Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - ĐH Lạc Hồng
lượt xem 8
download
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - Lý luận chung về Nhà nước có nội dung trình bày nguồn gốc Nhà nước; khái niệm, bản chất, các đặc trưng của Nhà nước; hình thức Nhà nước; kiểu Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - ĐH Lạc Hồng
- PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 02 tín chỉ (30 tiết giảng, 15 tiết tự nghiên cứu)
- MỤC TIÊU HỌC Mục tiêu chung: Cung cấp cho sinh viên cơ sở lý luận về quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật. Các nội dung cơ bản liên quan đến nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện hành. Mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra): Sinh viên học xong môn học này nắm được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật. Lý giải được nguồn gốc ra đời, bản chất của nhà nước và pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mac. Hiểu được nội dung một số khái niệm quan trọng của pháp luật như: quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật, kiến thức về phòng chống tham nhũng …
- Nội dung môn học Tiết giảng Tự nghiên STT Tên Chương cứ u Tổng số tiết Chương 1 Lý luận chung về nhà nước 04 02 06 Chương 2 Nhà nước CHXHCN Việt 04 02 06 Chương 3 Lý luận chung về pháp luật 04 02 06 Chương 4 Hệ thống pháp luật 04 0 04 Chương 5 Quan hệ pháp luật 04 0 04 Chương 6 Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý 03 02 05 Chương 7 Pháp luật về phòng, chống tham nhũng 05 04 09 Chương 8 Thực hiện pháp luật 02 03 05 TỔNG CỘNG 30 15 45
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý Luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, 2008. Giáo trình Lý Luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, 1997 Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, NXB Chính Trị Quốc gia, 2004. Tập bài giảng Pháp luật đại cương của tập thể Giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng.
- Bài 1. Lý luận chung về Nhà nước
- 1. Nguồn gốc Nhà nước 1.1 Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc của Nhà nước 1.1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước (1) Thuyết thần học : (gồm Masiten, Koct Phlore…): cho rằng Nhà nước là hiện thân quyền lực và ý chí của Chúa trời.Nhà nước là sự sáng tạo của Đấng tối cao (thượng đế) để duy trì và bảo vệ chung của XH, do vậy nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cữu và bất biến (2) Thuyết gia trưởng: (Aristote, Philmer, Mikhailốp, Merđoc…): quan niệm Nhà nước cũng như một gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về thực chất cũng như quyền lực của người đứng đầu gia đình.
- 1.1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của (3) Thuyết khế ước xã hội (dựa trên thuyết pháp luật tự nhiên) Sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một sự thỏa thuận “Khế ước” giữa những con người sống chung trong trạng thái tự nhiên của XH (vốn có các quyền được sống, tự do, bình đẳng, sở hữu tài sản… là các quyền tự nhiên, thiêng liêng, bất khả xâm phạm) với tổ chức được giao quyền lực công gọi là nhà nước để thay mặt họ quản lý XH. Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, vì lợi ích chung của nhân dân Trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước mất hiệu lực và nhân dân lật đổ và ký một khế ước mới, một nhà nước mới ra đời. (4) Thuyết bạo lực: Cho rằng Nhà nước ra đời từ việc sử dụng bạo lực giữa các thị tộc trong các cuộc chiến tranh giành, nô dịch lẫn nhau. Bên thắng sẽ lập ra bộ máy đặc biệt gọi là nhà nước để nô dịch, cai trị bên thất bại.
- 1.1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của (5) Thuyết tâm lý: Nhà nước ra đời là do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ…vì vậy nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội, dẫn dắt mọi người theo ý muốn của đấng tối cao. Hạn chế các học thuyết trên: Giải thích nguồn gốc ra đời của nhà nước dựa vào ý chí chủ quan của con người (trên cơ sở duy tâm) không theo sự kiện khách quan. Phụ thuộc vào ý chí không gắn với hiện tượng cơ sở vật chất, không gắn điều kiện kinh tế - xã hội Giải thích vô hình chung khẳng định nhà nước là hiện tượng bất biến gắn liền với XH.
- 1.1.2 Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc của nhà nước Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước” của – Ăng ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lê nin. Theo quan điểm của Mác - Lênin Nhà nước xuất hiện mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước luôn vận động và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức phân chia xã hội thành các gia cấp đối kháng (không thể tự điều hòa được). Theo Lênin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu và chừng nào mà, về mặt khách quan, những giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện”
- Công xã nguyên thủy Cách ngày nay khoảng 40.000 năm
- 1.2 Quá trình hình thành Nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin 1.2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội Thị tộc Cấu trúc XH: Huyết thống Quyền lực: Quyền lực Xã hội Tù trưởng Thị tộc…. Hội đồng Thủ lĩnh BÀO TỘC BÀO TỘC thị Quân sự tộc BỘ LẠC
- 1.2.1 Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội (tt) Nhận xét: Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác Tổ chức xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp Tổ chức quyền lực: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
- 1.2.2 Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước •3 lần phân công lao động xã hội Lần thứ nhất Lần thứ hai Lần thứ ba Chăn nuôi tách Thủ công nghiệp Thương nghiệp trồng trọt tách ra khỏi nông ra đời nghiệp Tư hữu(MN) Tư hữu hoàn toàn Giàu>
- Những nguyên nhân Nguyên nhân kinh tế: sự ra đời của chế độ tư hữu (1) Phát sinh khả năng chiếm đoạt của cải Phân công lao động khiến các ngành kinh tế phát triển Tù binh được giữ lại để tăng cường sức lao động Sản phẩm làm ra càng nhiều… Người chiếm đoạt của cải dư thừa Cách thức chiếm đoạt phân hoá tài sản không công bằng (2) Một số gia đình nhỏ, cá nhân làm giàu bằng chính sức lao động của mình
- Nguyên nhân xã hội: sự phân chia xã hội thành giai cấp Người giàu có: giai cấp thống trị Người nghèo khổ, tù binh: giai cấp bị trị Hệ quả: (1) Những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc bị phá vỡ (2) Xuất hiện nhu cầu đòi hỏi tổ chức điều hành và quản lý xã hội Kết luận: (1) Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ CSNT (2) Nhà nước xuất hiện do 2 nguyên nhân, trong đó nguyên nhân kinh tế là quan trọng nhất
- 2. Khái niệm,bản chất, các đặc trưng của nhà nước 2.1Khái niệm nhà nước Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội”..
- 2.2 Bản chất của nhà nước (quan niệm cũ) (1) Nhà nước đó là của ai? (2) Nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo (3) Nhà nước đó phục vụ trước hết cho lợi ích của giai cấp nào? Bản chất nhà nước đồng nhất với tính giai cấp: “nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp.”. ( Nhà nước nguyên nghĩa) (quan niệm đổi mới) : Bản chất nhà nước gồm 2 mặt: tính giai cấp và tính xã hội => nhà nước “nửa nhà nước” như Nhà nước XHCN
- 2.2 Bản chất của nhà nước 2.1.1 Tính giai cấp Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống thị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Về kinh tế Duy trì quan hệ bóc lột Bảo vệ quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất Về chính trị (là những hoạt động của gia cấp nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước) Đàn áp sự phản kháng Tổ chức thực hiện quyền lực chính trị Buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Về tư tưởng: xây dựng hệ tư tưởng thống trị
- 2.1.2 Tính xã hội Vì Nhà nước kế thừa vai trò xã hội trong chế độ CXNT Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Nhà nước không thể tiêu diệt giai cấp bị trị mà còn bảo vệ ở những mức độ nhất định các quyền và lợi ích của giai cấp bị trị và các giai tầng khác trong xã hội. Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển. Trong thời đại ngày nay, các nhà nước ngày một quan tâm nhiều hơn đến các công việc mang tính xã hội: xây dựng công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, bảo vệ môi trường, phòng chống các dịch bệnh, thiên tai…Thể hiện một cách rõ ràng nhất là Nhà nước nỗ lực hết mình để chăm lo và bảo vệ các lợi ích cho các công dân của mình
- Nhà nước luôn thể hiện bản chất dưới hai góc độ: tính giai cấp và tính xã hội. Mức độ thể hiện hai thuộc tính này là khác nhau trong các kiểu nhà nước, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Tính xã hội càng phát triển thì tính giai cấp càng thu hẹp và ngược lại, khi tính xã hội phát triển đến mức độ tuyệt đối thì tính giai cấp sẽ không còn nữa và nhà nước sẽ tiêu vong. Lưu ý: (1) Không nhấn mạnh một chiều bản chất giai cấp của nhà nước (2) Một nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích giai cấp thống trị (3) Nhà nước là tổ chức quyền lực công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
21 p | 22 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 21 | 8
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 8 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
19 p | 22 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
14 p | 15 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 16 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 14 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 7 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Chương giới thiệu – ThS. Ngô Minh Tín
11 p | 9 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
16 p | 11 | 2
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 2 – ThS. Ngô Minh Tín
19 p | 1 | 1
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 8 – ThS. Ngô Minh Tín
42 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6 (tt) – ThS. Ngô Minh Tín
30 p | 1 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6A – ThS. Ngô Minh Tín
56 p | 2 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 5 – ThS. Ngô Minh Tín
47 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 4 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 3 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 4 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 1 – ThS. Ngô Minh Tín
45 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 9 – ThS. Ngô Minh Tín
38 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn