy quy mô của DN có mở rộng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của DN có xu hướng chậm dần qua các năm. + So sánh bằng số bình quân: Số bình quân biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng một tính chất. 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phần cấu thành. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh danh. Trong phân tích kết quả sản xuất nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng (hay giá trị dịch vụ trong xây lắp, trong vận tải, du lịch…) thường được chi tiết theo các bộ phận có ý nghĩa kinh tế khác nhau. Chẳng hạn, giá trị sản lượng công 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - ThS. Trần Văn Tùng
100 p | 1520 | 472
-
Tóm tắt bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Lê Văn Hòa
107 p | 292 | 113
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - GV. Trần Thị Hương
32 p | 331 | 63
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 4 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
30 p | 257 | 59
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 1 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
110 p | 301 | 57
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 1
29 p | 237 | 55
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 2 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
36 p | 242 | 41
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 7 - GS.TS. Bùi Xuân Phong
18 p | 196 | 23
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Trần Thị Trương Nhung
109 p | 99 | 19
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 6: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
29 p | 21 | 5
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích tình hình cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa
21 p | 26 | 4
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh
40 p | 23 | 4
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 0: Mở đầu
8 p | 24 | 3
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về phân tích kinh tế doanh nghiệp
30 p | 20 | 3
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 4: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ
47 p | 11 | 3
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 5: Phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
23 p | 17 | 3
-
Bài giảng Chiến lược kinh doanh trong thương mại điện tử: Chương 3 - Nguyễn Hùng Cường
76 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn