intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán: Bài 3 - Quách Mạnh Hào

Chia sẻ: Lương Hùng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

137
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán - Bài 3: Chiến lược Trading, trình bày các nội dung: xác định xu hướng, kết luận xu hướng và theo đuổi, xác định đỉnh và đáy, xác định khoảng lặp lại, xác định đường xu hướng, hãy theo đường trung bình, xác định điểm đảo chiều, xác định dấu hiệu cảnh báo, các dấu hiệu xác nhận. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Tài chính - ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán: Bài 3 - Quách Mạnh Hào

  1. Quách Mạnh Hào
  2. Vài điểm lưu ý Các chiến lược trading hầu hết dựa trên kinh nghiệm. Có rất nhiều chiến lược trading khác nhau, và không có chiến lược nào luôn đúng. Chỉ có chiến lược dễ vận dụng Chiến lược sau đây là của Murphy – một chuyên gia về phân tích kỹ thuật khá nổi. Tôi cũng theo những nguyên tắc này – tất nhiên chẳng bao giờ vận dụng hết tất cả mọi nguyên tắc.
  3. 1. Xác định xu hướng Hãy nghiên cứu thị trường dài hạn hơn, bắt đầu với 1 tuần, 1 tháng. Dựa vào đường MA (thay đổi ngày) để xác định xu hướng Dựa vào đường xu hướng và/hoặc các mô hình xu hướng để xác định xu hướng.
  4. 2. Kết luận xu hướng và theo đuổi Hãy xác định xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lựa chọn một trong 3 chiến lược (xu hướng) và chọn chart tương ứng với nó. Trading trung hạn nên dùng MA 5, 10 ngày; ngắn hạn nên dùng giá hàng ngày và MA 5 ngày. Hãy mua những cổ phiếu đang xuống giá nếu xu hướng của nó là lên. Hãy bán những cổ phiếu đang lên giá nếu xu hướng của nó là xuống.
  5. 3. Xác định Đỉnh và Đáy Xác định đường support và resistance Mua khi giá gần với support. Điểm support thường là gần với đáy gần nhất trước đó. Bán khi giá gần với resistance. Điểm resistance thường là khi gần với đỉnh gần nhất trước đó. Chú ý rằng khi điểm support và resistance bị phá vỡ thì vài trò của chúng có thể đổi cho nhau.
  6. 4. Xác định khoảng lặp lại Thị trường lên hay xuống cũng đều có tính lặp lại xu hướng gần nhất trước đó. Chúng ta có thể xác định xu hướng điều chỉnh hiện tại bằng tỷ lệ phần trăm đơn giản. Mức 50% so với mức tăng của xu hướng trước đó là tham chiếu. Mức cao nhất có thể là 66.67% và thấp nhất có thể là 33.33%. Nếu sự điều chỉnh của thị trường là đi lên, thì mức cân nhắc mua vào nên nằm trong khoảng 33.33% mức tăng giá trước đó.
  7. 5. Xác định đường xu hướng Đây là công cụ đơn giản nhưng hữu ích Đướng xu hướng lên nối các điểm đáy Đường xu hướng xuống nối các điểm đỉnh Đường xu hướng nếu có càng nhiều điểm đáy hoặc đỉnh sẽ càng được coi là đáng tin cậy hơn.
  8. 6. Hãy theo đường trung bình Các đường MA khi kết hợp lại tạo ra dấu hiệu mua bán rất tốt. Thường dùng các cập sau đây: 4-9; 9-18; 5-20. Dấu hiệu mua bán thường là khi hai đường cắt nhau.
  9. 7. Xác định điểm đảo chiều Hãy dùng các chỉ số oscillators để xác định overbought và oversold. Khi các đường MA báo hiệu xu hướng thị trường thay đổi, các chỉ số oscillators dùng để cảnh báo rằng thị trường đã tăng hay giảm quá nhiều và “sớm” đảo chiều. Hai chỉ số quan trọng là RSI và Stochastics.
  10. 8. Xác định dấu hiệu cảnh báo Hãy dùng đường MACD Dấu hiệu mua là khi đường MACD (còn gọi là đường nhanh) vượt quá đường EXP (9) (còn gọi là đường chậm hơn – exp) và cả hai đường đều âm. Dấu hiệu bán là khi đường MACD cắt đường EXP(9) đi xuống và cả hai đều dương.
  11. 9. Xu hướng hay không phải Hãy dùng đường ADX để xác định. Đường ADX tăng hàm ý xu hướng tăng là rõ rệt. Đường ADX giảm hàm ý giai đoạn dao động. Đường ADX tăng thường hỗ trợ đường MA, hàm ý dùng MA sẽ tốt hơn. Đường ADX giảm thường hỗ trợ các chỉ số oscillators, hàm ý dùng chỉ số oscillators sẽ tốt hơn.
  12. 10. Các dấu hiệu xác nhận Khối lượng giao dịch và số lượng dư mua hoặc bán. Khối lượng cao khi thị trường lên giá. Khối lượng giảm khi thị trường xuống giá. Về cơ bản, khi giá lên và khi khối lượng không còn tăng, thì đó là dấu hiệu giá giảm. Tốt nhất nên theo dõi cùng với khối lượng dư mua và dư bán.
  13. Ví dụ tổng quát Phân tích MA là Xu hướng quan trọng Xu hướng giảm dài hạn lên dài hạn
  14. Ví dụ tổng quát Chúng ta xácthế và Vậy làm định cùng theo xu hướng nào để tận tăng dài hạn này dụng
  15. Ví dụ tổng quát Đây là điểm mua và giá xuống khi xu hướng là tăng dài hạn Vậy cao đến mức nào thì Xu hướng dài hạn bán? bắt đầu từ đây
  16. Ví dụ tổng quát Nhiều khả năng đây là điểm bán Liệu đường trendline này giữ? Hay đường resistance cái Thử nhìn này?xem này
  17. Ví dụ tổng quát Nếu coi đây là thời kỳ tăng giá trước đó với tăng trưởng 52.2% Cũng cần lưu ý là mua tốt nhất Thìkhi giá chưa sẽ tăng thời kỳ này lớn hơn khoảng 50% của 52.2% 900(1+33%*52.2%) = 1055. =26.1%, tức là dựgiá tối đa có Và cũng lưu ý là báo vào thể tăng 900(1+26.1%) = = khoảng tới 67% của 52.2% 1134 điểm. 1214.8 điểm.
  18. Kết luận Ví dụ vừa rồi mới chỉ ra những điểm cân nhắc cơ bản. Chúng ta cần phải sử dụng các chỉ số để xác nhận dự báo. Việc sử dụng chỉ số để tìm ra các điểm đảo chiều trong một xu hướng dài hạn sẽ hàm ý các dấu hiệu mua – bán ngắn hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0